Ngày 19/8 là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày 19/8?

Ngày 19/8 là ngày gì? Nguồn gốc của ngày 19/8? Ý nghĩa của ngày 19/8?

Ngày 19/8 hằng năm không chỉ là ngày đại thắng cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 mà còn là ngày kỉ niệm truyền thống lực lượng công an nhân dân Việt Nam, đây là một cột mốc đáng nhớ của dân tộc chúng ta. Để hiểu thêm về Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày 19/8 được ra đời từ hoàn cảnh lịch sử nào? Hãy theo dõi ngay dưới đây nhé.

Bạn Cần Biết

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Ngày 19/8 là ngày gì?

Lực lượng công an nhân dân là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh và trật tự cũng như bảo vệ toor quốc, ngày 19/8 là ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam. Cụ thể, vào ngày 12/12/2005, chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Lệnh số 30/2005/L-CTN công bố Luật Công an nhân dân, trong đó quy định: “Ngày 19 tháng 8 hàng năm là Ngày truyền thống của Công an nhân dân và là ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

Vì thế nên sự ra đời và thành lập của lực lượng này cũng rất có ý nghĩa và chúng ta nên ghi nhớ, nói về sự ra đời thì vào ngày 19/8 hơn 75 năm trước (năm 1945) là cột mốc lịch sử đáng nhớ của dân tộc ta, mở ra một thời kỳ mới của đất nước. Cách mạng tháng 8 nổ ra, toàn thể nhân dân tiến về Quảng trường Nhà hát Lớn mít tinh, biểu tình và cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi ở Hà Nội. Năm 2021, ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (tức ngày 19/8 dương lịch) sẽ rơi vào thứ Năm (ngày 12/07 âm lịch).

Có thể thể thấy, dù trong quá khứ hay tương lai, ngày 19/8 đều mang một ý nghĩa trang trọng và thiêng liêng đối với những người làm trong ngành Công an nói riêng và toàn bộ người dân Việt Nam trên khắp mọi miền Tổ quốc nói chung.

2.  Nguồn gốc  của ngày 19/8:

Nói đến lịch sử của ngày 19/8 ta phải kể về năm 1945 với trang sử hào hùng của quân dân Việt Nam ta trong cuộc Cách mạng tháng 8 giành thắng lợi, mở đầu cho Ngày Quốc khánh trọng đại của nước Việt Nam.

Năm 1958, quân Pháp tấn công Đà Nẵng, tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, biến nước ta thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Thời bấy giờ nhân dân ta khốn cùng, nhiều cuộc đấu tranh, phong trào khởi nghĩa liên tiếp nổ ra để đòi lại nền độc lập dân tộc.

Vào tháng 8 năm 1945, thời cơ của dân tộc ta đến khi cuộc chiến tranh thế giới đi đến hồi kết. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, quân dân ta đồng lòng nghe theo chỉ thị để chờ ngày tiến công. Cụ thể, từ ngày 13/8 – 17/8, các cơ quan đầu não của Đảng liên tiếp họp và phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.

Một sự kiện đáng nhớ đó là ngày 19 tháng 8 năm 1945, lúc này nhân dân đồng loạt kéo về Nhà hát lớn Hà Nội để thực hiện cuộc mít tinh lớn chưa từng có trong lịch sử với sự bảo vệ của Thanh niên tự vệ. Cuối ngày, quân dân ta đã nhanh chóng làm chủ khu vực này. Thắng lợi ở Hà Nội đã trở thành sức mạnh kéo theo sự bùng nổ và tiếp thêm sức mạnh cho các cuộc giải phóng ở những tỉnh thành khác.

Vào thời điểm đó, lực lượng vũ trang ở Bắc Bộ gọi là Sở Liêm phóng, ở Trung Bộ gọi là Sở trinh sát, ở Nam Bộ gọi là Quốc gia tự vệ cuộc, dù vẫn chưa có tên gọi chung nhưng đều có nhiệm vụ có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự. Đó cũng là các tổ chức tiền thân của Công an nhân dân Việt Nam. Chính vì thế, ngày 19/8 đã trở thành Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam.

Với sự ra đời của lực lượng này thì không những đóng vai trò bảo vệ an ninh chung mà ccông an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Cụ thể hơn thì gắn liền với trách nhiệm cao cả của công an nhân dân thì công an nhân dân Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an. Khẩu hiệu của lực lượng từ những ngày đầu thành lập là “Bảo vệ An ninh Tổ quốc”.

Nguồn gốc của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam được xem là bắt đầu từ các đội Tự vệ Đỏ trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), các Đội Danh dự trừ gian, Hộ lương diệt ác… do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập với mục đích bảo vệ tổ chức. Những năm 1930 – 1945, để chống các hoạt động phá hoại và do thám của thực dân Pháp và chính quyền tay sai, bảo vệ cách mạng, Đảng Cộng sản Đông Dương đã thành lập các đội: Tự vệ đỏ, Tự vệ công nông, Danh dự trừ gian, Danh dự Việt Minh. Đó là những tổ chức tiền thân của công an nhân dân và quân đội nhân dân sau này.

Sau cuộc Cách mạng tháng Tám (nổ ra ngày 19/8/1945), chính quyền lâm thời của Việt Minh đã có chỉ thị thành lập một lực lượng vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự. Tuy nhiên, lực lượng này chưa có tên gọi chung mà mang nhiều tên gọi khác nhau, như Sở Liêm phóng (ở Bắc Bộ), Sở trinh sát (ở Trung Bộ), Quốc gia tự vệ cuộc (ở Nam Bộ).

Đến ngày 21 tháng 2 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 23/SL hợp nhất các lực lượng này thành một lực lượng công an nhân dân ở cả ba miền được thống nhất một tên gọi thống nhất là Công an có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; và thành lập Việt Nam Công an Vụ để quản lý lực lượng công an nhân dân do một Giám đốc đứng đầu, mà người đầu tiên là Lê Giản.

Vào thời điểm đó, lực lượng vũ trang ở Bắc Bộ gọi là Sở Liêm phóng, ở Trung Bộ gọi là Sở trinh sát, ở Nam Bộ gọi là Quốc gia tự vệ cuộc, dù vẫn chưa có tên gọi chung nhưng đều có nhiệm vụ có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự. Đó cũng là các tổ chức tiền thân của Công an nhân dân Việt Nam.

Trong thời kỳ đầu, cơ quan quản lý ngành Công an là Nha Công an vụ, trực thuộc Bộ Nội vụ. Đến ngày 16 tháng 2 năm 1953, thành lập thành Thứ bộ Công an, trực thuộc Bộ Nội vụ, đứng đầu là một Thứ trưởng. Đến năm 1955, thì tách hẳn thành Bộ Công an. Năm 1959, sáp nhập các lực lượng biên phòng thành lực lượng Công an vũ trang (nay là lực lượng Biên phòng) trực thuộc quyền quản lý của Bộ Công an (về sau lại chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng). Cũng từ năm này, lực lượng Công an được tổ chức vũ trang và bán vũ trang theo biên chế, có phù hiệu và cấp hàm tương tự như quân đội.

3. Ý nghĩa của ngày 19/8:

Như chúng ta đã biết thì sự ra đời của lực lượng công an nhân dân vào ngày 19/8 đánh dấu sự thành công của cách mạng Việt Nam, đưa đất nước thoát khỏi sự áp bức bóc lột gần 100 năm của thực dân Pháp, xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đây còn là ngày tôn vinh sự hy sinh, cống hiến của lực lượng công an nhân dân luôn đóng vai trò nòng cốt trong các cuộc chiến. Họ vừa là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc vừa có nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của đất nước.

Như vậy thông qua ngày 19/8 để chúng ta có thể hằng năm gọi nhớ đến sự thành công của cuộc Cách mạng tháng 8 cùng sự hi sinh của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam, mỗi năm cứ đến ngày 19/8, mỗi người con Việt Nam, các con cháu thế hệ sau đều đồng lòng hướng về lực lượng Công an Nhân dân và bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với các vị anh hùng đã không tiếc xương máu để mang lại nền độc lập cho nước nhà như hiện nay.

Cách mạng tháng Tám thành công ngày 19/8/1945 đã chính thức đập tan xiềng xích nô lệ của Pháp trong gần một thế kỷ tại Việt Nam. Chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế gần một nghìn năm tại Việt Nam và lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 19/8 đánh dấu sự thành công của cách mạng Việt Nam, đưa đất nước thoát khỏi sự áp bức bóc lột gần một trăm năm của Pháp, xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày nhớ và tôn vinh sự hy sinh, cống hiến của lực lượng công an nhân dân luôn đóng vai trò nòng cốt trong các cuộc chiến. Họ vừa là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc vừa có nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của đất nước.

Nói chung về ý nghĩa của ngày 19/8 đây là dấu ấn lịch sử đáng nhớ của dân tôc ta và qua đó gợi nhớ đến sự thành công của Cách mạng Tháng 8 cùng sự hi sinh của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam. Do vậy, mỗi năm cứ đến ngày 19/8, mỗi người con Việt Nam đều đồng lòng hướng về lực lượng Công an Nhân dân và bày tỏ lòng biết ơn của mình.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )