Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là gì? Đặc điểm và phân loại

Môi trường kinh doanh được hiểu là tổng thể các yếu tố, các nhân tố vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thương mại?

Các doanh nghiệp thương mại xuất hiện ngày càng nhiều và đang ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia. Để có thể phát triển mạnh mẽ thì môi trường kinh doanh có ý nghĩa quan trọng. Chắc hẳn vẫn còn nhiều người chưa biết đến thuật ngữ môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.

1. Tìm hiểu về môi trường kinh doanh:

Khái niệm môi trường kinh doanh:

Môi trường kinh doanh được hiểu là tổng thể các yếu tố, các nhân tố (bên ngoài và bên trong) vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ quan niệm này, có thể coi môi trường kinh doanh là giới hạn không gian mà ở đó doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Sự tồn tại và phát triển của bất kì doanh nghiệp nào dù quy mô như thế nào hoặc kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau đi chăng nữa bao giờ cũng là quá trình vận động không ngừng trong một môi trường kinh doanh đầy biến động.

Với sự tác động của môi trường kinh doanh sẽ hoặc là tích cực theo nghĩa tạo cơ hội hoặc tiêu cực với nghĩa ngược lại là tiêu cực cho kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, đòi hỏi nhà quản trị phải luôn luôn theo dõi, nghiên cứu môi trường kinh doanh ở mọi cấp độ.

Môi trường kinh doanh trong tiếng Anh gọi là gì?

Môi trường kinh doanh trong tiếng Anh gọi là Business Environment.

Yếu tố bên ngoài bao gồm:

Yếu tố chính trị chính là các hoạt động của chính phủ và điều kiện chính trị có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Chẳng hạn cụ thể như luật pháp, quy định, thuế quan và các rào cản thương mại khác, đôi khi là chiến tranh và bất ổn xã hội.

Các yếu tố kinh tế vĩ mô được hiểu là các yếu tố ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, không chỉ riêng doanh nghiệp. Bao gồm những yếu tố như lãi suất, tỉ lệ thất nghiệp, tỉ giá hối đoái, niềm tin của người tiêu dùng, thu nhập khả dụng thực tế của người tiêu dùng, tỉ lệ tiết kiệm của người tiêu dùng, thời kì suy thoái và khủng hoảng.

Các yếu tố kinh tế vi mô được hiểu là các yếu tố có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Bao gồm những yếu tố như quy mô thị trường, nhu cầu, nguồn cung, mối quan hệ với nhà cung cấp và chuỗi phân phối chẳng hạn như các cửa hàng bán lẻ bán sản phẩm của doanh nghiệp, số lượng và sức mạnh cạnh tranh.

Các yếu tố xã hội về cơ bản là các yếu tố liên quan đến xã hội nói chung và các mối quan hệ xã hội ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Các yếu tố xã hội bao gồm các phong trào xã hội, chẳng hạn như các phong trào về môi trường, cũng như những thay đổi trong thời gian và sở thích của người tiêu dùng.

Yếu tố công nghệ chính là sự đổi mới công nghệ có thể mang lại lợi ích hoặc tổn hại đến doanh nghiệp. Một số cải tiến công nghệ có thể làm tăng tỉ suất lợi nhuận và lợi nhuận của doanh nghiệp như phần mềm máy tính và dây chuyền sản xuất tự động. Mặt khác, một số sáng kiến công nghệ là mối đe dọa hiện hữu đối với một doanh nghiệp, chẳng hạn như việc phát nội dung trực tuyến trên Internet sẽ là bất lợi đối với những doanh nghiệp cho thuê DVD.

Yếu tố bên trong bao gồm:

Văn hóa tổ chức được hiểu là khuôn khổ của các giá trị, tầm nhìn, chuẩn mực và thói quen được chia sẻ bởi các thành viên của một tổ chức. Văn hóa kinh doanh ảnh hưởng đến cách các nhân viên trong doanh nghiệp tương tác với nhau, khách hàng của họ và các bên liên quan khác.

Cơ cấu tổ chức được hiểu là cách thức mà doanh nghiệp được tổ chức nhằm mục đích để tiến hành các hoạt động của mình. Các tổ chức có thể được thiết lập theo mặt phẳng, với rất ít cấp bậc hoặc được thiết lập theo chiều thẳng đứng với nhiều cấp độ phân cấp. Cách thức tổ chức của một tổ chức sẽ ảnh hưởng đến cách quản lí doanh nghiệp và mức độ kiểm soát của từng nhân viên đối với công việc của họ.

Cấu trúc quản lí cũng chính là cách thức quản lí doanh nghiệp. Quản lí cũng có thể được tập trung, trong đó tất cả các quyết định từ cấp trên được đưa xuống toàn doanh nghiệp hoặc có thể được phân cấp, trong đó việc các chủ thể ra quyết định được phân phối trong toàn tổ chức và các quyết định được đưa ra gần hơn với các hoạt động hoặc vấn đề liên quan.

Các loại môi trường kinh doanh:

Hiện nay, cũng có rất nhiều cách để phân loại môi trường kinh doanh. Theo giới hạn hàng rào ngăn cách người ta hay phân biệt môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thành hai loại là môi trường bên ngoài doanh nghiệp và môi trường bên trong doanh nghiệp. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp lại tiếp tục được phân chia thành môi trường quốc tế, môi trường kinh tế quốc dân và môi trường ngành.

2. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thương mại:

Trước tiên chúng ta hiểu về doanh nghiệp thương mại như sau:

Doanh nghiệp thương mại là những đơn vị kinh doanh được thành lập với mục đích thực hiện các hoạt động trong kinh doanh thương mại, tổ chức mua bán hàng hóa nhằm mang lại lợi nhuận.

Doanh nghiệp thương mại hiện nay là một loại hình doanh nghiệp được quy định chặt chẽ bởi pháp luật và có những yêu cầu hết sức chặt chẽ về loại hàng hóa và hình thức hoạt động mà doanh nghiệp thương mại cần hiểu rõ và nắm bắt được trong công việc kinh doanh của mình.

Doanh nghiệp thương mại có những nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Doanh nghiệp thương mại làm nhiệm vụ phát triển các nhu cầu sử dụng về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường từ đó đưa ra các phương án đáp ứng yêu cầu đó. Là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp sản xuất và thị trường tiêu dùng.

- Doanh nghiệp thương mại là các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng của sản phẩm thông qua việc tiếp thu ý kiến của khách hàng và đưa ra những sự thay đổi phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng.

- Doanh nghiệp thương mại còn làm nhiệm vụ giải quyết các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau. Bởi chỉ có như vậy thì mới có thể tạo nên một dây chuyền hoạt động sản xuất và kinh doanh hiệu quả. Tạo nên một mô hình kinh doanh đem lại hiệu quả trong công việc này cho tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường này.

Doanh nghiệp thương mại có những vai trò sau đây:

- Doanh nghiệp thương mại có trách nhiệm quan trọng với nền kinh tế quốc dân. Bởi liên quan trực tiếp với các mối quan hệ lớn trong xã hội giữa cung và cầu và cả các loại chi phí sản xuất. Vừa là cầu nối trung gian giữa người sản xuất và tiêu dùng. Điều chỉnh tỷ lệ cân đối trong sự phát triển của các nghành nghề kinh tế và đời sống hàng ngày.

- Doanh nghiệp thương mại có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông tạo điều kiện không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, tích cực góp phần tăng tích lũy xã hội nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập mau chóng vào nền kinh tế thế giới.

- Doanh nghiệp thương mại thông qua hoạt động kinh doanh của mình đã làm tốt việc phân phối hàng hóa từ nơi thừa đến nơi thiếu qua đó nâng cao mức hưởng thụ của người dân. Và khi mức sống của người dân được tăng lên thì vai trò của doanh nghiệp thương mại càng quan trọng.

- Doanh nghiệp thương mại có vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, đưa hàng hóa trong nước ra nước ngoài và nhập hàng hóa, thiết bị kỹ thuật

Khái niệm môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thương mại:

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là tập hợp những điều kiện, những yếu tố bên ngoài và bên trong có ảnh hưởng gián tiếp hay trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Môi trường kinh doanh trong tiếng Anh được gọi là gì? Môi trường kinh doanh trong tiếng Anh được gọi là Business environment. Phân loại môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thương mại:

- Phân loại môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thương mại xét theo cấp độ ngành và nền kinh tế quốc dân:

+ Môi trường vĩ mô: Được hiểu là môi trường của toàn nền kinh tế quốc dân. Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả ngành kinh doanh, đến từng doanh nghiệp, nhưng không nhất thiết phải theo một cách nhất định mà thuận nghịch khác nhau đối với từng doanh nghiệp.

+ Môi trường tác nghiệp: Môi trường tác nghiệp được xác định đối với một ngành kinh doanh hoặc từng doanh nghiệp kinh doanh trong các mối quan hệ với các đối tác hữu quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp được gọi là môi trường bên ngoài của doanh nghiệp thương mại hay môi trường nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp thương mại.

+ Hoàn cảnh nội bộ bao gồm các yếu tố nội tại trong một doanh nghiệp thương mại. Hoàn cảnh nội bộ bao gồm các nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp thương mại.

- Phân loại môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thương mại xét theo mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong hoạt động kinh doanh:

+ Môi trường bên ngoài: Đó là tổng thể các yếu tố và các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp, khoa học - công nghệ, tài nguyên… hình thành một cách khách quan và luôn luôn có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp thương mại.

+ Môi trường bên trong: Môi trường bên trong bao gồm toàn bộ các yếu tố và quan hệ kinh tế, tổ chức, kĩ thuật nhằm mục đích để bảo đảm cho doanh nghiệp thương mại sử dụng nguồn lực nội bộ kết hợp với môi trường bên ngoài để đạt mục đích của hoạt động kinh doanh.

Môi trường bên ngoài hay còn gọi là hoàn cảnh nội bộ có thể coi là chủ thể của hoạt động kinh doanh.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )