Nấc thang trong doanh nghiệp là gì? Phân tích ưu và nhược điểm

Tìm hiểu về nấc thang trong doanh nghiệp? Ưu điểm và nhược điểm của nấc thang trong doanh nghiệp? Tìm hiểu về thứ bậc trong doanh nghiệp?

Vị trí việc làm của mỗi người có vai trò quan trọng bởi vì trong thực tiễn nó chính là một căn cứ để đưa ra mức lương, nâng ngạch, điều động công chức và dùng để tuyển dụng nhân sự. Không chỉ có vậy, vị trí công việc còn dùng là cơ sở quan trọng được sử dụng nhằm mục đích để xác định về số lượng lao động cần thiết và tiến hành cơ cấu viên chức. Điều này là để nhằm thực hiện tốt nhất việc sử dụng, quản lý và tuyển dụng nhân sự đối với các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay. Nấc thang trong doanh nghiệp là một cách nhìn về hệ thống thứ bậc của các vị trí công việc trong công ty và cụm từ này cũng có những ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp. Chắc hẳn vẫn còn nhiều người chưa biết đến thuật ngữ này.

1. Tìm hiểu về nấc thang trong doanh nghiệp: 

Khái niệm nấc thang trong doanh nghiệp:

Nấc thang trong doanh nghiệp được hiểu là một cách nhìn về hệ thống thứ bậc của các vị trí công việc trong công ty, coi sự thăng tiến nghề nghiệp giống như việc leo lên nấc thang cao hơn. Các vị trí cấp thấp ở bậc dưới cùng và cấp điều hành, quản lí nằm ở vị trí ở trên cùng.

Vị trí công việc hay vị trí việc làm chính là những công việc, nhiệm vụ gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu trong các công ty, doanh nghiệp hiện nay. Thông qua vị trí công việc có thể biết được chính xác bạn làm trong phòng ban nào, làm trong lĩnh vực nào và có nhiệm vụ chính cần thực hiện ra sao. Xác định vị trí việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, chính là cơ sở quan trọng nhằm mục đích để cơ quan đơn vị có thể thực hiện sắp xếp các bộ phận trong một cơ quan tổ chức một cách dễ dàng hơn.

Vị trí của nhân viên trên nấc thang công ty càng cao thì sẽ càng khó thăng tiến. Một tổ chức thông thường có nhiều vị trí thấp hơn là vị trí quản lí hoặc điều hành.

Trên thực tế, một vị trí việc làm thì sẽ có thể có nhiều công việc khác nhau, chính bởi vì thế hiện nay sẽ có nhiều vị trí việc làm khác nhau ở các cơ quan. Bởi vì gắn với các yếu tố công việc, nên sẽ có rất nhiều những vị trí việc làm khác nhau. Chúng ta có thể lấy ví dụ cụ thể hơn vầ vấn đề này. Bên cạnh đó, trong các cơ quan, tổ chức Nhà nước mang tính cấp bậc giữa các cơ quan từ cấp trung ương đến địa phương, cho nên vị trí việc làm ở đây cũng chính là vị trí theo cấp bậc giữa những cơ quan này. Chính bởi vì nguyên nhân đó, có cùng một vị trí lãnh đạo và quản lý, có cùng một loại công việc nào đó nhưng lại có những cấp bậc khác nhau thì cũng sẽ khác nhau về vị trí việc làm.

Việc xác định vị trí việc làm trong giai đoạn hiện nay được coi là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bản chất của hoạt động xác định vị trí việc làm cũng chính là xem trong một cơ quan, tổ chức có bao nhiêu vị trí việc làm và cần bao nhiêu người làm việc cho mỗi vị trí này để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vị trí việc làm được thể hiện dưới hình thức bản mô tả công việc và khung năng lực để có thể thực hiện công việc đó. Mỗi chủ thể khi hoàn thành tốt công việc của mình thì sẽ có thể được thăng tiến nghề nghiệp giống như việc leo lên nấc thang cao hơn.

Nấc thang trong doanh nghiệp trong tiếng Anh là gì?

Nấc thang trong doanh nghiệp trong tiếng Anh là Corporate Ladder.

2. Ưu điểm và nhược điểm của nấc thang trong doanh nghiệp:

Một số ưu điểm và nhược điểm của nấc thang trong doanh nghiệp:

Việc thăng tiến trong hệ thống thứ bậc của một công ty có thể theo nhiều con đường khác nhau, tùy thuộc vào cấu trúc của từng loại hình công ty cụ thể. Một số công ty chỉ có một con đường hẹp để các chủ thể có thể thăng tiến, việc này cũng đã khiến cho các nhân viên cấp dưới rất khó để thăng cấp.

Điều này cũng có thể góp phần tạo ra xung đột giữa các cá nhân trong một văn phòng, khi mỗi nhân viên đều tìm cách thăng tiến.

Ví dụ cụ thể như nếu không có cơ hội cho quản lí cấp trung để vươn lên vị trí cao hơn, thì họ có thể thấy miễn cưỡng trong việc hỗ trợ người lao động để giúp họ thăng tiến.

Việc các chủ thể tiến lên cao hơn trong một công ty có thể trở nên khả thi hơn bằng cách chuyển sang bộ phận hoặc phòng ban khác có nhiều cơ hội hơn để đảm nhận nhiệm vụ và trách nhiệm lãnh đạo.

Tốc độ mà một người được thăng chức có thể được người khác sử dụng để đánh giá tài năng và khả năng của họ. Trong cách nhìn như vậy, tốc độ một người được cất nhắc được coi là thước đo cho nỗ lực mà anh ta được dự kiến sẽ phải cống hiến cho vị trí tiếp theo.

Vai trò của một người tại công ty có thể hạn chế hoặc gia tăng tiềm năng để lên cao hơn trên nấc thang doanh nghiên. Ví dụ, một công nhân chủ yếu đảm nhận các nhiệm vụ hành chính và văn thư có thể không có cơ hội đảm nhận loại công việc có thể được cân nhắc cho vị trí quản lí điều hành. Hơn nữa, các công ty có thể được cấu trúc theo cách mà chỉ những vị trí nhất định mới có khả năng thăng tiến.

Lưu ý về nấc thang trong doanh nghiệp:

Văn hóa doanh nghiệp có thể đóng một ảnh hưởng đáng kể đối với những người leo lên vị trí cao trong nấc thang doanh nghiệp và tiêu chí nào được sử dụng để đưa ra các chương trình thăng chức. Ví dụ cụ thể như một số công ty có nhiều khả năng thúc đẩy các công nhân bắt đầu kinh doanh và các công ty đó đã cam kết gắn bó lâu đài với công ty.

Trong khi đó, một số công ty có thể tìm đến những người đã chứng minh được năng lực bản thân tại các công ty khác và có thể cung cấp cho họ các vị trí và mức lương cao hơn so với việc làm hiện tại của các chủ thể đó.

3. Tìm hiểu về thứ bậc trong doanh nghiệp:

Khái niệm tứ bậc trong doanh nghiệp:

Thuật ngữ thứ bậc trong doanh nghiệp đề cập đến sự sắp xếp và tổ chức của các cá nhân trong một doanh nghiệp theo quyền lực, địa vị và chức năng công việc.

Thứ bậc trong doanh nghiệp phân định thẩm quyền và trách nhiệm, chỉ định lãnh đạo đối với nhân viên, phòng ban, bộ phận và các giám đốc điều hành khác tùy thuộc vào vị trí của họ trong các tầng lớp.

Thứ bậc trong doanh nghiệp phác thảo vị trí những người có quyền đưa ra quyết định. Nó cũng xác định ai phải tuân thủ các mệnh lệnh đó và ai có thể thay thế hoặc thay đổi kế hoạch của cấp dưới.

Các doanh nghiệp và tập đoàn được tổ chức theo cấu trúc thứ bậc để từ đó ban lãnh đạo có thể điều hành và quản lí công ty. Nếu các doanh nghiệp nhỏ hoặc chỉ mới bắt đầu, cơ cấu tổ chức có thể đơn giản. Nhưng khi các công ty này đã phát triển mạnh mẽ và trở nên lớn hơn, cấu trúc của nó trở nên phức tạp hơn.

Thứ bậc trong doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thăng tiến của nhân viên cũng như văn hóa doanh nghiệp. Đa số các hệ thống thứ bậc trong công ty giống như một kim tự tháp, nơi người quyền lực nhất đứng đầu còn cấp dưới ngồi bên dưới.

Những người có ít quyền lực nhất thông thường sẽ là nhân viên. Đây cũng được xem là những người ở dưới đáy của kim tự tháp. Tuy nhiên, một số công ty có thể có hệ thống thứ bậc theo chiều ngang, với quyền lực và trách nhiệm được trải đều hơn trên toàn công ty.

Đa số các tập đoàn và doanh nghiệp có hệ thống thứ bậc. Chúng cũng có thể là một phần của bất kì tổ chức nào bao gồm cả chính phủ và các tôn giáo có tổ chức.

Thứ bậc trong doanh nghiệp trong tiếng Anh là gì?

Thứ bậc trong doanh nghiệp trong tiếng Anh là Corporate Hierarchy.

Ảnh hưởng của thứ bậc trong doanh nghiệp tới môi trường làm việc:

Cấu trúc của hệ thống thứ bậc trong doanh nghiệp thường phát triển song song với sự trưởng thành của một tổ chức. Ban lãnh đạo điều hành gồm những người sáng lập có thể có một cấu trúc lỏng lẻo khi một công ty mới bắt đầu.

Về lâu dần khi các chủ thể là nhiều nhà quản lí, nhân viên và nhà đầu tư trở thành một phần của công ty, các tầng lớp mới bắt buộc được bổ sung vào để nhằm mục đích giúp cho quy trình vận hành của tổ chức và nhiệm vụ của mỗi thành viên được rõ ràng và rành mạch.

Có những công ty tuyên bố có một hệ thống thứ bậc trong doanh nghiệp phi truyền thống, thường là một phương tiện để chia sẻ trách nhiệm cho tất cả các nhân viên và lãnh đạo. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến các yếu tố của văn hóa doanh nghiệp, chẳng hạn như cách bố trí văn phòng công ty.

Trong nhiều tổ chức, vị trí của một người càng cao trong hệ thống thứ bậc thì ảnh hưởng đến kích thước, vị trí và tính thẩm mĩ của không gian làm việc càng lớn. Ví dụ như không gian văn phòng cao cấp thường được dành cho giám đốc điều hành.

Các đặc quyền như phòng riêng hoặc nếu khả năng của công ty cho phép thì máy bay riêng và đưa đón xe cộ là dành riêng cho các thành viên lãnh đạo cấp trên.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )