Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Kinh tế học

Mối quan hệ chính trị – công nghệ trong kinh tế số là gì? Đặc điểm và nhận biết

  • 30/10/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    30/10/2021
    Kinh tế học
    0

    Mối quan hệ chính trị - công nghệ trong kinh tế số là gì? Đặc điểm của quan hệ chính trị - công nghệ trong kinh tế số? Nhận biết quan hệ chính trị - công nghệ trong kinh tế số?

      Hiện nay trong thời kì phát triển khoa học công nghệ thông tin thì kinh tế số cũng là vấn đề đang rất được chú tâm phát triển, Tại Việt Nam đang đứng trước tiềm năng để phát triển kinh tế số mà nó mang lại. Với những vai rò mà kinh tế số mang lại thì cần kết hợp nhiều yếu tố với nhau. Trong đó có thể kể tới mối quan hệ chính trị – công nghệ trong kinh tế số.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Mối quan hệ chính trị – công nghệ trong kinh tế số là gì?
      • 2 2. Đặc điểm của quan hệ chính trị – công nghệ trong kinh tế số:
      • 3 3. Nhận biết quan hệ chính trị – công nghệ trong kinh tế số:

      1. Mối quan hệ chính trị – công nghệ trong kinh tế số là gì?

      Mối quan hệ chính trị – công nghệ trong tiếng Anh có thể tạm dịch là ” The relationship between politics and technology”.  Theo đó trong thế giới số không quá khác biệt song thế giới số cũng có các đặc trưng rất đáng lưu ý, chẳng hạn, dường như hoạt động của con người đang bị các thuật toán điều khiển. Theo tiếp cận lấy con người làm trung tâm, mối quan hệ chính trị – công nghệ được K. Schwab phát biểu như sau:

      Mọi công nghệ đều là chính trị, chúng là hiện thân các ham muốn và thỏa hiệp xã hội được thể hiện trong suốt quá trình phát triển và thực hiện. Các công nghệ và các xã hội định hình lẫn nhau theo một cách phản xạ, chúng ta là sản phẩm của các công nghệ của chúng ta, cũng giống như chúng (các công nghệ) là sản phẩm do chúng ta tạo ra.

      Mối quan hệ chính trị – công nghệ còn được thể hiện ở tình trạng là các công ty công nghệ lớn (năm công ty Alphabet, Amazon, Apple, Microsoft và Facebook có tổng giá trị trên 5.600 tỉ đô la Mỹ, được dự báo vào thập kỉ tới sẽ có lợi nhuận tăng gấp 2 lần so với con số 178 tỉ đô la Mỹ năm 2019) sẽ gây ra những chấn động kinh tế lớn hơn nữa tại các nước giàu, tạo nên tình trạng tập trung đáng báo động sức mạnh kinh tế và chính trị vào các công ty đó.

      Các tập đoàn công nghệ hàng đầu vượt lên mọi nỗ lực của các nhà quản lí và cộng đồng về thuế, quyền riêng tư và hành vi sai trái trong cạnh tranh (bao gồm việc “thâu tóm” mua lại các công ty khởi nghiệp). Hình sau chỉ ra các mối quan tâm của tầng lớp giàu có nhất tại một số nền kinh tế phát triển.

      Mối quan hệ biện chứng công nghệ – chính trị chỉ ra rằng yếu tố đạo đức có vị trí đặc biệt trong Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, đạo đức trí tuệ nhân tạo TTNT được nhấn mạnh ở hầu hết các chiến lược TTNT quốc gia “TTNT cùng con người, TTNT vì con người” cũng như việc phát triển TTNT là nhằm bảo vệ nhân phẩm và quyền riêng tư của con người.

      Nguyên Thủ tướng Hàn Quốc, Nam Duck-Woo nhận định rằng “tính đồng nhất về dân tộc và văn hoá, truyền thống Nho giáo mạnh trân trọng sự học, tinh thần cống hiến và lòng trung thành với đất nước” là yếu tố phi kinh tế quan trọng hàng đầu góp phần vào “điều kì diệu sông Hàn”.

      2. Đặc điểm của quan hệ chính trị – công nghệ trong kinh tế số:

      Như chúng ta đã biết thì sự phát triển kinh tế số là một trong những khâu đột phá quan trọng để phát triển nền kinh tế Việt Nam trong tình hình mới, góp phần làm giảm bớt khoảng cách tụt hậu của nền kinh tế Việt Nam so với các nền kinh tế trên thế giới. Đổi mới tư duy lý luận về kinh tế trong giai đoạn hiện nay chính là tập trung phát triển mạnh mẽ nền kinh tế số, đưa nền kinh tế Việt Nam thay đổi về chất và có bước nhảy vọt trong tiến trình phát triển mới.

      Do đó, phát triển các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển, sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số – các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam – để thúc đẩy đổi mới sáng tạo đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.

      Trong thực tế, Kinh tế số đã mang lại rất nhiều ưu thế cho các công ty, tập đoàn lớn trên toàn cầu. Cụ thể, các doanh nghiệp lớn trên toàn cầu đều ít nhiều có liên quan tới những nền tảng số, kinh tế số như Google, Apple, Amazon, Microsoft hay Alibaba. 3 ưu điểm nổi bật nhất trong những thế mạnh mà kinh tế số mang lại có thể kể tới (1) Tăng trưởng thương mại điện tử; (2) Thúc đẩy người dung sử dụng Internet và (3) Phát triển hệ thống hàng hóa và dịch vụ Kinh tế số. Ngoài 3 ưu điểm này, phát triển kinh tế theo định hướng kinh tế số còn đảm bảo tính minh bạch. Minh bạch là một trong những điểm mạnh của kinh tế số được nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm nhờ gián tiếp làm giảm lượng tiền tham nhũng thông qua các hoạt động trực tuyến minh bạch, giúp kiểm soát tốt nền kinh tế hơn.

      Xem thêm: Lý giải lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ sản xuất hoặc vì lý do kinh tế

      3. Nhận biết quan hệ chính trị – công nghệ trong kinh tế số:

      Kinh tế số là một phần của nền kinh tế; Phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra những mô hình kinh doanh mới, tạo ra sản phẩm, dịch vụ số hoặc hỗ trợ cung cấp dịch vụ số cho doanh nghiệp, với sự hội tụ loạt công nghệ mới (điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo…) trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0.

      Trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp sẽ đổi mới quy trình sản xuất, kinh doanh sang mô hình theo hệ sinh thái, liên kết từ khâu sản xuất, thương mại đến sử dụng…và góp phần tăng năng suất lao động.

      Công nghệ di động đang thay đổi cách thức người dân sống và làm việc, cung cấp cho họ khả năng tiếp cận tốt hơn đến các thị trường và những cơ hội mới. Năm 2019, Việt Nam sở hữu 61 triệu người dùng internet, trung bình người Việt dành 3 giờ 12 phút sử dụng Internet trên thiết bị di động như điện thoại thông minh (smartphone).

      Theo tỷ lệ, nhóm các ứng dụng mạng xã hội và truyền thông liên lạc (52%), ứng dụng xem video (20%) và game (11%), cùng các ứng dụng cho công việc. Giá trị giao dịch thiết bị công nghệ thông tin (CNTT), viễn thông tăng đều đặn hằng năm… đã tạo ra nền tảng lý tưởng để đẩy mạnh hơn nữa các nỗ lực phát triển kinh tế số.

      Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là nền tảng, là hạt nhân của chuyển đổi số. Phát triển công nghệ và công nghiệp ICT sẽ góp phần đưa Việt Nam vượt bẫy thu nhập trung bình.

      Ngành thông tin và truyền thông Việt Nam sẽ đi đầu trong một số lĩnh vực. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng doanh thu toàn ngành thông tin và truyền thông đạt 1.347.087 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ 2018, trong đó chủ yếu là đóng góp của ngành công nghiệp ICT. Nộp ngân sách nhà nước đạt gần 50.000 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ 2018.

      Đặc biệt, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai cấp phép thử nghiệm 5G cho Viettel, VNPT, MobiFone…Theo mục tiêu kế hoạch, ngành bưu chính trong nền kinh tế số sẽ phát triển theo hướng thương mại điện tử, áp dụng mạnh mẽ công nghệ số, hình thành một số công ty lớn làm nòng cốt; xây dựng hệ thống mã bưu chính tới từng địa chỉ, hoàn thiện đề án cung cấp dịch vụ công qua hệ thống bưu chính…

      Hạ tầng viễn thông sẽ được chuyển thành hạ tầng ICT để thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển dịch ngành viễn thông từ thoại sang data thông qua giảm cước kết nối thoại; phổ cập smartphone, quy hoạch tần số 5G, tuyên bố lộ trình tắt sóng 2G, 3G, thử nghiệm mobile money; xử lý các vấn nạn rác viễn thông…

      Xem thêm: Tải mẫu và hướng dẫn soạn thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ

      Cùng với việc tuyên bố chiến lược chuyển đổi số quốc gia, Việt Nam sẽ ban hành các Khung về Chính phủ điện tử, thành phố thông minh, Nghị định về đầu tư và thuê công nghệ thông tin; xây dựng các Nghị định quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số, định danh và xác thực điện tử, thúc đẩy Chính phủ điện tử mà trọng tâm là cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 với mục tiêu đạt 30% đến hết năm 2019.

      Ngành thông tin và truyền thông sẽ không chỉ sắp xếp, mà còn tạo cơ chế chính sách phát triển báo chí, nhằm nâng cao năng lực của 6 cơ quan báo chí, truyền thông chủ lực đa phương tiện; đào tạo nhân lực báo chí, giải quyết tốt các phát sinh khi dự kiến đến 2025, cả nước còn 688 cơ quan báo chí.

      Đặc biệt trong công nghiệp ICT, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, về “Make in Vietnam”.

      Theo đó, sẽ thúc đẩy phát triển các loại doanh nghiệp, gồm doanh nghiệp thương mại, dịch vụ chuyển sang làm công nghệ, công nghiệp; các doanh nghiệp ICT cần hoạt động theo sứ mạng mới phát triển công nghệ Việt Nam chuyển đổi số cho đất nước theo hướng doanh nghiệp tư vấn, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp khác; doanh nghiệp start-up và các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và mô hình kinh doanh mới.

      Ở Việt Nam, các công ty hàng đầu nền kinh tế số đang và sẽ đi theo hướng mang đến thật nhiều dịch vụ trên cùng một ứng dụng, dù vẫn có dịch vụ kinh doanh cốt lõi để giữ chân người dùng. Một số doanh nghiệp cũng lựa chọn hình thức cộng sinh, bắt tay hợp tác để mở rộng kho sản phẩm dịch vụ.

        Xem thêm: Đường ống công nghệ của cửa hàng xăng dầu

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Công nghệ


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Content writer là gì? Tại sao việc viết nội dung phù hợp lại quan trọng?

        Content writer là gì? Tại sao việc viết nội dung phù hợp lại quan trọng? Viết nội dung là quá trình lập kế hoạch, viết và chỉnh sửa nội dung trang web, thường cho các mục đích tiếp thị kỹ thuật số.

        Cập nhật phần mềm là gì? Có tác dụng gì? Lưu ý khi cập nhật?

        Cập nhật phần mềm là gì? Phần mềm chương trình cơ sở là phần mềm được nhúng trong một phần cứng. Cập nhật phần mềm có tác dụng gì? Lưu ý khi cập nhật phần mềm?

        Cổng thông tin là gì? Tính năng cơ bản và phân loại Portal?

        Cổng thông tin là gì? Phân loại Portal? Cổng thông tin được định nghĩa một cách chính xác nhất là gì? Tính năng cơ bản của cổng thông tin?

        Chuyển đổ kỹ thuật số là gì? Tầm quan trọng của chuyển đổ kỹ thuật số?

        Chuyển đổ kỹ thuật số là gì? Tầm quan trọng của chuyển đổ kỹ thuật số? Đại dịch COVID-19 đã thay đổi chuyển đổi kỹ thuật số như thế nào?

        IP là gì? Cấu trúc, cách hoạt động và tra cứu của địa chỉ IP?

        IP là gì? Cấu trúc, cách hoạt động và tra cứu của địa chỉ IP? Giao thức Internet (IP) là giao thức truyền thông tầng mạng trong bộ giao thức Internet để chuyển tiếp các biểu đồ dữ liệu qua các ranh giới mạng.

        Bàn phím giả cơ là gì? Có gì khác so với bàn phím cơ?

        Bàn phím giả cơ là gì? Ưu điểm và nhược điểm của bàn phím màng? Bàn phím giả cơ có gì khác so với bàn phím cơ?

        VAR là gì? Công nghệ VAR trong bóng đá Euro, World Cup?

        VAR là gì? Công nghệ VAR trong bóng đá Euro, World Cup? Tại sao FIFA lại sử dụng VAR tại Worldcup 2018?

        Công nghệ biến tần là gì? Nguyên lý hoạt động của Inverter?

        Công nghệ biến tần là gì? Nguyên lý hoạt động của Inverter? Công nghệ Inverter có thật sự giúp người dùng tiết kiệm điện như các hãng đã quảng cáo?

        Công nghệ xanh là gì? Công nghệ xanh trong hoạt động kinh doanh và đầu tư

        Công nghệ xanh là gì? Công nghệ xanh trong hoạt động kinh doanh và đầu tư?

        Terotechnology trong công nghiệp là gì? Phân biệt với bảo dưỡng hiệu năng tổng thể?

        Công nghệ Terotechnology trong công nghiệp là gì? Phân biệt với bảo dưỡng hiệu năng tổng thể?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ