Mở lối đi chung qua các thửa ruộng. Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề.
Mở lối đi chung qua các thửa ruộng. Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có 4 thửa rẫy liền kề nhau với tổng diện tích 18 000 mét vuông không có đường đi ra đường công cộng. Trước đây cả chủ cũ và tôi đều phải đi nhờ đường. Nay chủ đất liền kề không cho đi nhờ đường nữa. Tôi đã đàm phán với họ nhưng không thành. Tôi đưa đơn xin hòa giải lên xã nhưng các chủ xung quanh vẫn không đồng ý. Tôi đã tham khảo ý kiến của vài luật sư, có người nói giải quyết theo điều 275 luật Dân sự, người thì nói giải quyết theo luật Đất đai, có người nói kiện ủy ban xã cấp bìa đỏ không có lối đi. Xin nhờ luật sư tư vấn giúp tôi làm thế nào tốt nhất để có lối đi, thuận lợi cho canh tác cây trồng. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo quy định tại Điều 273 Bộ luật dân sự 2005 về quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề:
"Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thoả thuận khác."
Đồng thời theo quy định tại Điều 274 Bộ luật dân sự 2005 về xác lập quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề:
Xem thêm: Lối đi chung ghi trong sổ đỏ là đất của ai?
"1. Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề được xác lập theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề đã được xác lập cho chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất thì người được chuyển giao nhà, quyền sử dụng đất cũng được hưởng quyền đó."
Có thể thấy, bạn đang có ranh giới sử dụng đất liền kề với một chủ sử dụng đất khác nhưng mảnh đất của bạn lại không có lối ra đường chính để đi lại thì pháp luật dân sự cho phép bạn có quyền sử dụng hạn chế đối với bất động sản liền kề của chủ sử dụng khác để làm lối đi. Việc sử dụng này sẽ do hai bên tự thỏa thuận nếu không thỏa thuận được, thì trong trường hợp bạn không còn lối ra nào khác ngoài việc phải sử dụng nhờ lối đi của chủ sử dụng đất bên cạnh thì bạn có quyền đề nghị chủ sử dụng cho bạn mở một lối đi thông ra đường chính để đam bảo nhu cầu đi lại của mình. Nếu bên chủ sử dụng không đồng ý thì bạn có thể khiếu nại lên UBND cấp xã yêu cầu cơ quan này giải quyết cho bạn, căn cứ quy định tại Điều 275 Bộ luật dân sự 2005 về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề:
"1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
>>> Luật sư tư vấn quyền mở lối đi chung qua các thửa ruộng: 1900.6568
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù."
Xem thêm: Quy định về việc tranh chấp lối đi chung