Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Biểu mẫu khác » Mẫu hợp đồng xuất khẩu gỗ, xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ

Biểu mẫu khác

Mẫu hợp đồng xuất khẩu gỗ, xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ

  • 16/01/2023
  • bởi Nguyễn Ngọc Ánh
  • Nguyễn Ngọc Ánh
    16/01/2023
    Biểu mẫu khác
    0

    Hiện nay, thị trường xuất khẩu gỗ và xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ ngày càng tăng cao, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. Dưới đây là mẫu hợp đồng xuất khẩu gỗ, xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ.

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Mẫu hợp đồng xuất khẩu gỗ, xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ:
    • 2 2. Quy định chung về gỗ xuất khẩu:
    • 3 3. Thủ tục xuất khẩu gỗ:

    1. Mẫu hợp đồng xuất khẩu gỗ, xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ:

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    —————–

    HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ 

    Số:…/….HĐXK

    Hôm nay, ngày…….tháng…….năm……Tại địa điểm:…………

    Chúng tôi gồm:

    Bên A

    Tên Doanh nghiệp: …………

    Mã số thuế:…………

    Địa chỉ trụ sở chính:…………

    Tel: ………Fax: …………

    Tài khoản số: …………

    Mở tại ngân hàng:……………

    Đại diện bởi ông/bà: …………. Chức vụ:……………

    (Sau đây gọi là bên Mua)

    Bên B

    Tên Doanh nghiệp: ……………

    Mã số thuế:…………

    Địa chỉ trụ sở chính:……………

    Tel: …………Fax: ……………

    Tài khoản số:…………

    Mở tại ngân hàng:……………

    Đại diện bởi ông/bà: …………. Chức vụ:…………

    (Sau đây gọi là bên Bán)

    Hai bên mua và bên bán trên đây đã đồng ý mua và bán các mặt hàng đồ gỗ nội thất theo những điều kiện sau:

    Điều 1: Tên hàng hoá

    -Đồ nội thất gỗ

    Điều 2: Quy cách, phẩm chất hàng hoá

    STT Tên hàng Số Lượng Loại Kích thước (mm) Chất liệu (gỗ) Đơn giá (usd/sp)
    1 Bàn ăn 500 Tiêu chuẩn 550x550x750 Xoan đào 1200
    2 Ghế ăn 2000 Tiêu chuẩn 415-450 Xoan đào 300
    3 Ghế 600 Đơn 850-1110 Tần bì 200
    3 Tủ bếp 400 Tiêu chuẩn 830-900 Xoan đào 600
    4 Quầy bar 400 Tiêu chuẩn 350-450 Trắc 500
    5 Bàn trang điểm 600 Tiêu chuẩn 450 x 1200 x 750 Trắc 400
    6 Tủ quần áo 500 Lớn 550 – 600 Trắc 600
    7 Giường 500 Lớn 900 x 2000 Óc chó 800
    8 Tap đầu giường 500 Qeen 500 x 400 x 4600 Óc chó 300

    Điều 3: Kiểm tra trước khi giao hàng

    – Bên mua có quyền kiểm tra hàng hoá đúng số lượng, chất lượng trước khi giao hàng.

    – Và theo các quy định cụ thể tại Điều 44 Luật thương mại 2005.

    Điều 4: Giao hàng

    – Thời gian giao hàng: …………

    – Điều kiện cơ sở giao hàng: ………………

    – Cảng bốc hàng: ………………

    – Cảng dỡ hàng: ……………

    Điều 5: Thanh toán

    – Thanh toán bằng hình thức chuyển khoản 70% số tiền trên tổng giá trị mặt hàng vào tài khoản ngân hàng……………

    – Phần tiền còn lại sẽ phải thanh toán ngay sau khi bên mua nhận được hàng hoá đầy đủ về chất lượng và số lượng tại cảng dỡ hàng.

    – Thời hạn thanh toán bắt đầu có hiệu lực từ khi hai bên kí kết hợp đồng này.

    Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của bên mua

    1. Bên mua phải đảm bảo thanh toán cho bên bán đúng theo thời hạn mà hai bên đã giao kết ( trường hợp không thanh toán đúng theo thời hạn, bên bán có quyền huỷ hợp đồng và bên mua phải chịu bồi thường 50% tổng giá trị sản phẩm cho bên bán).

    2. Bên mua có quyền kiểm tra, xác nhận về chất lượng, số lượng hàng hoá mà bên bán giao (trường hợp bên bán cung cấp không đủ chất lượng, số lượng theo hợp đồng, bên mua có quyền huỷ hợp đồng và nhận bồi thường 50% tổng giá trị tài sản cùng với các khoản chi phí khấu trừ khác.)

    3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận sản phẩm, bên mua có quyền trả lại các mặt hàng có lỗi sai sót về kĩ thuật và được đổi mới hoàn toàn từ bên bán.

    Điều 7: Quyền và nghĩa vụ của bên bán

    1. Bên bán có nghĩa vụ giao đầy đủ số lượng, chất lượng sản phẩm cho bên mua theo đúng thời hạn mà hai bên đã cam kết.

    2. Bên bán có nghĩa vụ đổi mới sản phẩm cho bên mua nếu xảy ra sai sót về kĩ thuật trong thời hạn 15 ngày kể từ thời điểm bên mua nhận được hàng.

    3. Bên bán có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ những chứng từ liên quan về xuất khẩu theo yêu cầu của bên mua như: Tờ khai nhập khẩu, hoá đơn đầu ra, đầu vào, bản kê lâm sản, hoá đơn thương mại,…

    4. Bên bán có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu bên mua không thanh toán đủ số tiền mà hai bên đã thoả thuận.

    Điều 8: Phát sinh khác ngoài hợp đồng

    1. Bên bán có quyền thay đổi thời gian giao hàng trong trường hợp bất khả kháng như thời tiết, thiên tai,… mà không phải chịu bất kì trách nhiệm pháp lý nào.

    2. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán đã giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định mà hàng hoá theo đúng chất lượng mà bên mua đã cam kết, thì mọi rủi ro về mất mát,hư hỏng hàng hoá trong quá trình vận chuyển sau đó, bên mua phải hoàn toàn chịu hao tổn.

    3. Trường hợp bên bán giao thừa hàng, bên mua có quyền chấp nhận số hàng hoặc trả lại cho bên bán theo quy định của Điều 44 Luật thương mại 2005.

    Điều 9: Bảo hiểm hàng hóa

    Bên mua chịu 80% giá trị bảo hiểm sản phẩm và bên bán chịu 20% giá trị còn lại.

    Điều 10: Giải quyết tranh chấp

    Bất kì sự tranh chấp nào xảy ra, đều được ưu tiên giải quyết theo tình hữu nghị của cả hai bên. Nếu có tranh chấp nào không thể giải quyết được , sẽ được đem ra toà xử lý theo luật hoà giải của toà án thương mại quốc tế. Quyết định phân xử sẽ là quyết định cuối cùng và là sự ràng buộc giữa các bên.

    Điều 11: Các khoản khác

    Bất kì sự thay đổi nào trong hợp đồng đều phải viết thành văn bản và được sự đồng ý từ các bên. Những sự thay đổi đã được sửa đổi sẽ được xem như là một phần của hợp đồng và có giá trị pháp lý kể từ thời điểm sửa đổi.

    Hợp đồng này được lập thành 04 bản:  02 bản tiếng Anh và 02 tiếng Việt, mỗi bên giữ 01 bản tiếng Anh và 01 bản tiếng Việt.

    Bên Mua

    (Ký và ghi rõ họ tên)         

    Bên bán

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    2. Quy định chung về gỗ xuất khẩu:

    – Tại Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định về quản lý gỗ xuất khẩu, theo đó gỗ xuất khẩu phải bảo đảm hợp pháp và được làm thủ tục xuất khẩu cũng như chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.

    – Gỗ xuất khẩu được quản lý theo loại gỗ, thị trường xuất khẩu và trên cơ sở kết quả phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ.

    – Gỗ xuất khẩu phải có giấy phép CITES hoặc giấy phép FLEGT hoặc bảng kê gỗ theo quy định tại Nghị định này.

    + Khoản 3 Điều 3 Nghị định 06/2019/NĐ-CP, giấy phép CITES do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, tái nhập khẩu, nhập nội từ biển hợp pháp mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES; xuất khẩu mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định và không thuộc Danh mục các loài thuộc Phụ lục CITES.

    +  Giấy phép FLEGT là văn bản do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp để xuất khẩu; tạm nhập, tái xuất lô hàng gỗ (trừ lô hàng sản xuất từ gỗ sau xử lý tịch thu) sang Liên minh châu Âu (sau đây viết tắt là EU) theo các quy định tại Nghị định này, Hiệp định Đối tác tự nguyện giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu về thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (sau đây viết tắt là VPA/FLEGT) và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

    – Lô hàng gỗ xuất khẩu đã được cấp phép FLEGT được ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.

    3. Thủ tục xuất khẩu gỗ:

    Bước 1: Xác nhận nguồn gốc gỗ:

    – Ngoài trừ doanh nghiệp nhóm I thì lô hàng xuất khẩu gỗ đều phải xác nhận nguồn gốc gỗ trước ghi xuất khẩu

    – Lô hàng gỗ có nguồn gốc từ gỗ rừng tròng trong nước xuất khẩu qua thị trường ngoài EU thì không cần xác nhận

    – Hồ sơ đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ bao gồm:

    + Bản chính đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu

    + Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập

    – Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ chủ gỗ gửi trực tiếp hoặc gửi bưu điện hoặc qua hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp hoặc qua hòm thư điện tử đến cơ quan kiểm lâm sở tại

    – Cơ quan kiểm lâm sở tại tiến hành xác nhận và kiểm tra lô hàng

    Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu gỗ:

    – 01 Bộ hồ sơ Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan

    – Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES:

    + Giấy phép CITES xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp (Bản chính hoặc bản sao)

    – Trường hợp gỗ không thuộc Phụ lục CITES:

    + Lô hàng gỗ xuất khẩu sang thị trường EU: giấy phép FLEGT (Bản chính hoặc bản sao bản điện tử)

    + Lô hàng gỗ xuất khẩu sang thị trường ngoài EU:

    Trường hợp chủ gỗ là doanh nghiệp Nhóm I: bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập (bản chính)
    Trường hợp chủ gỗ không phải là doanh nghiệp Nhóm I: bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại (Bản chính)

    – Hợp đồng ủy quyền (nếu có)

    Bước 3: Tiến hành hoạt động kiểm dịch/hun trùng cho hàng hóa và chuyển ra cảng

    Với hoạt động này, lô hàng có thể thực hiện tại xưởng hoặc tại cảng. Tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế mà doanh nghiệp nên tiến hành kiểm dịch/hun trùng cho hàng hóa

    Bước 4:  Hoàn thiện các chứng từ xuất khẩu khác vào bộ hồ sơ hải quan

    Bước 5: Tiến hành thông quan tờ khai

    Bước 6: Chuẩn bị hồ sơ thư tín dụng nộp ra ngân hàng

    Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định hệ thống bảo đảm có gỗ hợp pháp Việt Nam

    Tải văn bản tại đây

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ