Ngành thủ sản đã và đang ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, gắn với đó đang là thách thức của nhà nước, của cá nhân, tổ chức trong xã hội về phương án bảo vệ và khai thác nguồn thủy sản.
Mục lục bài viết
1. Phương án bảo vệ và khai thác nguồn thủy sản là gì?
Tổng hợp các kết quả điều tra, nghiên cứu riêng lẻ trong những năm gần đây ở nhiều thủy vực, đặc biệt các sông, hồ lớn và vùng biển ven bờ, cho thấy nguồn lợi thuỷ sản và các thành phần khác trong
– Mật độ quần thể của nhiều giống loài thủy sinh vật có giá trị khai thác thương mại đã giảm và dẫn đến năng suất khai thác giảm.
– Kích thước các loài thủy sản khai thác được giảm, thủy sản non, chưa trưởng thành chiếm tỷ lệ cao trong từng mẻ lưới, đặc biệt đối với nghề lưới kéo.
– Tần suất bắt gặp đối với một số loài thủy sản có giá trị kinh tế, thương mại trong các mẻ lưới kéo giảm dần và có dấu hiệu biến mất.
– Nhiều hệ sinh thái, trong đó có rạn san hô, cỏ biển, đầm phá, đất ngập nước… đã có những thay đổi đáng kể, mất dần các chức năng của chúng trong
Từ thực trạng đó đòi hỏi phải có phương án bảo vệ và khai thác nguồn thủy sản một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trong các
Phương án bảo vệ và khai thác nguồn thủy sản là văn bản, giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ đề nghị công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng. Đây cũng là tài liệu sẽ được thẩm đình về nội dung là “Sự phù hợp của phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý”. Đây cũng là văn bản sẽ được cơ quan có thẩm quyền thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và khu dân cư nơi dự kiến thực hiện đồng quản lý. Điều này chứng minh được tầm quan trọng của Phương án bảo vệ và khai thác thủy sản.
Bằng việc nộp phương án bảo vệ và khai thác nguồn thủy sản cơ quan có thẩm quyền sẽ đánh giá được tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của tổ chức cộng đồng, từ đó đưa
2. Mẫu số 02.BT: Phương án bảo vệ và khai thác nguồn thủy sản:
PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN
Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý gồm các thông tin chủ yếu như sau:
1.Thông tin chung
a) Tổ chức cộng đồng: tên tổ chức cộng đồng; số lượng thành viên.
b) Khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý: vị trí, ranh giới, tọa độ (nếu có), bao gồm sơ đồ vị trí khu vực kèm theo.
2.Sự cần thiết thực hiện đồng quản lý
(Nêu thông tin về hiện trạng nguồn lợi thủy sản, hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, du lịch giải trí kết hợp hoạt động thủy sản, kinh tế xã hội; khó khăn, thách thức tại khu vực thực hiện đồng quản lý; dự kiến những vấn đề có thể khắc phục khi thực hiện đồng quản lý hoặc thông tin khác (nếu có) để từ đó thấy được sự cần thiết thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực nêu trên)
3.Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực thực hiện đồng quản lý
a) Mục tiêu, đối tượng thủy sản cần bảo vệ.
b) Phương án tổ chức bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.
c) Phương án tổ chức hoạt động nuôi trồng thủy sản (nếu có).
d) Phương án tổ chức du lịch giải trí kết hợp hoạt động thủy sản (nếu có).
đ) Phương án tổ chức hoạt động khác (nếu có).
4.Giải pháp và tổ chức thực hiện phương án
(Nêu chi tiết hoạt động để thực hiện phương án; nhiệm vụ của tổ chức cộng đồng và các bên liên quan để thực hiện phương án và nội dung khác (nếu có))
3. Hướng dẫn mẫu phương án bảo vệ và khai thác nguồn thủy sản:
Để hướng dẫn mẫu phương án bảo vệ và khai thác nguồn thủy sản một cách rõ ràng nhất, tác giả sẽ có ví dụ cụ thể như sau:
(1) Thông tin chung. Đây là phần thông tin về tổ chức cộng đồng và khu vực địa lý đề nghị giao quản lý.
a) Tên tổ chức cộng đồng: Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Lý
b) Khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý: Khu vực biển Bãi Dứa xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn.
Vị trí, ranh giới: Bãi Dứa có vị trí thuộc xã Nhơn Lý, phía Đông giáp núi Cấm, phía Nam, Bắc và Tây giáp biển.
Diện tích: 80.217 m2 (8,0217 ha)
Bảng tọa độ khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý:….
(2) Sự cần thiết thực hiện đồng quản lý. Ở phần này, người lập phương án phải trình bày thuyết phục và có lý do rõ ràng, phải đảm bảo được các ý chỉnh được hướng dẫn trong mục 3. Ví dụ:
“Nhơn Lý là xã nằm trong vịnh biển Quy Nhơn thuộc tỉnh Bình Định, có bờ biển dài hơn 29 km, đặc biệt có dãy núi đơn 2 km cùng dải đất nhô ra biển đông khoảng 1 km tạo thành 2 bãi biển bắc, nam còn gọi là Bãi Bấc và Bãi Nồm; tạo ra gành đá, hang động yến làm tổ và eo vịnh với nhiều rạn san hô, thảm rong tảo – cỏ biển tạo nên hệ sinh thái đa dạng, là nơi trú ngụ của các loại sinh vật đặc trưng và có giá trị cao của vùng rạn như: nhím biển, tôm hùm, cá mú, cá hồng, các loài ốc biển…
Hiện nay toàn xã có 2.054 hộ dân, với 9.200 nhân khẩu. Nghề nghiệp chính là khai thác, chế biến thủy sản và dịch vụ du lịch. Về nghề thủy sản: xã Nhơn Lý hiện tại có 154 chiếc thuyền máy, khai thác hàng năm ước khoảng 1.500 tấn hải sản, chế biến 50 nghìn lít nước mắm, 7 tấn cá, ruốc các loại, số lao động tham gia khai thác thủy sản có 770 lao động. Về dịch vụ-du lịch, toàn xã có 102 hộ đăng ký kinh doanh nộp thuế hàng tháng Nhà nước; trong đó có 32 hộ kinh doanh du lịch; 17 hộ kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, Homestay; 52 chiếc Cano Compusites; 24 bè nổi hoạt
động du lịch trên biển.
Sự phát triển của ngành du lịch tại Bình Định làm gia tăng nhanh chóng lượng tàu thuyền chở khách du lịch biển,chủ yếu là du khách đi lặn ngắm san hô. Hệ lụy của du lịch biển hiện nay tại Nhơn Lý là tình trạng ô nhiễm rác thải ra môi trường trên bờ và dưới biển, rạn san hô bị giẫm đạp, tàu thuyền thả neo lên rạn,… Điều này đã và đang làm suy giảm chất lượng các hệ sinh thái và nguồn lợi sinh vật biển, trong đó có nguồn lợi thủy sản. Đặc biệt ảnh hưởng của các hoạt động nói trên đã làm cho rạn san hô bị phá hủy nhanh chóng…”
Đây chỉ là một phần mở đầu trong quá trình người lập phương án nêu rõ sự cần thiết thực hiện đồng quản lý, vì về bản chất, phương án thường rất dài, nên việc nếu rõ và thuyết phục ở mục này là rất quan trọng.
(3) Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại khu vực thực hiện đồng quản lý. Nội dung ở mục này chỉ có 2 phần chính bắt buộc có:
a) Mục tiêu, đối tượng thủy sản cần bảo vệ. Ví dụ:
Mục tiêu: Quản lý, bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô tại vùng biển thuộc khu vực Bãi Dứa, xã Nhơn Lý nhằm bảo vệ nơi trú ẩn và sinh sản cho các loài thủy sản, góp phần duy trì, tái tạo, bổ sung nguồn lợi thủy sản, giữ cân bằng hệ sinh thái môi trường, bảo tồn cảnh quan sinh thái để phát triển kinh tế thủy sản và du lịch, đem lại thu nhập bền vững cho cộng đồng.
Đối tượng cần bảo vệ: Hệ sinh thái rạn san hô bao gồm các loài san hô và thủy sản sống trong khu vực rạn san hô (rong biển, tôm hùm mẹ đang mang trứng, tôm hùm giống, cá heo, rùa biển, cá cảnh, con non của các loài thủy sản và một số loài thủy sản nằm trong danh mục cấm khai thác).
b) Phương án tổ chức bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản. Ví dụ:
Tổ chức phân vùng khu vực Bãi Dứa thành 3 phân khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu khai thác,phân khu du lịch giải trí thủy sản. Tiến hành đặt phao tiêu, đánh dấu mốc, khoanh vùng toàn bộ khu vực biển được quản lý và các phân khu, đặt biển báo hoặc cờ hiệu để cộng đồng biết và thực hiện.
– Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: là khu vực có rạn san hô nông, chiều sâu từ rạn lên mặt nước dưới 1,5m (tính theo mực nước kiệt);
– Phân khu khai thác thủy sản: nằm ngoài vùng có san hô và thảm cỏ biển. Cộng đồng được khai thác thủy sản theo quy định nhà nước;
– Phân khu du lịch giải trí tham quan san hô: Khu vực có rạn san hô độ sâu tính từ rạn lên mặt nước trên 1,5m (tính theo mực nước kiệt).
(4) Giải pháp và tổ chức thực hiện. Nội dung này thể hiện được tính thiết thực, ưu việt. Ví dụ:
– Xây dựng Kế hoạch thực hiện Phương án hàng năm và báo cáo kết quả
– Tổ chức tuyên truyền, vận động
– Tổ chức theo dõi, giám sát và phối hợp chính quyền, cơ quan chức năng tuần tra, xử lý vi phạm
– Tổ chức gây Quỹ cộng đồng tạo nguồn tài chính để thực hiện Phương án
– Xây dựng mối liên kết hỗ trợ, học hỏi, chia sẻ kinh nghiêm với các khu vực cộng đồng bảo vệ san hô trong vịnh Quy nhơn và các khu vực khác trong toàn quốc.
…..
Cơ sở pháp lý:
Luật Thủy sản năm 2017
Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản