Chơi lô đề là một hình thức của đánh bạc. Theo đó, đây được xác định là hành vi vi phạm pháp luật cần được kịp thời phát hiện và nghiêm khắc xử lý. Vậy mức phạt đối với người đánh lô đề hiện nay được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đánh lô đề được hiểu như thế nào?
Đánh lô hay đánh đề hay được gọi tắt là chơi lô đề được hiểu là một trò chơi cờ bạc bằng cách ghi số và kết quả sẽ dựa theo kết quả của xổ số kiến thiết miền Bắc hằng ngày. Trong đó đoán 2 hoặc 3 số cuối của giải đặc biệt của xổ số kiến thiết miền Bắc thì gọi là đoán Đề; đoán 2 hoặc 3 số cuối của tất cả các giải gọi là đoán Lô.
Người tham gia phải tuân thủ các luật lô đề và hưởng tiền thưởng nếu trúng theo bảng ăn lô dề được đưa ra ban đầu. Khi trúng giải lô, đề thì mỗi một điểm lô được tính bằng 23.000 đồng và tiền trúng thưởng được tính bằng 04 lần số tiền người chơi bỏ ra. Tuy nhiên số đề lại không quy định bằng điểm như đánh lô mà tuỳ vào mỗi người chơi thì số tiền trúng thưởng được xác định bằng 70 đến 80 lần số tiền mà người chơi đã bỏ ra.
Chơi lô đề thường phổ biến hơn ở các tỉnh khu vực phía Bắc. Bạn rất dễ bắt gặp một sạp ghi lô đề trên đường phố ở miền Bắc, trong khi chủ yếu ở 2 khu vực còn lại là đại lý bán vé số. Mặc dù không được Nhà nước công nhận là trò giải trí hợp pháp nhưng lô, đề vẫn được người dân ưa chuộng tham gia chơi bởi tỷ lệ trúng dễ hơn và chi phí để chơi thấp.
2. Đánh lô đề có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?
Từ trước đến nay, người ta vẫn thường xác định việc đánh lô, đánh đề là một trong những hình thức đánh bạc trái phép. Tuy nhiên, hiện nay chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào nêu ra được định nghĩa thế nào là “đánh bạc trái phép”. Tuy nhiên, có thể hiểu “đánh bạc trái phép” theo hướng dẫn tại khoản1 Điều 1 Nghị quyết số
Trong đó, tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc được xác định theo nguyên tắc sau:
– Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc bị thu giữ được trực tiếp ngay tại chiếu bạc;
– Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;
– Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.
Theo đó, đánh lô đề cũng được xác định là trò chơi cá cược dự đoàn kết quả, nếu được thì sẽ thắng giải và có được tiền thưởng và nếu thua thì sẽ mất tiền. Điều này tương tự với quy định về hành vi đánh bạc theo hướng dẫn tại Nghị quyết số
3. Mức xử phạt khi đánh lô đề? Mức phạt với người đánh lô đề?
Đánh lô, đề được xác định là một hình thức của đánh bạc, do đó nên những hành vi đánh lô, đề trái phép đều sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm đối với người chơi đánh bạc. Theo đó, tuỳ vào mức độ, số tiền và hiện vật dùng để đánh lô đê, và mức độ nguy hiểm của hậu quả để lại thì người đánh lô đề sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc trí phép hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành. Mức xử phạt được quy định cụ thể tuỳ vào mỗi trường hợp như sau:
3.1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với người đánh lô đề:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình thì người đánh lô, đánh đề sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm khi số tiền dùng để đánh lô đề ít và mức độ thiệt hại xảy ra không đánh kể. Theo đó, đối với hành vi mua các số lô, số đề thì người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền xử phạt từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP thì người vi phạm còn bị áp dụng thêm một số hình phạt bổ sung sau:
– Bị tịch thu tang vật cũng như phương tiện vi phạm hành chính (cụ thể ở đây là tiền dùng để đánh lô, đánh đề);
– Đối với người nước ngoài có hành vi đánh lô, đánh đề thì bị áp dụng hình phạt bổ sung là buộc trục xuất khỏi Việt Nam để ngăn chặn hành vi vi phạm của người đó.
Khi đánh lô, đánh đề và trúng giải thì người chơi buộc phải nộp lại số tiền thu lợi (tiền trúng giải) cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 7 Điều 28 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP.
3.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đánh lô, đánh đề:
Để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đánh lô, đánh đề về Tội đánh bạc thì phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Số tiền hoặc giá trị của hiện vật dùng để đánh bạc (đánh lô, đánh đề) có trị giá trên 05 triệu đồng;
– Số tiền hoặc giá trị của hiện vật dùng để đánh bạc (đánh lô, đánh đề) có trị giá dưới 05 triệu đồng những đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP hoặc đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị kết án về tội này hoặc Điều 322- Tội Tổ chức đánh bạc của Bộ luật hình sự hiện hành, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Như vậy, khi chơi đánh lô, đánh đề mà hành vi vi phạm thuộc một trong hai trường hợp trên thì người chơi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội Đánh bạc theo quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể mức xử phạt được quy định như sau:
– Thứ nhất, khung 1: Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm theo quy định tại khoản 1 Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
Các trường hợp đánh lô, đánh đề bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung 01 bao gồm:
+ Đánh lô đề với tiền hoặc hiện vật trị giá từ 05 đồng đến dưới 50 triệu đồng;
+ Đánh lô đề với tiền hoặc hiện vật trị giá dưới 05 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc hoặc hành vi tổ chức đánh bạc, gá bạc;
+ Đánh lô đề vơi tiền hoặc hiện vật trị giá dưới 05 đồng nhưng đã bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc, gá bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
– Thứ hai, khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm theo quy định tại khoản 2 Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
Các trường hợp đánh lô, đánh đề bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung 02 bao gồm:
+ Chơi đánh lô, đánh đề có tính chất chuyên nghiệp;
+ Đánh lô, đánh đề với số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá từ 50 triệu đồng trở lên;
+ Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
+ Thực hiện hành vi đánh lô, đánh đề tái phạm nguy hiểm.
Ngoài ra, người vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội Đánh bạc theo quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền với mức xử phạt từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2021 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình;
– Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành ngày 22 tháng 10 năm 2010 Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật Hình sự.