Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Biểu mẫu

Mẫu giấy xác nhận sự việc đã xảy ra và các quy định pháp luật liên quan mới nhất

  • 12/09/202212/09/2022
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    12/09/2022
    Biểu mẫu
    0

    Mẫu giấy xác nhận sự việc đã xảy ra là gì? Mẫu giấy xác nhận sự việc đã xảy ra mới nhất năm? Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy xác nhận sự việc đã xảy ra? Một số quy định pháp luật liên quan?

      Hiện nay, đối với các vụ việc hay vụ án dân sự mà cần xác nhận về sự việc đã xảy ra để giải quyết một cách nhành nhất thì cơ quan có thẩm quyền thường thực hiện xác nhận sự việc đã xảy ra. Vậy theo quy định của pháp luật thì xác nhận sự việc đã xảy ra dựa trên mẫu giấy xác nhận sự việc đã xảy ra như thế nào? Những quy định của pháp luật quy định về những vấn đề liên quan đến xác nhận sự việc đã xảy ra như thế nào?

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Mẫu giấy xác nhận sự việc đã xảy ra là gì?
      • 2 2. Mẫu giấy xác nhận sự việc đã xảy ra mới nhất:
      • 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy xác nhận sự việc đã xảy ra:
      • 4 4. Một số quy định pháp luật liên quan:
        • 4.1 4.1. Đặc điểm của sự kiện pháp lý:
        • 4.2 4.2. Phân loại sự kiện pháp lý:

      1. Mẫu giấy xác nhận sự việc đã xảy ra là gì?

      Sự kiện pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật vì nó làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật, từ đó giúp cơ quan nhà nước có căn cứ để xác định nguồn luật điều chỉnh nhằm quản lý, giải quyết các vấn đề giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật được thuận lợi, dễ dàng hơn.

      Ngoài ra, sự kiện pháp lý còn là cơ sở để xây dựng pháp luật vì bản chất sự việc pháp lý là những sự kiện thông thường diễn ra trên thực tế mà pháp luật lại được sinh ra thực tiễn đời sống xã hội, gắn liền với xã hội. Vì vậy, khi xây dựng pháp luật, các nhà làm luật cần nắm chắc sự kiện pháp lý để xây dựng những quy định pháp luật phù hợp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cá thể trong xã hội.

      Sự việc được sảy ra dưới góc độ pháp lý thì được gọi là sự kiện pháp lý là sự việc nảy sinh trong cuộc sống dưới dạng một hành vi của con người hoặc một sự cố tự nhiên được pháp luật gắn với việc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật nhất định như việc li hôn một cặp vợ chồng đưa đến việc chia tài sản và giao con cho một người nuôi hoặc sự cố bão lụt làm sập cầu làm ách tắc ô tô vận tải không thể vận chuyển đưa hàng đến đúng giờ theo hợp đồng đã kí kết.

      Mẫu giấy xác nhận sự việc đã xảy ra là mẫu giấy được cơ quan, tổ chức lập ra để xác nhận về một sự việc mà do cá nhân, tổ chức  nào đó đã thực hiện và đã sảy ra trong thời gian trước đó. Mẫu giấy nêu rõ thông tin người xác nhận, người chứng kiến, nội dung xác nhận…

      Mẫu giấy xác nhận sự việc đã xảy ra được cơ quan, tổ chức lập ra để xác nhận về một sự việc mà do cá nhân, tổ chức  nào đó đã thực hiện và đã sảy ra trong thời gian trước đó. Và đây cũng là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền dựa vào đó để giải quyết các vụ việc, vụ án dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành.

      2. Mẫu giấy xác nhận sự việc đã xảy ra mới nhất:

      CÔNG TY …/CƠ QUAN…/TỔ CHỨC…

      ——————

      Số …/…

      Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

      GIẤY XÁC NHẬN SỰ VIỆC

      Hôm nay, vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm … Tại …

      Chúng tôi gồm

      Ông (Bà): …

      Chức vụ: …

      Đơn vị: …

      Ông (Bà) …

      Chức vụ: …

      Đơn vị: …

      Với sự chứng kiến của

      Ông (Bà): …

      Năm sinh: …

      Địa chỉ: …

      Nghề nghiệp/ lĩnh vực hoạt động: …

      Số CMND: Ngày cấp: …Nơi cấp: …

      Ông (Bà): …

      Năm sinh: …

      Địa chỉ: …

      Nghề nghiệp/ lĩnh vực hoạt động: …

      Số CMND: … Ngày cấp: … Nơi cấp: …

      Chứng nhận rằng …

      Giấy xác nhận được lập thành … bản. Mỗi bản gồm … trang, có nội dung và giá trị như nhau; đã giao cho … 01 bản. Sau khi đọc xong nội dung, những người có mặt đồng ý về nội dung này và cùng ký vào giấy xác nhận.

      Ý kiến bổ sung khác (nếu có): …

      NGƯỜI CHỨNG KIẾN

      (Ký, ghi rõ họ tên)

      NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

      (Ký, ghi rõ họ tên)

      3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy xác nhận sự việc đã xảy ra:

      – Ghi rõ họ và tên, chức vụ, đơn vị làm việc của những người xác nhận sự việc;

      – Ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, Số CMND: … Ngày cấp: … Nơi cấp: và nghề nghiệp của người chứng kiến;

      – Người chứng kiến và người lập ký và ghi rõ họ tên.

      4. Một số quy định pháp luật liên quan:

      4.1. Đặc điểm của sự kiện pháp lý:

      Một sự việc chỉ được coi là sự kiện pháp lý khi nó có những đặc điểm sau:

      – Sự kiện phải được thể hiện trên thực tế dưới dạng hành vi hoặc những sự kiện nằm ngoài ý chí của con người nhưng để lại hậu quả thực tiễn với các chủ thể tham gia quan hệ đó.

      – Sự kiện đó được đề cập trong phần giả định của các quy phạm pháp luật và khi nó xảy ra thì sẽ làm cho quy tắc xử sự nêu trong phần quy định của quy phạm phát sinh hiệu lực.

      – Khi sự kiện đó xảy ra thì sẽ gây ra những hậu quả pháp lý nhất định, tức là làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.

      Ví dụ: Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam quy định nam và nữ đủ tuổi kết hôn thì phải làm thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.

      4.2. Phân loại sự kiện pháp lý:

      Sự kiện pháp lý có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau. Cụ thể:

      Sự kiện pháp lý được chia thành hai loại: sự biến và hành vi khi căn cứ vào vào mối liên hệ giữa sự kiện thực tế xảy ra với ý chí của thể tham gia quan hệ pháp luật

      – Sự biến

      Là những sự kiện pháp lí xảy ra và hậu quả của nó nằm ngoài ý chí của chủ thể quan hệ pháp luật. Đó là những hiện tượng tự nhiên như thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, sinh tử,… mà sự xuất hiện của chúng đã làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể theo quy định pháp luật.

      Ngoài ra, sự biến còn phải gắn liền với đời sống con người và dẫn tới hậu quả pháp lý mới được coi là sự biến. Những hiện tượng tự nhiên như thiên tai, bão lũ xảy ra ở nơi hoang vắng không có người ở, thì chỉ là sự kiện thông thường, không được coi là sự kiện pháp lý. Những hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, nhật thực, nguyệt thực, hoa quả đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân,….cũng không phải là sự kiện pháp lí vì chúng là quá trình phát triển thông thường của tự nhiên, không gắn với cuộc sống của con người và không dẫn tới hậu quả pháp lý nào.

      Sự biến pháp lý bao gồm hai loại là sự biến tuyệt đối và sự biến tương đối.

      + Sự biến tuyệt đối là sự kiện vốn là kết quả của một hiện tượng tự nhiên nhưng làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.

      + Sự biến tương đối là sự kiện vốn là kết quả của một sự việc hoặc hành vi xảy ra trong thực tế nhưng làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.

      – Hành vi

      Là sự kiện pháp lí xảy ra do ý chí của chủ thể quan hệ pháp luật, được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.

      Tuy nhiên, hành vi đó phải do chính chủ thể có đầy đủ nhận thức thực hiện dẫn tới các hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật. Ngược lại, hành vi do những người mất khả năng nhận thức, hạn chế về nhận thức thực hiện không được coi là sự kiện pháp lý mà chỉ lá sự biến pháp lý do họ không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình nên họ không thể chịu trách nhiệm pháp lý cho những hậu quả do hành vi của mình gây ra.

      Căn cứ vào hậu quả pháp lý:

      Sự kiện pháp lý được chia thành ba loại:

      – Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật

      – Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật

      – Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật

      Ví dụ: Sự kiện người chết làm chấm dứt quan hệ hôn nhân gia đình, quan hệ xã hội, quan hệ lao động,… của công dân đó với nhà nước và xã hội.

      Tuy nhiên, cách phân loại này chỉ có tính chất tương đối vì cùng một sự kiện pháp lý có thể làm phát sinh quan hệ pháp luật này nhưng lại làm thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật khác.

      Căn cứ vào số lượng sự kiện thực tế tạo thành sự kiện pháp lý:

      Sự kiện pháp lý gồm hai loại: sự kiện pháp lý đơn nhất và sự kiện pháp lý phức hợp.

      – Sự kiện pháp lý đơn nhất

      Là sự kiện chỉ bao gồm một sự kiện thực tế mà pháp luật gắn sự kiện thực tế này với việc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật.

      – Sự kiện pháp lý phức hợp

      Là sự kiện bao gồm nhiều sự kiện thực tế mà nếu thiếu đi một trong các sự kiện cấu thành tập hợp đó thì quan hệ pháp luật không thể phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt.

      Sự kiện pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật vì nó làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật, từ đó giúp cơ quan nhà nước có căn cứ để xác định nguồn luật điều chỉnh nhằm quản lý, giải quyết các vấn đề giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật được thuận lợi, dễ dàng hơn.

      Ngoài ra, sự kiện pháp lý còn là cơ sở để xây dựng pháp luật vì bản chất sự việc pháp lý là những sự kiện thông thường diễn ra trên thực tế mà pháp luật lại được sinh ra thực tiễn đời sống xã hội, gắn liền với xã hội. Vì vậy, khi xây dựng pháp luật, các nhà làm luật cần nắm chắc sự kiện pháp lý để xây dựng những quy định pháp luật phù hợp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cá thể trong xã hội.

        Tải văn bản tại đây

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Giấy xác nhận

        Nhân sự


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Mẫu giấy xác nhận đang đi học bằng tiếng Anh mới nhất

        Mẫu giấy xác nhận đang đi học bằng tiếng Anh mới nhất hiện nay. Các bạn cùng tham khảo để có mẫu giấy xác nhận đang đi học bằng tiếng Anh chuẩn nhất nhé.

        ảnh chủ đề

        Mẫu đơn ký giáp ranh với mảnh đất liền kề mới nhất

        Giấy ký giáp ranh được coi là giấy tờ khá quan trọng, được sử dụng thường xuyên trong hoạt động xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Dưới đây là mẫy đơn ký giáp ranh hay còn gọi là giấy giáp ranh thửa đất chi tiết mới nhất.

        ảnh chủ đề

        Mẫu giấy xác nhận thu nhập tiền lương, tiền công mới nhất

        Mẫu giấy xác nhận thu nhập tiền lương, tiền công mới nhất là một tài liệu quan trọng để đảm bảo việc xin vay vốn hay các thủ tục liên quan đến tài chính được diễn ra thuận lợi. T Bằng cách làm như vậy, bạn sẽ có thể giúp cho quá trình xin vay vốn hay các thủ tục liên quan đến tài chính trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

        ảnh chủ đề

        Mẫu giấy xác nhận hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp

        Hiện nay nhà nước chỉ giao đất và công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Do đó, khi thực hiện các thủ tục, công việc liên quan đến việc công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất nông nghiệp cần được Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phường xác nhận về việc cá nhân, hộ gia đình đó đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Dưới đây là Mẫu giấy xác nhận hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

        ảnh chủ đề

        Mẫu giấy xác nhận thân nhân để đi máy bay file Word 2023

        Giấy xác nhận nhân thân là một trong những giấy tờ quan trọng nhất để xác thực danh tính của một cá nhân. Đây là một trong những giấy tờ được sử dụng phổ biến nhất trong các thủ tục hành chính, đặc biệt là khi bạn cần chứng minh danh tính của mình khi hành trình đi lại, làm việc hoặc thực hiện các thủ tục tài chính.

        ảnh chủ đề

        Quy trình điều chuyển nhân sự nội bộ như thế nào là đúng?

        Hiện nay, một số doanh nghiệp để bảo đảm cho mục đích kinh doanh nên đã thực hiện thay đổi nhân sự, điều chuyển nhân sự trong nội bộ công ty. Vậy việc điều chuyển nhân sự nên được thực hiện như thế nào? Quy trình điều chuyển nhân sự nội bộ như thế nào là đúng?

        ảnh chủ đề

        Cắt giảm nhân sự là gì? Mẫu phương án cắt giảm nhân sự?

        Trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp, vì một số lý do chủ quan và khách quan khiến cho doanh nghiệp phải thực hiện cắt giảm nhân sự để bảo đảm phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp. Việc cắt giảm nhân sự là hoạt động phổ biến, diễn ra khá thường xuyên ở các doanh nghiệp tư nhân.

        ảnh chủ đề

        Mẫu đề xuất tiếp nhận nhân sự? Mẫu tờ trình tiếp nhận nhân sự?

        Tại sao phải đề xuất tiếp nhận nhân sự? Nội dung mẫu đề xuất tiếp nhận nhân sự, Mẫu đề xuất tiếp nhận nhân sự? Tờ trình tiếp nhận nhân sự mới nhất? Hướng dẫn soạn thảo tờ trình tiếp nhận nhân sự chi tiết? Những lưu ý cần biết khi viết tờ trình tiếp  nhân sự?

        ảnh chủ đề

        Mẫu quyết định tiếp nhận nhân sự, nhân viên chính thức chuẩn

        Quyết định là gì? Ý nghĩa của quyết định tiếp nhận nhân sự? Quy định về quyết định tiếp nhận nhân sự và nội dung của quyết định? Mẫu quyết định tiếp nhận nhân sự, nhân viên chính thức chuẩn nhất? Một số lưu ý khi soạn quyết định tiếp nhận nhân sự, nhân viên chính thức?

        ảnh chủ đề

        Mẫu thư thông báo thay đổi nhân sự với đối tác, khách hàng

        Mẫu thư thông báo thay đổi nhân sự với đối tác, khách hàng sẽ không chỉ được gửi đến các chủ thể là những đối tác, khách hàng mà còn được gửi đến toàn bộ cán bộ, nhân viên trong công ty. Vậy, mẫu thư thông báo thay đổi nhân sự với đối tác, khách hàng là gì và có nội dung cụ thể như thế nào?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|545122|
        "