Mẫu công văn đề nghị thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng (Mẫu 20-KNĐ)

Công văn đề nghị thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng là gì? Mẫu công văn đề nghị thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng (Mẫu 20-KNĐ)? Quy định về thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng?

Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo, mỗi đảng viên là một chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, do đó việc lựa chọn những đảng viên vừa có tài, vừa có đức là vô cùng quan trọng. Quá trình kết nạp đảng đòi hỏi phải trải qua một thời gian dài, trong đó hoạt động thẩm tra lý lịch là hoạt động căn bản, để cao tính nhân thân, sự trong sạch của gia đình, người thân liên quan đến quần chúng xin được kết nạp Đảng. Mở đầu cho hoạt động thẩm tra lý lịch bắt buộc phải có công văn đề nghị thẩm tra của chi bộ hoặc cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Công văn đề nghị thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng là gì?

Bản chất của công văn được sử dụng để truyền đạt một ý kiến, một nội dung của cơ quan, tổ chức hay một bộ phận tới một cơ quan, chủ thể khác. Về cơ bản, có thể hiểu công văn đề nghị thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng là văn bản do chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng gửi tới cấp ủy cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra nhằm yêu cầu cơ quan này thẩm định và xác nhận vào lý lịch của người xin vào Đảng.

Công văn đề nghị thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng là thủ tục bắt buộc mà chi bộ và cấp ủy cơ sở phải gửi cho chủ thể có thẩm quyền. Đây là căn cứ để phát sinh nghĩa vụ của chủ thể có thẩm quyền, là cách thức để cấp ủy quản lý số lượng đảng viên sắp kết nạp.

2. Mẫu công văn đề nghị thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng (Mẫu 20-KNĐ):

ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CQ VÀ DN TỈNH

ĐẢNG ỦY

 TRƯỜNG …….

Số       -CV/ĐU

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

….., ngày … tháng … năm 20…

    CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ THẨM TRA

Lý lịch của người xin vào Đảng

 Kính gửi: Đảng ủy …

Để có cơ sở xem xét, kết nạp vào Đảng đối với quần chúng …(1)…, sinh ngày …

Quê quán: …(2)…

Hiện là …(3)…, Trường …

Kính đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy ….. thẩm tra, ghi nhận xét về lý lịch của người xin vào Đảng vào mục “nhận xét của cấp ủy, tổ chức Đảng…” trong lý lịch của người xin vào Đảng (gửi kèm công văn) theo những nội dung sau:

– Về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay của gia đình và thân nhân của quần chúng …, có hộ khẩu thường trú tại …

 – Việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước, các quy định ở địa phương về mối quan hệ trên của gia đình và thân nhân của quần chúng ……

 – Nhận xét của Ban Thường vụ Đảng ủy …. về trường hợp trên có đủ tiêu chuẩn để kết nạp vào Đảng hay không.

Các đồng chí xác nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch và gửi lại theo địa chỉ: ….

Rất mong được sự quan tâm giúp đỡ của các đồng chí.

Xin chân thành cảm ơn!

  Nơi nhận:

        – Như kính gửi.

        – Lưu VPĐU.

T/M ĐẢNG ỦY

PHÓ BÍ THƯ

3. Hướng dẫn công văn đề nghị thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng:

Trong mẫu công văn trên, Luật Dương Gia hướng đến cơ sở đảng ủy là các trường đại học và đối tượng kết nạp, xin thẩm tra lý lịch có thể là cán bộ, nhân viên trường hoặc học sinh đang theo học tại trường.

Người soạn công văn ghi tên trường ở góc trái trên cùng, ghi địa danh, ngày tháng năm soạn công văn.

Ở mục (1) người lập công văn ghi tên của người xin vào Đảng và ghi ngày tháng năm sinh.

Ở mục (2) ghi quê quán của quần chúng căn cứ vào giấy khai sinh hoặc giấy chứng minh nhân dân.

Ở mục (3) xác định tư cách là học sinh, nhân viên, giảng viên trường đại học, cao đẳng nào?

Đảng ủy ở đây là Đảng ủy trường nơi người xin vào đảng đang học tập hoặc làm việc.

4. Quy định về thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng:

Theo nguyên tắc, người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ. Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.

Theo hướng dẫn số 01-HD/TW năm 2016 hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành điều lệ Đảng, nêu rõ về thâm tra lý lịch của người vào Đảng như sau:

 Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:

– Người vào Đảng.

– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

 Nội dung thẩm tra, xác minh

– Đối với người vào Đảng: làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trịđạo đức, lối sng.

– Đối với người thân: làm rõ nhng vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

 Phương pháp thm tra, xác minh

– Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủrõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh.

Nếu vợ (chồng) người vào Đảng đang là đảng viên hoặc có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻanh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng).

Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.

– Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn…) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.

– Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ.

– Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp ủy cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.

– Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp ủy nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp ủy hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng ủy Ngoài nước) để lấy xác nhận; trường hợp chưa rõ về chính trị thì đến cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi tổ chức đó để thẩm tra.

– Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp ủy cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người này.

 Trách nhiệm của các cấp ủy và đảng viên

– Trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng:

+ Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng (chi ủy chưa nhận xét và cấp ủy cơ sở chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch).

+ Gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào Đảng đến cấp ủy cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra; trường hợp cần thiết thì chi bộ cử đảng viên đi thẩm tra. Đảng viên đi thẩm tra có trách nhiệm báo cáo cấp ủy những nội dung được giao bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước Đảng về nội dung đó.

Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng.

– Trách nhiệm của cấp ủy cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch:

+ Chỉ đạo chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi ủy) và cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhận vào lý lịch người xin vào Đảng.

+ Cấp ủy cơ sở nơi đến thẩm tra: thm định, ghi nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp ủy nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng, hay chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch; tập thể cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy thống nhất nội dung ghi vào mục “Nhận xét của cấp ủytổ chức đảng…” ở phần cuối bản “Lý lịch của người xin vào Đảng”. Người thay mặt cấp ủy xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ đóng dấu vào lý lịch và gửi cho cấp ủy cơ sở có yêu cầu; nếu gửi theo đường công văn thì không để chậm quá 30 ngày làm việc (ở trong nước), 90 ngày làm việc (ở ngoài nước) kể từ khi nhận được công văn đề nghị thẩm tra lý lịch.

+ Tập thể lãnh đạo ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi được yêu cầu thẩm tra lý lịch thống nhất về nội dung trước khi xác nhận vào lý lịch của người xin vào Đảng.

 Kinh phí chi cho việc đi thẩm tra lý lịch của người vào Đảng ở các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, cước gửi công văn thẩm tra, công tác phí cho đảng viên đi thẩm tra được thanh toán theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước; ở các đơn vị khác nếu có khó khăn về kinh phí thì cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng cấp kinh phí.

Có thể thấy rằng, hoạt động thẩm tra lý lịch cũng đòi hỏi phải trải qua nhiều thủ tục, thực hiện các hoạt động khác nhau và cần sự phối hợp giữa các cấp ủy, chi bộ và các cơ quan ở địa phương. Do đó, sự ra đời của hướng dẫn là điều hoàn toàn cần thiết và hợp lý, nhằm đảm bảo được sự thống nhất, nhuần nhuyễn trong quá trình thực hiên.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )