Việc ly hôn đã trở nên khá phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Khi giữa hau bên là vợ và chồng nhận ra mối quan hệ hôn nhân của mình không thể tiếp tục kéo dài được nữa thì thông thường, các cặp vợ chồng thường thỏa thuận về việc ly hôn. Vậy, mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay là gì và có nội dung cụ thể như như nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay được hiểu như thế nào?
Trong thực tế hiện nay, nhiều cặp vợ chồng phải đi đến việc ly hôn do gặp áp lực về kinh tế, về lối sống, về tính cách, về trình độ, về con cái. Khi vợ chồng đều cùng nhau đồng thuận về việc giải quyết ly hôn, vợ chồng sẽ cùng làm hồ sơ để trực tiếp gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cặp vợ chồng đó được công nhận thuận tình ly hôn. Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay là mẫu đơn được hai bên vợ và chông thoả thuận từ trước và được hai bên đều quyết định đồng thuận để nhằm có thể giải thoát cho nhau. Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay được sử dụng khá phổ biến trong thực tiễn và có ý nghĩa quan trọng.
Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay được dùng vào mục đích sau đây:
Khi vợ chồng tiến hành thủ tục ly hôn, cần phải nộp đơn theo mẫu chuẩn cho Tòa án để Toà án xem xét và giải quyết ly hôn theo đúng trình tự quy định của pháp luật hiện hành. Hiện nay, mẫu đơn xin ly hôn sẽ không được viết một cách tùy tiện mà mẫu đơn xin ly hôn cần phải tuân thủ mẫu chuẩn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP (sửa đổi bởi Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP). Theo đó đối với trường hợp ly hôn thuận tình sẽ áp dụng biểu mẫu số 01-VDS: Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự.
2. Mẫu đơn ly hôn thuận tình viết tay:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…., ngày ….. tháng …. năm …
ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
(V/v: Công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận về con cái, tài sản)
Kính gửi: Tòa án nhân dân …
Họ tên người yêu cầu:
1. Tên chồng: ….. Sinh năm: ……
Địa chỉ:……
Số điện thoại: …(nếu có); số fax: …….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …. (nếu có)
2. Tên vợ: ….. Sinh năm: ……
Địa chỉ…….
Số điện thoại: ……(nếu có); số fax: ….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …… (nếu có)
Chúng tôi xin trình bày với Tòa án nhân dân….. việc như sau:
1. Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:
– Về quan hệ hôn nhân: ……
– Về con chung:…….
– Về tài sản chung: …….
– Về công nợ:……
2. Lý do, mục đích yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề nêu trên: …….
3. Căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề nêu trên:…..
4. Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:…
5. Thông tin khác:………
Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn gồm có:
1. Chứng minh nhân dân (bản chứng thực)
2. Sổ hộ khẩu (Bản chứng thực)
3. Giấy khai sinh (Bản chứng thực)
4. Đăng ký kết hôn
5. Một số giấy tờ khác có liên quan
Tôi cam kết những lời khai trong đơn là hoàn toàn đúng sự thực.
NGƯỜI YÊU CẦU
Vợ
Chồng
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin ly hôn thuận tình viết tay:
Trong mẫu đơn xin ly hôn thuận tình cần có những nội dung sau:
1. Thông tin về chồng.
2. Thông tin về vợ.
3. Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:
– Về quan hệ hôn nhân:
Chúng ta hiểu rằng, việc kết hôn là kết quả từ tình yêu của hai người, đáp ứng các yêu cầu được pháp luậ Việt Nam quy định cụ thể tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đìnhn năm 2014.
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp cả hai người đều muốn chấm dứt quan hệ vợ chồng thì cả hai người cũng phải có bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Theo đó, cả hai người để có thể được Tòa án chấp nhận và giải quyết ly hôn thì hai vợ, chồng đều cần phải cùng gửi đơn đến Tòa án.
Trong giai đoạn hiện nay, ta nhận thấy, có hai hình thức ly hôn là ly hôn thuận tình và ly hôn theo quy định của một bên mà thông thường là vợ, chồng gọi là ly hôn đơn phương.
Theo quy định Điều 55
Nếu như hai bên vợ chồng không cùng nhau thỏa thuận được hoặc có nhưng không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án sẽ giải quyết việc ly hôn.
Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân khác nhau để dẫn đến ly hôn thì không phải ai cũng giống nhau nhưng về cơ bản sẽ có thể đưa ra một số nguyên nhân sau đây:
+ Sau nhiều lần hai bên đều cố gắng nhưng quan điểm của cả hai bên trong cuộc sống khác nhau, tình cảm vợ chồng đã không còn, không thể kéo dài cuộc sống hôn nhân nữa.
+ Hai người có nhiều mâu thuẫn xảy ra trong qua trình hôn nhân và mâu thuẫn kéo dài khiến mục đích của hôn nhân không đạt được. Điều này đều cũng làm hai người không thể kiềm chế được nỗi bức xúc mỗi khi cùng chung sống dưới một mái nhà.
+ Bởi vì một trong hai người vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng cụ thể như: Ngoại tình, bạo lực gia đình… khiến cả hai đều mệt mỏi và không thể tiếp tục cuộc sống vợ chồng.
– Về con chung:
Theo quy định pháp luật hiện hành, Tòa án công nhận ly hôn thuận tình khi vấn đề về quan hệ hôn nhân cũng như con cái đều đã được hai vợ, chồng cùng nhau đưa ra những thỏa thuận cụ thể. Theo đó, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, vợ chồng có thể thỏa thuận về: Người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.
Nếu như hai vợ chồng không thỏa thuận được thì dựa vào các căn cứ sau đây để nhằm mục đích đưa ra quyết định người nuôi con sau khi ly hôn:
+ Căn cứ quyền lợi về mọi mặt của con.
+ Nếu còn từ đủ 07 tuổi trở lên thì xem xét nguyện vọng của con.
+ Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con. Trừ trường hợp nếu như mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha, mẹ có thỏa thuận khác nhưng phải phù hợp với lợi ích của con.
Hai người đều sẽ cần phải trình bày rõ vợ chồng có mấy người con, yêu cầu được nuôi dưỡng và cấp dưỡng đối với từng người con, nhu cầu và quyết định của người con (nếu đứa bé đã từ đủ 07 tuổi trở lên)…. theo đúng như kết quả thỏa thuận.
Sau khi đã ly hôn thì chủ thể là cha, mẹ trên thực tế sẽ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng hiện đã mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để có thể tự nuôi chính bản thân mình.
Chủ thể là người không trực tiếp nuôi con theo quy định pháp luật có nghĩa vụ sẽ thực hiệncấp dưỡng và được quyền thăm nom con mà không ai được cản trở. Tuy nhiên, người này trên thực tế cũng sẽ không được lợi dụng việc thăm non nhằm mục đích để có thể cản trở, gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Khi đó, người này sẽ rất có thể bị hạn chế quyền thăm nom.
Đối với chủ thể là người trực tiếp nuôi con: Người trực tiếp nuôi con sẽ được quyền yêu cầu người còn lại thực hiện nghĩa vụ với con; người trực tiếp nuôi con được quyền yêu cầu tôn trọng quyền nuôi con của mình và không được cản trở người không trực tiếp nuôi con thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giá dục con.
– Về tài sản chung:
Hiện nay, theo quy định cụ thể tại Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình, chế độ tài sản của hai vợ, chồng bao gồm: Chế độ tài sản theo luật định và theo thỏa thuận.
Chính bởi vì thế mà khi hai vợ chồng ly hôn, Tòa án sẽ ưu tiên chia tài sản vợ chồng theo thỏa thuận. Hai bên đã thỏa thuận thế nào thì sẽ có thể ghi rõ cụ thể ở trong đề nghị kèm theo thông tin cụ thể về từng loại tài sản. Còn nếu không có thì cũng nêu rõ không có và không yêu cầu Tòa án chia.
– Về công nợ:
Một trong những nội dung mà sẽ không thể thiếu khi hai bên vợ, chồng ly hôn đó hcính là xác định quyền, nghĩa vụ tài sản với người thứ ba. Trong đó, quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng với người thứ ba sẽ vẫn có hiệu lực sau khi hai vợ chồng ly hôn trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Nếu trong quá trình sinh sống, hai vợ chồng đã thỏa thuận về công nợ chung và muốn Tòa án công nhận thì cũng sẽ cần phải nêu rõ. Nếu như hai bên vợ chồng không có thì ghi rõ không có và không yêu cầu Tòa án chia.
4. Nêu cụ thể lý do, mục đích yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề được nêu trên.
5. Đưa ra căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề được nêu trên.
6. Thông tin về tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết.
7. Thông tin khác.
8. Thông tin về danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn.