Quyết định đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì? Quyết định đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính được dùng khi nào? Hoạt động đính chính Quyết định xử phạt vi phạm hành chính? Mẫu Quyết định đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính (27/QĐ-ĐCQĐXP)? Soạn thảo Quyết định đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính (27/QĐ-ĐCQĐXP)?
Trong hoạt động ban hành các văn bản nói chung và ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nói riêng, thì không thể không tránh khỏi những sai sót nhất định. Và trong trường hợp các sai sót có thể khắc phục được bằng hình thức đính chính, thì chủ thể có thẩm quyền sẽ tiến hành đính chính Quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Và hoạt động đính chính đó được thực hiện dưới dạng văn bản với tên gọi là Quyết định đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
* Cơ sở pháp lý:
– Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
– Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
– Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
– Thông tư số 07/2019/TT-BCA ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Bộ Công an ban hành quy định về các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Công an nhân dân
Mục lục bài viết
- 1 1. Quyết định đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì?
- 2 2. Quyết định đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính được dùng khi nào?
- 3 3. Hoạt động đính chính Quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
- 4 4. Mẫu Quyết định đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính (27/QĐ-ĐCQĐXP):
- 5 5. Soạn thảo Quyết định đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính (27/QĐ-ĐCQĐXP):
1. Quyết định đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Đính chính được hiểu là việc sửa đổi một hay một số nội dung nhất định trong văn bản đã tồn tại trước đó bị sai sót, cần sửa lại cho đúng. Từ đó có thể hiểu đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động do chủ thể có thẩm quyền tiến hành nhằm sửa đổi một hay một số nội dung nhất định trong Quyết định xử phạt hành chính đã tồn tại trước đó bị sai sót, cần sửa lại cho đúng với quy định của pháp luật.
Tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau: “3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và phải kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền.” Có thể thấy hoạt động động đính chính hay là hoạt động vô cùng cần thiết nhằm khắc phục những sai sót trong Quyết định xử phạt hành chính đã được ban hành.
Quyết định đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính chính là văn bản thể hiện quyết định của chủ thể có thẩm quyền, cụ thể đó chính là quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc do chính người ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về việc đính chính Quyết định xử phạt vi phạm hành chính do chủ thể này hoặc cấp dưới của họ ban hành trước đó.
2. Quyết định đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính được dùng khi nào?
Quyết định đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính là văn bản được dùng khi các chủ thể có thẩm quyền kể trên phát hiện thấy có các căn cứ cần phải tiến hành sửa đổi, bổ sung Quyết định xử phạt vi phạm hành chính do họ hoặc cấp dưới của họ ban hành trước đó. Vậy khi nào thì cần đính chính lại Quyết định xử phạt vi phạm hành chính? Tại Khoản 2 Điều 6a Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính (được bổ sung theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP) quy định về các trường hợp đính chính lại Quyết định xử lý vi phạm hành chính nói chung và Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nói riêng, cụ thể:
“2. Quyết định về xử lý vi phạm hành chính được đính chính khi có sai sót về kỹ thuật soạn thảo mà không làm ảnh hưởng đến nội dung của quyết định.”
Như vậy, trong quá trình ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà chủ thể ban hành có sai sót về kỹ thuật soạn thảo dẫn đến việc làm ảnh hưởng đến nội dung của quyết định xử phạt thì cần tiến hành đính chính Quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không cần phải tiến hành hủy bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.
3. Hoạt động đính chính Quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Khi phát hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính có sai sót thuộc về kỹ thuật soạn thảo mà không làm ảnh hưởng đến nội dung của quyết định, thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tiến hành yêu cầu chủ thể này đính chính. Thủ trưởng cơ quan này đó chính là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Ngoài ra chính chủ thể ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó sẽ tự đính chính những nội dung sai sót trong quyết định do mình ban hành trong trường hợp họ tự phát hiện ra những sai sót đó.
Quyết định đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính là những văn bản gắn liền với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành và được lưu trong hồ sơ xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính. Dễ dàng nhận thấy Quyết định đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính không có giá trị nhằm xóa bỏ hiệu lực, giá trị của Quyết định xử phạt hành chính được đính chính mà nó có giá trị bổ sung cho Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nhằm đảm bảo quyết định này được ban hành tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
4. Mẫu Quyết định đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính (27/QĐ-ĐCQĐXP):
Quyết định đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính (27/QĐ-ĐCQĐXP) được quy định trong Phụ lục ban hành trong Thông tư số 07/2019/TT-BCA ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Bộ Công an ban hành quy định về các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Công an nhân dân. Văn bản này được sử dụng trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân. Mẫu Quyết định như sau:
Mẫu số 27/QĐ-ĐCQĐXP
Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2019/TT-BCA
ngày 20/3/2019
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………….(1)
………………..(2)
Số:…………/QĐ-ĐCQĐXP
…(3)……., ngày ……… tháng ……… năm ………
QUYẾT ĐỊNH
Đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ Khoản 3 Điều 18 Luật xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Điều 6a Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính (được bổ sung theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP);
Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số…………
ngày………../….……/………. (nếu có);
Tôi:…………….Cấp bậc, chức vụ:…………….Đơn vị:……………..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đính chính Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số……… ngày………../………/……….do………….ký, đối với:
Ông(Bà)/Tổ chức(Tên tổ chức, người đại diện theo pháp luật):……
Sinh ngày:…………../………../…………..Quốc tịch:……….
Nghề nghiệp/Lĩnh vực hoạt động hoặc Mã số doanh nghiệp:……..
Nơi ở hiện tại/Địa chỉ trụ sở:……
CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu/GCN đăng ký hoặc GP thành lập số:……… Ngày cấp:………………Nơi cấp:………………
– Lý do đính chính Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số……ngày……../………/……….do………ký (4):………
– Nội dung đính chính Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số………… ngày………../………/……….do…………ký như sau (5):
+ Khoản………..Điều………….Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số…………….ngày………/…………/………đã viết là:…………….Nay sửa lại là:……………..
+ Khoản………..Điều………….Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số……………..ngày………/…………/……..đã viết là:…………..Nay sửa lại là:……………….
+ Khoản………..Điều………….Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số…………ngày………/…………/…………đã viết là:…………….
Nay sửa lại là:……………….
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Quyết định này được:
1. Giao cho Ông(Bà)/Tổ chức có tên tại Điều 1 để chấp hành Quyết định. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
Ông(Bà)/Tổ chức có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
2. Gửi cho (6)……………….để thu tiền phạt.
3. Gửi cho (7)…………………để tổ chức thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: Hồ sơ
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, đóng dấu; ghi rõ chức vụ, họ tên)
5. Soạn thảo Quyết định đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính (27/QĐ-ĐCQĐXP):
Quyết định đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính (27/QĐ-ĐCQĐXP) được hướng dẫn soạn thảo như sau:
(1) Tên cơ quan chủ quản;
(2) Tên đơn vị của người ra quyết định;
(3) Ghi rõ địa danh hành chính;
(4) Ghi rõ lý do theo từng trường hợp cụ thể: có sai sót về căn cứ pháp lý được viện dẫn, có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản; có sai sót mang tính kỹ thuật nhưng không làm ảnh hưởng đến nội dung của quyết định;
(5) Ghi cụ thể nội dung, điều, khoản trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính bị đính chính và nội dung đính chính;
(6) Ghi rõ tên, địa chỉ kho bạc nhà nước (hoặc Ngân hàng thương mại do Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu) hoặc số tài khoản của Kho bạc nhà nước mà cá nhân/tổ chức vi phạm phải nộp tiền phạt;
(7) Ghi tên của cá nhân/tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành Quyết định.