Vận tải đa phương thức ngày nay đang chiếm một xu thế tất yếu và là cầu nối hỗ trợ hoạt động thương mại vươn xa. Để kinh doanh vận tải đa phương thức, tổ chức kinh tế phải được sự cấp phép của Bộ Giao thông vận tải thông qua việc gửi đơn xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức là gì?
- 2 2. Mẫu đơn xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức chi tiết nhất:
- 4 4. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế:
- 5 5. Quy định của pháp luật về phát hành chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế:
1. Đơn xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức là gì?
Vận tải đa phương thức là việc vận chuyển hàng hóa sử dụng từ hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức
Người kinh doanh vận tải đa phương thức là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giao kết và tự chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức
Đơn xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức là mẫu đơn được soạn thảo bởi tổ chức kinh tế gửi đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức. Nội dung đơn phải nêu rõ thông tin về tổ chức xin cấp phép, cam kết của chủ thể xin cấp phép,…
Để được cấp phép kinh doanh vận tải đa phương thức, tổ chức kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật về kinh doanh vận tải đa phương thức.
Điều 5 Nghị định 87/2009 Nghị định về vận tải đa phương thức (Sửa đổi bởi Nghị định 89/2011/NĐ-CP) quy định về điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế như sau:
Doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương hoặc có phương án tài chính thay thế theo quy định của pháp luật;
– Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.
Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp;
– Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.
Trách nhiệm tổ chức quản lý và cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế thuộc về Bộ giao thông vận tải
2. Mẫu đơn xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức mới nhất:
MẪU ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
(Ban hành kèm theo
(Tên doanh nghiệp)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
…, ngày ….tháng ….năm …
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH
VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
Kính gửi: BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Tên doanh nghiệp) có trụ sở tại ……
Điện thoại: …., Fax: ….. , E-mail:……
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …… do (Tên cơ quan cấp) cấp ngày …tháng ….năm
Đại diện pháp lý tại Việt Nam (nếu có): Tên đại diện, trụ sở chính, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …… cấp ngày……tháng……năm……….. )
Kính đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét và cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức cho (Tên doanh nghiệp).
(Tên doanh nghiệp) cam kết việc kinh doanh vận tải đa phương thức thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chức danh người đại diện
Ký, đóng dấu
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức chi tiết nhất:
Thông tin về doanh nghiệp
(Tên doanh nghiệp) có trụ sở tại : Ghi theo địa chỉ trụ sở giao dịch hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : Ghi theo thông tin trên Giấy đăng ký kinh doanh (Ghi rõ tên cơ quan cấp)
Thông tin về đại diện pháp lý của doanh nghiệp (nếu có)
Tên đại diện: Ghi bằng chữ in hoa có dấu
Trụ sở chính: Ghi theo địa chỉ trụ sở chính hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: Ghi theo thông tin trên Giấy chứng nhận ĐKKD được cấp
Doanh nghiệp cam kết việc kinh doanh vận tải đa phương thức thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Người đại diện ký tên, đóng dấu
4. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
– Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp), nộp bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu chính) đối với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ tương đương theo quy định của pháp luật;
–
Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế hoặc giấy tờ tương đương do Cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp và đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
– Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Tổ chức kinh tế nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trực tiếp tại Bộ Giao thông vận tải hoặc qua đường bưu chính hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác theo quy định
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
– Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trực tiếp hoặc ngày đến ghi trên dấu bưu điện, Bộ Giao thông vận tải phải có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
– Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế cho doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
– Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp.
– Nếu có thay đổi một trong những nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trong thời hạn có hiệu lực, người kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế phải làm thủ tục theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 87/2009/NĐ-CP để đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
Trường hợp tổ chức kinh tế vi phạm điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế hoặc những vi phạm khác theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hổi Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức
5. Quy định của pháp luật về phát hành chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế:
– Khi người kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế đã tiếp nhận hàng hóa thì phải phát hành một chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được hoặc không chuyển nhượng được, do người gửi hàng lựa chọn, trừ trường hợp hợp đồng vận tải đa phương thức có quy định khác.
– Chứng từ vận tải đa phương thức do người kinh doanh vận tải đa phương thức ký hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền ký.
– Chữ ký trên chứng từ vận tải đa phương thức có thể là chữ ký tay, chữ ký được in qua fax, đục lỗ, đóng dấu, ký hiệu hoặc bằng bất kỳ phương tiện cơ học hoặc điện tử nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bộ Giao thông vận tải có thẩm quyền cấp chứng từ vận tải đa phương thức