Mô hình chuyên chi trả của tổ chức bảo hiểm tiền gửi là gì? Tính hiệu quả

Mô hình chuyên chi trả của tổ chức bảo hiểm tiền gửi là gì? Tính hiệu quả của mô hình chuyên chi trả của tổ chức bảo hiểm tiền gửi? Mô hình nào cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam? Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có những chức năng và mục tiêu nào?

Bảo hiểm tiền gửi là một tổ chức rất dễ gặp rủi ro, theo đó nhà nước phải đứng ra thành lập tổ chức bảo hiểm tiền gửi để bảo vệ quyền lợi của công chúng khi tham gia hoạt động này và theo đó tổ chức bảo hiểm tiền gửi dựa trên các mô hình chi trả để đảm bảo không gặp rủi ro. Hiện nay mô hình chuyên chi trả của tổ chức bảo hiểm tiền gửi cũng đang được sử dụng.

1. Mô hình chuyên chi trả của tổ chức bảo hiểm tiền gửi là gì?

Mô hình chuyên chi trả là 1 trong 3 mô hình hoạt động phổ biến của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trên thế giới.

Trong mô hình chuyên chi trả, tổ chức bảo hiểm tiền gửi thực hiện chi trả cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản nhằm bảo vệ người gửi tiền thông qua cơ chế chi trả, đồng thời giảm gánh nặng ngân sách so với hình thức "bảo hộ ngầm" nhưng gây lãng phí nguồn lực khi chỉ thực hiện nhiệm vụ duy nhất là chi trả tiền bảo hiểm. Mô hình chuyên chi trả thường chỉ tồn tại ở các nước đang phát triển, tổ chức bảo hiểm tiền gửi mới được thành lập và còn nhỏ bé cả về qui mô tổ chức lẫn năng lực tài chính. Mô hình chuyên chi trả về cơ bản phục vụ cho việc thực hiện hai mục tiêu là:

+ Khẳng định cam kết đảm bảo của chính phủ thông qua một tổ chức và một cơ chế bảo hiểm tiền gửi công khai

+ Bảo vệ người gửi tiền thông qua việc hình thành cơ chế bồi thường.

2. Tính hiệu quả của mô hình chuyên chi trả của tổ chức bảo hiểm tiền gửi:

Tính hiệu quả của mô hình bảo hiểm tiền gửi là nhân tố quan trọng phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả được nhìn nhận ở góc độ hoạt động bảo hiểm lấy "số đông bù số ít" nhưng phải mang tính đặc thù là thực hiện các mục tiêu của chính sách công.  Hệ thống bảo hiểm tiền gửi cần được thiết kế để đạt được các mục tiêu của chính sách công (được thể chế hoá bằng những qui định cụ thể của pháp luật). So sánh các mô hình bảo hiểm tiền gửi đáp ứng các mục tiêu chính sách công được thể hiện cụ thể ở Bảng dưới đây:

Mục tiêu chính sách công
Mô hình "giảm thiểu rủi ro"
Mô hình "chi trả với quyền hạn mở rộng"
Mô hình "chuyên chi trả"
1
Bảo vệ người gửi tiền nhỏ thông qua việc cung cấp cơ chế bồi thường
v
v
v
2
Giảm gánh nặng cho Chính phủ và yêu cầu ngân hàng tốt đóng góp chi phí trong quá trình xử lí ngân hàng
v
v
v
3
Thúc đẩy cạnh tranh ở khu vực tài chính
v
v
v
4
Tạo cơ chế chính thức trong xử lí đổ vỡ
v
v
5
Ngăn ngừa khủng hoảng tài chính
v
v
6
Thúc đẩy ổn định tài chính
v
7
Khuyến khích tiết kiệm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
v
8
Góp phần làm cho hệ thống thanh toán có trật tự hơn
v
9
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
v
10
Giảm thiểu tác động từ suy thoái kinh tế
v

3. Mô hình nào cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam:

Xét dựa trên các đặc trưng thì chúng ta có thể thấy đối với tổ chức bảo hiểm tiền gửi hiện nay dù được tổ chức và hoạt động dưới bất kỳ hình thức nào: là tổ chức tài chính thuộc Chính phủ hay thuộc Quốc hội; một định chế tài chính độc lập… họat động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi vẫn cơ bản dựa theo nguyên lý của hoạt động bảo hiểm là bù đắp rủi ro theo cơ chế lấy số đông bù cho số ít. Đây là một hoạt động bảo hiểm mang đầy rủi ro, do vậy, thông thường Nhà nước phải đứng ra thành lập tổ chức bảo hiểm tiền gửi để bảo vệ quyền lợi của công chúng khi họ gặp rủi ro về tiền gửi.

Trong kinh tế hiện đại, bảo hiểm tiền gửi có và phải thực hiện được vai trò nhất định trong việc tham gia quản lý rủi ro của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tham gia bảo hiểm khác, và hơn nữa là có vai trò trong giám sát và góp phần bảo đảm an toàn của hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia.

Ở các nước phát triển, tham gia giám sát và bảo đảm an toàn hệ thống tài chính quốc gia thường bao gồm 5 cơ quan là: Bộ Tài chính; Ngân hàng trung ương; cơ quan quản lý, giám sát thị trường chứng khoán; tổ chức bảo hiểm tiền gửi và cơ quan giám sát quốc gia về tài chính - tiền tệ. Trong đó, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có vai trò không thể thiếu trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ giám sát an toàn, phối hợp hoạt động, chia sẻ thông tin và cùng chịu trách nhiệm với các cơ quan khác về sự an toàn và phát triển lành mạnh của hệ thống tài chính - tiền tệ.

Bên canh đó, cũng cần phải phân biệt rõ rằng, vai trò tham gia giám sát, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính – tiền tệ quốc gia của bảo hiểm tiền gửi không phải với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay mà là một định chế tài chính độc lập cùng gánh vác và chia sẻ trách nhiệm đó với các cơ quan nhà nước và các định chế tài chính khác thông qua hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi .

4. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có những chức năng và mục tiêu nào?

Chức năng tổ chức nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi. Đây là chức năng chủ yếu của bảo hiểm tiền gửi. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi sinh ra là để thực hiện chức năng bảo hiểm cho tiền gửi của những người gửi tiền ở các tổ chức có huy động tiền gửi của dân chúng. Trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi đứng ra chi trả tiền bảo hiểm cho người dân. Để thực hiện chức năng này, tổ chức bảo hiểm tiền gửi tiến hành các nhiệm vụ như: cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, thu phí bảo hiểm; cung cấp thông tin, tư vấn cho người gửi tiền và có thể thực hiện nhiệm vụ chi trả bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm bị phá sản và cuối cùng là tiến hành xử lý thanh lý và thu nợ đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị đóng cửa.

- Chức năng tham gia giám sát, đánh giá rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, góp phần bảo đảm an toàn và sự phát triển bình thường của hệ thống tài chính và tín dụng. Đây là chức năng không thể thiếu của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và có tính chất bổ trợ cho chức năng bảo hiểm nói trên. Để thực hiện tốt chức năng bảo hiểm, nhằm giảm thiểu tối đa chi phí cũng như phòng chống đổ vỡ, ngăn chặn trước những sự kiện bảo hiểm có thể xẩy ra, tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải tham gia vào quá trình giám sát, đánh giá rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Từ kết quả giám sát, tổ chức bảo hiểm tiền gửi đưa ra những khuyến nghị cho các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm ngăn ngừa rủi ro, hạn chế đổ vỡ và trong giới hạn cho phép, tổ chức bảo hiểm tiền gửi còn có thể hỗ trợ, thậm chí có quyền can thiệp vào hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi có dấu hiệu mất an toàn.

- Chức năng đầu tư kinh doanh. Đây là một chức năng còn nhiều tranh cãi, nhất là trong nghiên cứu xây dựng mô hình bảo hiểm tiền gửiG ở các nước đang phát triển. Loại quan điểm thứ nhất cho rằng, bảo hiểm tiền gửi chỉ đơn thuần là một công cụ trong tay Chính phủ để thực hiện nhiệm vụ chi trả tiền cho dân cư khi có một tổ chức tín dụng bị đổ vỡ. Và do vậy, tổ chức bảo hiểm tiền gửi không phải là một tổ chức có chức năng kinh doanh, không đầu tư, không tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, trong điều kiện của kinh tế hiện đại, tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở các nước phát triển không phải chỉ đơn thuần là công cụ của Chính phủ nhằm hạn chế những đổ vỡ tín dụng mang tính dây chuyền mà còn là một định chế tài chính độc lập, được quản trị và điều hành như một công ty và hoạt động vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Và khả năng tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi không phải chỉ lệ thuộc vào những đồng vốn ngân sách luôn ít ỏi của Chính phủ mà nó phải tăng cường năng lực tài chính từ chính hoạt động của mình.

Như vậy từ những nội dung trên thì bảo hiểm tiền gửi cần phải có và phải làm tốt chức năng đầu tư tự tìm kiếm lợi nhuận, để tự tăng cường năng lực tài chính để bảo đảm có đủ khả năng xử lý rủi ro mà không cần đến sự hỗ trợ thường xuyên của Chính phủ. Theo đó đối với mỗi nước khác nhau còn tùy thuộc vào từng thời kỳ mà xác định chức năng này của bảo hiểm tiền gửi là khác nhau. Ví dụ cụ thể như ở nước ta, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hiện nay là tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng trong tương lai đây sẽ là vấn đề cần phải được nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp khi tổ chức bảo hiểm tiền gửi đã thực sự lớn mạnh.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )