Mục tiêu chế độ xã hội chủ nghĩa đang xây dựng ở Việt Nam

Về chế độ chính trị? Các thuật ngữ tiếng Anh? Về kinh tế? Về văn hóa? Về quan hệ xã hội và mục tiêu xây dựng con người? Kết luận?  

Chế độ chủ nghĩa đang xây dựng ở Việt nam có tiếp thu, chọn lọc từ các nền văn hóa tiến bộ. Trong đó, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu. Các mục tiêu này được xây dựng, củng cố và thực hiện mạnh mẽ từ khi đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đây cho thấy các mục tiêu toàn diện từ kinh tế, chính trị, xã hội đến giải phóng con người,… Nhắc đến chế độ xã hội chủ nghĩa, không thể bỏ qua sự phát triển, thúc đẩy đổi với khoa học công nghệ. Cùng tìm hiểu các mục tiêu cụ thể, nội dung định hướng và hiệu quả nhận được trong giai đoạn này.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Về chế độ chính trị:

1.1. Cần phải xây dựng chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ:

Chế độ chính trị thể hiện sự quản lý, điều hành trong bộ máy nhà nước. Người dân phải được thực hiện các quyền làm chủ của mình. Trong đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh:

“Nhà nước của ta là nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo”.

Nghĩa là quyền lực nhà nước là thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân. Nền tảng xây dựng nên nhà nước, củng cố sức mạnh nhà nước thuộc về nhân dân. Nói như vậy có nghĩa là các giai cấp nhân dân đều củng cố trong quyền lực của nhà nước. Ở đây, nền tảng để đấu tranh giải phóng đất nước là ở liên minh công nhân và nông dân.

Các quyền làm chủ được thể hiện trên từng phương diện sau:

+ Mọi công dân đều có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước. Đây là quyền tham gia, có ý kiến trong xây dựng chính quyền. Người dân được lựa chọn người đại diện tiếng nói, quyền lợi của mình. Khi đó, vừa đảm bảo hiệu quả tập chung, vừa thể hiện tính dân chủ.

+ Có quyền kiểm soát đối với đại biểu của mình. Người dân được khiếu nại, tố cáo khi thấy các vi phạm. Do đó mà quyền lợi của họ được nhà nước công nhận, bảo vệ.

+ Có quyền bãi miễn đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Các đại biểu đang đại diện cho tiếng nói, nhu cầu, nguyện vọng cũng như các quyền lợi của người dân. Nếu làm không tốt, phụ sự tín nhiệm của nhân dân thì các đại biểu không thể tiếp tục nhiệm vụ.

1.2. Tất cả mọi người đều có quyền công dân và bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ:

Trong nhà nước đó, các công dân được bình đẳng trong tiếp cận, thể hiện quyền làm chủ. Mỗi người có một giá trị, vai trò và tiếng nói như nhau trong thống nhất chung xây dựng đất nước. Do đó mà cơ chế bầu cử được ra đời.

Không tồn tại sự bất công, bất bình đẳng, không còn mâu thuẫn giai cấp, xóa bỏ mọi sự cách biệt. Đảm bảo quyền lợi của toàn xã hội, ai cũng là chủ nhân của đất nước mình.

Mọi công việc quan trọng của nhà nước đều phải do nhân dân quyết định. Trong đó, cơ chế dân chủ, đại diện của nhân dân được thực hiện. Giúp mang đến hiệu quả thống nhất, tập chung và dân chủ. Đảm bảo phương châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

1.3. Nhân dân có nghĩa vụ của người làm chủ.

Mọi người đều có nghĩa vụ:

+ Nghĩa vụ lao động.

+ Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

+ Tôn trọng và chấp hành pháp luật, tôn trọng và bảo vệ của công.

+ Đồng thời có nghĩa vụ học tập, nâng cao trình độ học vấn,….. để xứng đáng với vai trò của người làm chủ.

Khi đó mới đảm bảo về sự đoàn kết, thống nhất và có tiếng nói chung. Cũng như người dân tham gia phản ánh, đóng góp xây dựng trật tự đất nước.

Các quan điểm của Người:

Bác viết: “Đã là người chủ Nhà nước thì phải chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà,…”

Đã là người chủ thì phải biết tự mình lo toan, gánh vác, không ỷ lại. Phải chủ động, tự có trách nhiệm để cùng nhau chung tay xây dựng đất nước. Vậy ai có trách nhiệm xây dựng xã hội đó?

Người trả lời: “Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy”. Do đó mỗi người dân phải thấy được trách nhiệm của mình, tự nguyện thực hiện tốt các trách nhiệm ấy.

2. Các thuật ngữ tiếng Anh:

Chế độ xã hội chủ nghĩa tiếng Anh là Socialist regime.

Mục tiêu chế độ xã hội chủ nghĩa đang xây dựng ở Việt Nam tiếng Anh là The goal of the socialist regime under construction in Vietnam.

3. Về kinh tế: 

Kinh tế vững mạnh tác động mạnh mẽ trong hiệu quả xây dựng đất nước. Thể hiện với các nội dung sau:

3.1. Cần phát triển công nghiệp, khoa học kỹ thuật, ứng dụng trong nông nghiệp:

“Cần xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến”. Tức là phải kết hợp, nâng cao các yếu tố, điều kiện tham gia trong nền kinh tế.

“Trên cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được xóa bỏ dần, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ngày càng được cải thiện”. Khi đó mới đảm bảo cho chủ nghĩa xã hội được củng cố và phát triển. Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cho nên cần chuyển đổi các ngành nghề, lĩnh vực tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại và ngày càng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Do đó đây là các mục tiêu mà nước ta hướng đến khi bước trên con đường này. Tìm kiếm lợi ích, phát triển đất nước vì đời sống nhân dân.

Điều này đến từ các cố gắng không ngừng của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân ta.

3.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quy luật tất yếu:

Đây là quy luật tất yếu để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bởi ở những nước này, chưa có những tiền đề về vật chất cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội do chủ nghĩa tư bản tạo ra. Chính sự phát triển cao hơn cả trong công nghiệp, trong đời sống xã hội làm nên xã hội dân chủ, đảm bảo quyền lợi, nhu cầu ngày càng cao cho nhân dân.

Mặt khác, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội là một nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại với trình độ khoa học kĩ thuật cao. Các ứng dụng khoa học, công nghệ được áp dụng trong các ngành nghề, lĩnh vực khác.

4. Về văn hóa:

“Văn hóa phải gắn liền với cuộc sống”. Văn hóa cũng làm phong phú thêm, mang đến đặc trưng của dân tộc ta. Trong đó các yêu cầu về đặc trưng của nền văn hóa được đặt ra như sau:

– Nền văn hóa đó vừa phải tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hóa nhân loại. Tức là phải biết đánh giá, công nhận và học tập các điểm tiến bộ, tích cực trên thế giới.

– Đồng thời phải giữ gìn được những nét riêng, bản sắc đặc trưng của văn hóa dân tộc. Có như vậy mới mang đến nét riêng của dân tộc Việt nam qua thời gian, đáng để tự hào.

– Những gì là bản sắc, kết hợp được bản sắc dân tộc và tinh hoa thời đại để làm giàu thêm, phong phú thêm nền văn hóa của chúng ta. Sự kết hợp này được thực hiện có chủ đích, có lộ trình.

Nền văn hóa mà Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng:

– Là một nền văn hóa “lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở”.

– Văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ.

– Phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do.

– Phải soi sáng cho quốc dân đi.

Từ đó tạo sức mạnh dời non lấp bể như gốc của cây, nguồn của sông.

5. Về quan hệ xã hội và mục tiêu xây dựng con người:

5.1. Cần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ:

Quan hệ tốt đẹp giữa người với người được thể hiện thông qua những chính sách xã hội được quan tâm thực hiện. Từ đó kéo gần khoảng cách giữa con người trong xã hội. Đạo đức – lối sống xã hội phát triển lành mạnh. Từ đó mang đến một xã hội của sự đoàn kết, của những giá trị đạo đức, lối sống, lý tưởng cao đẹp.

Đó là xã hội thực sự nhân đạo, văn minh, có trật tự chung. Tất cả vì lợi ích của con người, của nhân dân, vì lợi ích chung. Trong đó, mọi người cùng giúp đỡ nhau phát triển, cùng vì lợi ích của nhau. Phải tôn trọng, bảo vệ quyền lợi và tiếng nói cho người khác như là quyền lợi ích chính đáng của mình.

Hay nói cách khác, xây dựng chủ nghĩa xã hội chính là xây dựng cho được mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Một xã hội mà trong đó không còn bất công, phân hóa giàu nghèo, sang hèn, mọi khoảng cách đều không còn. Để xây dựng được xã hội lý tưởng đó, chúng ta phải mất nhiều thời gian, công sức hơn nữa.

5.2. Về mục tiêu xây dựng con người:

Hồ Chí Minh viết: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”.

Tức là phải có tư tưởng, thái đối, có tinh thần và năng lực làm chủ. Chính con người phải thấy đúng, phải thực hiện và lỗ lực vì mục tiêu đó.

Phải có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có kiến thức khoa học, kỹ thuật, nhạy bén với cái mới. Có tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm,… Không ai phớt lờ quyền lợi hay nghĩa vụ của công dân trong một cộng đồng, một tập thể.

Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của phụ nữ trong đấu tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo Người muốn có nhiều sức lao động thì cần phải đồng thời giải phóng sức lao động của phụ nữ. Nếu không giải phóng phụ nữ thì xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa. Từ đó cũng thể hiện sự bình đẳng về giới, những người yếu thế cần được tiếp cận quyền lợi tốt hơn.

6. Kết luận:

Để xây dựng chủ nghĩa xã hội, quá trình xây dựng, triển khai các mục tiêu đã kế thừa và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác – lênin. Từ đó mang đến một xã hội nhân đạo vì con người, tất cả hạnh phúc của nhân dân. Sự bất công được xóa bỏ để người dân được thể hiện quyền làm chủ của mình.

Tất cả vì độc lập vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, các mục tiêu này đang được lỗ lực thực hiện trong vai trò lãnh đạo của Đảng. Cùng với đó là sự chung sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )