Miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập đối với người học ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Hồ sơ thủ tục để miễn giảm học phí.
Miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập đối với người học ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Hồ sơ thủ tục để miễn giảm học phí.
Cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, về tuyển sinh, đào tạo thì tuân theo quy chế của Bộ GD&ĐT, văn bằng có giá trị tương đương như văn bằng công lập. Là trường tư do cá nhân hoặc tổ chức trong một nước xin phép thành lập và tự đầu tư. Nhằm mục đích thu hút được nhiều học sinh, sinh viên, có thể tăng sức cạnh tranh với các trường Công lập, các trường Đại học dân lập ngoài trang thiết bị hiện đại, còn nỗ lực để thay đổi chương trình học theo hướng thực tế hơn. Nhiều trường dân lập còn tạo hệ đào tạo liên kết với các trường đại học, cao đẳng nước ngoài, để giúp sinh viên có được tấm bằng quốc tế ngay khi ra trường. Không những thế các bạn còn được tiếp xúc với môi trường học quốc tế ngay những năm còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì thế các bạn sẽ có cái nhìn cởi mở hơn đối với các vấn đề được học.
Không giống những trường công lập, trường dân lập không nhận được sự hỗ trợ về vốn của Nhà nước, nguồn tài chính để hoạt động của họ là từ học phí của học sinh, sinh viên học tại trường, khách hàng và các khoản hiến tặng. Học phí tại các trường này có xu hướng lớn hơn nhiều so với trường đại học công lập. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn có những chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên.
I. Cơ sở pháp lý:
– Thông tư liên tịch số
– Nghị định số 86/2015/NĐ-CP.
II. Luật sư tư vấn:
1, Đối tượng được giảm học phí
Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm:
Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các trường văn hóa – nghệ thuật công lập và ngoài công lập, gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống;
Xem thêm: Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng 2016
Nhà nước cấp trực tiếp tiền hỗ trợ miễn giảm học phí cho các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập theo mức học phí chương trình đại trà của các trường công lập trong vùng đối với giáo dục mầm non, phổ thông; theo mức học phí của chương trình đại trà tại cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư quy định tại Nghị định này tương ứng với các nhóm ngành, chuyên ngành và nghề đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
2, Trình tự thủ tục
Đối với người học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế thực hiệc theo trình tự quy định tại mục 2 Điều 5 Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH Hướng dẫn Khoản 2,3 Điều 11 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP.
"a) Trình tự thực hiện và hồ sơ:
Trong vòng 45 ngày kể từ ngày bắt đầu khai giảng năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông; học sinh, sinh viên học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học phải làm đơn có xác nhận của nhà trường gửi về:
– Phòng giáo dục và đào tạo: Đối với trẻ em học mẫu giáo, học sinh tiểu học thuộc trường hợp được hỗ trợ chi phí học tập, học sinh học trung học cơ sở (đơn cấp bù tiền miễn, giảm học phí mẫu theo phụ lục V; đơn hỗ trợ chi phí học tập mẫu theo phụ lục III).
– Sở giáo dục và đào tạo: Đối với học sinh học trung học phổ thông (đơn cấp bù tiền miễn, giảm học phí mẫu theo phụ lục V; đơn hỗ trợ chi phí học tập mẫu theo phụ lục III).
– Phòng lao động-thương binh và xã hội: Đối với học sinh, sinh viên học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học (mẫu đơn theo phụ lục VI).
Tùy theo từng đối tượng được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, kèm theo đơn là bản sao chứng thực một trong các giấy tờ được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư này. Riêng đối với người học học các ngành, nghề được quy định tại điểm h, i khoản 2 và gạch đầu dòng thứ nhất, gạch đầu dòng thứ hai điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư liên tịch này, kèm theo đơn đề nghị miễn, giảm học phí là giấy xác nhận của Nhà trường.
b) Đối với trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông vừa thuộc diện được miễn, giảm học phí vừa thuộc diện được hỗ trợ chi phí học tập, chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ các giấy tờ liên quan nói trên kèm các đơn theo mẫu (phụ lục III và phụ lục V) của Thông tư liên tịch này;
c) Người học thuộc diện được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ nộp lần đầu cho cả thời gian học tập. Riêng đối với người học thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thì vào đầu mỗi học kỳ phải nộp bổ sung giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo để làm căn cứ xem xét miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho kỳ học tiếp theo;
d) Trách nhiệm xét duyệt, thẩm định hồ sơ và xác nhận:
– Đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông: Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập, Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xác nhận đầy đủ các nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục III và Phụ lục V của Thông tư liên tịch này.
– Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học: Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp bù tiền miễn, giảm học phí, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học có trách nhiệm xác nhận đầy đủ các nội dung được quy định tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư liên tịch này;
– Thủ trưởng các cơ sở giáo dục hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đã xác nhận trên đơn đề nghị của người học.
– Đối với các lần cấp bù tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập các lần sau, người học không phải làm đơn đề nghị cấp bù tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập. Trong vòng 30 ngày kể từ khi bắt đầu học kỳ mới, cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học có trách nhiệm cấp cho người học Giấy xác nhận được quy định tại Phụ lục VII kèm theo Thông tư liên tịch này.
đ) Thời gian học sinh, sinh viên bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học, học lưu ban, học lại, học bổ sung thì sẽ không được cấp bù tiền miễn, giảm học phí."
3, Phương thức chi trả
Phương thức chi trả tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ học phí học tập đối với người học ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế như sau:
– Phòng GD&ĐT chi trả trực tiếp bằng tiền mặt (hoặc ủy quyền cho CSGD cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ học mẫu giáo, học sinh tiểu học và trung học cơ sở.
– Sở GD&ĐT chi trả trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ học sinh trung học phổ thông hoặc ủy quyền cho CSGD chi trả.
– Phòng LĐTBXH chi trả trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ học sinh, sinh viên đang học tại các CSGDNN và GDĐH.
Xem thêm: Đối tượng không phải đóng học phí
– Kinh phí được cấp không quá 9 tháng /năm đối với học sinh mầm non và phổ thông, 10 tháng/năm đối với học sinh, sinh viên tại CSGDNN, GDĐH.
– Việc chi trả thực hiện 2 lần/năm: lần 1 vào tháng 10 hoặc tháng 11, lần 2 vào tháng 3 hoặc tháng 4.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Hỗ trợ chi phí học tập cho các đối tượng theo quy định tại Điều 10 của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP như sau:
Phòng giáo dục và đào tạo hoặc Sở giáo dục và đào tạo căn cứ mức hỗ trợ chi phí học tập được quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP (100.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách, vở và các đồ dùng khác) và số lượng đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập để lập danh sách bao gồm cả các đối tượng học công lập và ngoài công lập (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH), thẩm định, tổng hợp và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện.
– Cấp trực tiếp tiền hỗ trợ miễn giảm học phí cho người học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế:
+ Phòng giáo dục và đào tạo căn cứ mức thu học phí của các trường mầm non, trung học cơ sở công lập trong vùng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí đang học tại các trường mầm non và trung học cơ sở ngoài công lập trên địa bàn để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH) thẩm định, tổng hợp và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện;
Xem thêm: Quy định về đối tượng được miễn học phí
+ Sở giáo dục và đào tạo căn cứ mức thu học phí của các trường trung học phổ thông công lập trong vùng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí đang học tại các trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH) thẩm định, tổng hợp và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện;
+ Phòng lao động – thương binh và xã hội cấp huyện căn cứ mức trần học phí của chương trình đại trà tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học chưa tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư tương ứng với từng ngành, nghề đào tạo được quy định tại
– Căn cứ tổng hợp danh sách, kinh phí thực hiện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập do Phòng giáo dục và đào tạo, Phòng lao động thương binh và xã hội thẩm định, cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định phê duyệt và thông báo kết quả cho cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông cơ sở; đồng thời gửi Sở tài chính, Sở giáo dục và đào tạo và Sở lao động – thương binh và xã hội tổng hợp bố trí kinh phí.
Căn cứ báo cáo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và của Sở giáo giáo dục và đào tạo, Sở tài chính chủ trì phối hợp với Sở giáo dục và đào tạo tổng hợp số đối tượng, nhu cầu kinh phí để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bố trí kinh phí, đồng thời gửi báo cáo về Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Phụ lục số X, XI, XII và phụ lục XIII).