Trong quá trình thi công công trình thì không thể tránh khỏi những sự việc không muốn xảy ra ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hoạt của người dân. Chính vì vậy mà người dân muốn yêu cầu Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền đẩy nhanh tiến độ làm đường bằng cách viết đơn yêu cầu.
Mục lục bài viết
1. Đơn yêu cầu đẩy nhanh tiến độ làm đường là gì?
Đơn yêu cầu đẩy nhanh tiến độ làm đường là mẫu đơn của cá nhân, hộ gia đình hoặc nhóm cá nhân, nhóm hộ gia đình trong khu vực đang thi công tới Ban quản lý, thực hiện dự án hoặc Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ra quyết định về làm đường để yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án nhằm hạn chế những tác động tiêu cực trong quá trình xây dựng gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình.
Đơn yêu cầu đẩy nhanh tiến độ làm đường là văn bản ghi chép lại những những thông tin của cá nhân, hộ gia đình hoặc nhóm cá nhân, nhóm hộ gia đình, sự việc và ý do viết đơn. Ngoài ra, đơn yêu cầu đẩy nhanh tiến độ làm đường là căn cứ để Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền giải quyết vấn đề và cho đẩy nhanh tiến độ làm đường.
2. Mẫu đơn yêu cầu đẩy nhanh tiến độ làm đường:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-o0o————-
Địa danh, ngày…tháng….năm…
ĐƠN YÊU CẦU ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ LÀM ĐƯỜNG
(V/v đẩy nhanh tiến độ làm đường)
Kính gửi: – Ủy ban nhân dân quận H, thành phố A
– Phòng xây dựng quận H, thành phố A
Căn cứ: Quyết định mở rộng đường xây dựng nhà cao tầng số ……/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân quận H, thành phố A ban hành ngày …./…./….
Tôi tên là: Nguyễn Đức B Sinh năm:
Chứng minh nhân dân số: được cấp ngày …./…/…. tại Công an thành phố A
Trú tại: số .. đường .., phường …, quận.., thành phố..
Điện thoại liên hệ: ..
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan nội dung như sau:
Ngày …../…./…. , Ủy ban nhân dân quận H có ban hành Quyết định mở rộng đường xây dựng nhà cao tầng số …./QĐ-UBND. Nghị quyết đó đã được phổ biến rộng rãi tới những người sống tại khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp và lân cận của việc mở rộng đường này. Trong nghị quyết có nói đến thời hạn dự kiến hoàn thành của dự án là từ ngày …./…./2008 đến ngày …./…./2018 nhưng đến ngày hôm nay là ngày…./…/2019 mà dự án vẫn chưa được hoàn thiện theo đúng tiến độ dự kiến trong Quyết định. Việc công trình không hoàn thành như đúng tiến độ dự kiến ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của tôi cũng như gia đình tôi. Những ảnh hưởng mang tính tích cực có thể kể đến là: Có quá nhiều cát, bụi trong quá trình thi công công trình mà không được các công nhân xử lý dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí ở mức độ nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nếu ở gần khu vực công trình quá lâu dẫn đến những bất ổn về sức khỏe: bệnh về hô hấp, mất ngủ.
Vì vậy, tôi kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và yêu cầu chủ đầu tư công trình đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án theo đúng Quyết định đã ban hành.
Kính mong Quý cơ quan nhanh chóng xem xét xử lý yêu cầu trên của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Kí và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn yêu cầu đẩy nhanh tiến độ làm đường:
Phần kính gửi thì người làm đơn sẽ ghi cụ thể Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền giải quyết việc đẩy nhanh tiến độ làm đường ( Ủy ban nhân dân, phòng xây dựng).
phần nội dung của đơn yêu cầu đẩy nhanh tiến độ làm đường: Yêu cầu người làm đơn sẽ cung cấp đầy đủ, chính xác, chi tiết, rõ ràng nhất và hoàn toàn đúng sự thật những thông tin cá nhân, sự việc liên quan đến tiến độ làm đường, và lời đề nghị Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền giải quyết yêu cầu về việc đẩy nhanh tiến độ làm việc.
Cuối đơn yêu cầu đẩy nhanh tiến độ làm đường thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Thẩm định an toàn giao thông đường bộ:
4.1. Thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông:
Đối với công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo
+ Bộ Giao thông vận tải quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông đối với dự án do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, dự án đầu tư theo hình thức PPP đối với đường cao tốc và quốc lộ. Chủ đầu tư, nhà đầu tư dự án PPP chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thẩm tra an toàn giao thông.
+ Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông đối với dự án do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định đầu tư trên quốc lộ. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thẩm tra an toàn giao thông.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và tổ chức thẩm định dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư, dự án đường đô thị, đường tỉnh, đường huyện theo hình thức PPP. Chủ đầu tư, nhà đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thẩm tra an toàn giao thông.
Đối với công trình đường bộ đang khai thác
+ Bộ Giao thông vận tải quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông đối với đường cao tốc và quốc lộ được đầu tư theo hình thức PPP. Đơn vị được giao quản lý đường cao tốc, Nhà đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thẩm tra an toàn giao thông đường bộ.
+Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông đối với quốc lộ. Các đơn vị được giao quản lý quốc lộ (Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải) chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thẩm tra an toàn giao thông đường bộ.
+Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông đối với đường đô thị, đường tỉnh, đường huyện (bao gồm cả đường được đầu tư theo hình thức PPP và đường địa phương trên địa bàn). Các đơn vị được giao quản lý đường bộ, nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thẩm tra an toàn giao thông đường bộ.
4.2. Trình tự thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông trong quá trình khai thác:
1. Tư vấn thẩm tra an toàn giao thông thực hiện các nội dung cơ bản sau đây:
a) Thu thập hồ sơ, tài liệu cần thiết; thu thập các thông tin về tình hình tai nạn giao thông, tình hình mất an toàn giao thông đã xảy ra trên tuyến, đoạn tuyến thẩm tra;
b) Nghiên cứu tài liệu đã thu thập được để phát hiện các vấn đề tiềm ẩn mất an toàn giao thông; sơ bộ giải pháp xử lý cho từng vấn đề; dự kiến danh mục các vấn đề tiềm ẩn mất an toàn, các vấn đề cần chú trọng xem xét khi đi kiểm tra hiện trường; dự kiến các bất cập về an toàn giao thông tại các khu vực nút giao;
c) Kiểm tra hiện trường để xác định, đối chiếu, phát hiện các vấn đề tiềm ẩn mất an toàn (có xét đến sự ảnh hưởng thời tiết, điều kiện dân cư, tập quán). Kiểm tra hiện trường phải thực hiện cả ban ngày lẫn ban đêm và khi thời tiết bất lợi (mưa, sương mù); việc kiểm tra phải có sự tham gia của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ tiếp nhận quản lý tuyến đường;
d) Làm việc với cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ, Ban An toàn giao thông địa phương và cảnh sát giao thông chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến để trao đổi về các vấn đề tiềm ẩn mất an toàn giao thông; đề xuất kiến nghị nâng cao an toàn đối với tuyến, đoạn tuyến đang thẩm tra;
đ) Lập báo cáo thẩm tra an toàn giao thông nêu rõ các vấn đề tiềm ẩn mất an toàn giao thông và đề xuất biện pháp khắc phục theo nội dung quy định tại Điều 62 Thông tư này và trình cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ, nhà đầu tư.
2. Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ, nhà đầu tư xem xét báo cáo thẩm tra an toàn giao thông, lập tờ trình trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo thẩm tra an toàn giao thông.
3. Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định Báo cáo thẩm tra an toàn giao thông, có văn bản phê duyệt kết quả báo cáo thẩm tra an toàn giao thông.
4. Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ có trách nhiệm tiếp thu kết quả thẩm định an toàn giao thông và thực hiện theo quy định hiện hành.
(Được quy định cụ thể tại Điều 57,
4.3. Các căn cứ làm cơ sở thẩm định an toàn giao thông:
Đối với đường xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo
+ Quyết định của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 54 Thông tư này về thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông và các giai đoạn thẩm định an toàn giao thông;
+ Hồ sơ dự án: báo cáo đầu tư xây dựng công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật (đối với công trình thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (đối với công trình thiết kế 1 bước, 2 bước) và các hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án;
+ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng liên quan đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng cho dự án;
+ Đề cương thẩm tra an toàn giao thông được chủ đầu tư phê duyệt theo quy định tại Thông tư số 45/2011/TT-BGTVT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chi phí thẩm tra an toàn giao thông đối với công trình đường bộ xây dựng mới; công trình nâng cấp, cải tạo;
+ Đối với trường hợp thẩm định an toàn giao thông trước khi đưa công trình vào khai thác phải có ý kiến bằng văn bản về tổ chức giao thông và sự ảnh hưởng của dự án đến an toàn giao thông của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý (Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải).
Đối với đường đang khai thác:
+ Quyết định phê duyệt tuyến hoặc đoạn tuyến phải thẩm định an toàn giao thông của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 54
+ Hồ sơ hoàn công, hồ sơ quản lý đường của cơ quan trực tiếp quản lý tuyến hoặc đoạn tuyến, hồ sơ các vụ tai nạn giao thông;
+ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tiêu chuẩn có liên quan;
+ Đề cương thẩm tra an toàn giao thông được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT/BGTVT-BTC ngày 10/12/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT và Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về chi phí thẩm tra an toàn giao thông đối với công trình đường bộ đang khai thác.