Mua hàng trả góp không có khả năng thanh toán có bị xử lý hình sự? Mua hàng trả góp.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào anh, em muốn hỏi là em có giao dịch tại thế giới di động, trả trước 15 triệu rồi sau đó có chút vấn đề về công việc nên thu nhập không có. Em trễ hẹn 3 tháng chưa trả được. Bây giờ họ bảo gửi hồ sơ về Tòa án huyện để giải quyết. Quy vào tội lợi dụng tin nhiệm chiếm đoạt tài sản, bây giờ nếu em nộp tiền tiếp thì có bị sao không ạ?
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật dân sự – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Theo nội dung bạn trình bày, bạn có hợp đồng vay tín chấp tại cửa hàng Thế giới di động. Giữa bạn và bên cho vay đã có thỏa thuận về nội dung của hợp đồng, các điều khoản liên quan đến hình thức thanh toán, thời hạn trả nợ, lãi suất,… Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, bạn đã trễ hẹn thanh toán so với nội dung thỏa thuận trong hợp đồng là 3 tháng.
Căn cứ dựa trên dấu hiệu của tội phạm, đây được xác định là giao dịch dân sự. Nếu bạn không trả được nợ đúng hạn hoặc mất khả năng trả nợ thì bên cho vay có quyền khởi kiện bạn tới tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Tòa án sẽ tuyên bản án buộc bạn phải thanh toán khoản nợ đó. Nếu sau khi tòa án xét xử mà bạn vẫn không chấp hành bản án thì bên cho vay có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành. Nếu bạn không có tài sản riêng để thi hành thì khi nào bạn có tài sản, thì cơ quan thi hành án sẽ tiến hành kê biên, phong tòa tài sản… để thu hồi số tiền còn nợ theo bản án cho bên cho vay.
Nếu phát hiện có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản và bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.”
Việc bạn bên cho vay có đồng ý để bạn tiếp tục đóng tiền hay không phụ thuộc vào nội dung thỏa thuận ở hai bên.
Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật dân sự của chúng tôi:
– Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
– Dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến qua email trả phí
Trân trọng cám ơn!