Mời các bạn tham khảo bài viết Mẫu báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng mới nhất trong bài viết này. Báo cáo tổng kết thi đua khen thưởng cuối năm học đưa ra những chỉ tiêu và thành tích đạt được, từ đó đưa ra phương hướng, nhiệm vụ thi đua trong năm học mới.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mục đích làm mẫu báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng:
- 2 2. Hồ sơ mẫu báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng mới nhất bao gồm:
- 3 3. Nội dung mẫu báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng mới nhất cần có những gì?
- 4 4. Mẫu báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng mới nhất:
- 5 5. Hướng dẫn cách viết mẫu báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng mới nhất:
1. Mục đích làm mẫu báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng:
Mục đích của báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng là đánh giá, tổng hợp và phân tích các hoạt động thi đua khen thưởng của tổ chức, doanh nghiệp hoặc đơn vị trong một khoảng thời gian nhất định. Báo cáo này thường được sử dụng để thông báo cho các bên liên quan về kết quả đạt được và những thách thức đối mặt trong quá trình thực hiện các hoạt động này.
Ngoài ra, báo cáo cũng giúp đánh giá hiệu quả của chương trình thi đua khen thưởng và đề xuất các cải tiến cho các chương trình tương lai. Nó cũng có thể được sử dụng như một công cụ để đánh giá hoạt động của cá nhân, đội nhóm hoặc phòng ban trong tổ chức và cung cấp cơ sở cho các quyết định liên quan đến tăng cường hoạt động khen thưởng trong tương lai.
2. Hồ sơ mẫu báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng mới nhất bao gồm:
Một số phần thường có trong báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng:
– Tổng quan về các hoạt động thi đua khen thưởng trong năm.
– Đánh giá kết quả đạt được trong các hoạt động thi đua khen thưởng.
– Thống kê số lượng, chất lượng các cá nhân, đơn vị được khen thưởng, các giải thưởng đã đạt được và hiệu quả của công tác khen thưởng đối với tập thể, cá nhân.
– Những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai thi đua khen thưởng và đề xuất những giải pháp để cải thiện.
– Kế hoạch triển khai thi đua khen thưởng trong năm tiếp theo.
Các nội dung chi tiết hơn trong báo cáo sẽ được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu cụ thể của tổ chức của bạn.
3. Nội dung mẫu báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng mới nhất cần có những gì?
Báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng là một tài liệu quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động thi đua khen thưởng trong một đơn vị, tổ chức hoặc doanh nghiệp. Báo cáo này cần phải đầy đủ và chính xác để có thể thể hiện được tình hình thực tế của công tác thi đua khen thưởng, từ đó đưa ra những kết luận, đánh giá và đề xuất cho hoạt động trong tương lai.
Một báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng thường bao gồm các phần sau:
– Tổng quan về hoạt động thi đua khen thưởng: Trình bày các thông tin cơ bản về hoạt động thi đua khen thưởng, mục tiêu, phạm vi áp dụng, số lượng người tham gia, địa điểm tổ chức và thời gian triển khai.
– Kết quả đạt được: Đưa ra các số liệu thống kê, bảng biểu, đồ thị minh họa về kết quả đạt được của hoạt động thi đua khen thưởng. Các số liệu này bao gồm số lượng người được khen thưởng, số lượng công trình, sản phẩm hoặc dịch vụ được đánh giá cao, số tiền thưởng đã trao cho những người và đơn vị xuất sắc.
– Những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai: Nêu ra những khó khăn, hạn chế, thách thức mà đơn vị đã phải đối mặt trong quá trình triển khai hoạt động thi đua khen thưởng.
– Những kinh nghiệm, học hỏi từ hoạt động thi đua khen thưởng: Đưa ra những kinh nghiệm, học hỏi quý báu từ hoạt động thi đua khen thưởng để từ đó rút ra những bài học cho những hoạt động thi đua khen thưởng trong tương lai.
– Những đề xuất, kiến nghị: Dựa trên kết quả đánh giá, nhận xét, đánh giá được những khó khăn, hạn chế cũng như kinh nghiệm, học hỏi từ hoạt động thi đua khen thưởng, báo cáo tổng kết cần đưa ra những đề xuất, kiến nghị về cách nâng cao.
4. Mẫu báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng mới nhất:
UBND TỈNH ………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số:2573/BC-SGDĐT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ………, ngày ….tháng ….năm …. |
BÁO CÁO
Tổng kết công tác thi đua – khen thưởng năm học ……….
Thực hiện Chỉ thị số …………. ngày 08/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ và giải pháp năm học ………. của ngành Giáo dục; Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04/11/2019 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Quyết định số 33/2018/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh ………, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong năm học ………., cụ thể như sau:
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng năm học……….
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Bộ GDĐT, Sở GDĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04/11/2019 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Quyết định số 33/2018/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh ………; Chỉ thị số 04/CT- UBND ngày 28/01/2019 của UBND tỉnh về việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2019 và Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 21/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2020; Công văn 3282/BGDĐT-TĐKT ngày 28/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” giai đoạn …………
Năm hoc ………., ngành Giáo dục và Đào tạo đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị giáo dục trong toàn tỉnh bám sát thực tế, cụ thể hoá những chủ trương, biện pháp tích cực để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động trong giai đoạn …………
Đẩy mạnh công tác truyền thông về thi đua, khen thưởng và gương điển hình tiên tiến trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt trên Đài Phát thanh và Truyền hình, Website của ngành, các hội nghị chuyên đề,… Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức trong cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên về công tác thi đua, khen thưởng. Kịp thời biểu dương những tấm gương cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh xuất sắc, tiêu biểu trên các lĩnh vực hoạt động của ngành.
Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng, đồng thời phát động nhiều phong trào thi đua chuyên đề trong toàn ngành như: “Nâng cao tỷ lệ tốt nghiệp THPT”, “Huy động và duy trì sĩ số học sinh”, “Trường xanh – sạch – đẹp – an toàn” và triển khai cuộc vận động “Mỗi cán bộ, giáo viên nhận đỡ đầu một học sinh có nguy cơ bỏ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc học yếu”. Các phong trào thi đua do tỉnh phát động như phong trào thi đua: “……… chung sức xây dựng nông thôn mới”; “……… chung tay vì An toàn giao thông”;”……… chung tay vì người nghèo”; “Cán bộ, công chức, viên chức tỉnh ……… thi đua thực hiện văn hóa công sở” và phong trào “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”.
Công tác thi đua, khen thưởng đã được quan tâm hơn và luôn gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành. Công tác thi đua, khen thưởng thực sự đã trở thành động lực quan trọng trong việc thúc đẩy mọi người, mọi thành phần trong xã hội thi đua lao động sản xuất, học tập, sáng tạo, sẵn sàng chiến đấu,… Nhiều đồng chí lãnh đạo, thủ trưởng cơ quan, đơn vị đã coi công tác thi đua, khen thưởng là một trong những biện pháp quản lý, điều hành cơ quan, đơn vị có hiệu quả, thực sự có tác dụng động viên cán bộ quản lý, công chức, viên chức và người lao động hoàn thành những nhiệm vụ được giao. Nhờ có sự động viên, khen thưởng kịp thời nên ngày càng xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiên tiến điển hình.
Nhìn chung, công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện phong trào thi đua của ngành giáo dục và đào tạo đã có bước chuyển biến tích cực cả về nội dung, hình thức và đạt nhiều kết quả khả quan. Các văn bản hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng đã được ban hành đầy đủ tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác thi đua, khen thưởng. Qua đó đã động viên, cổ vũ kịp thời các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc, góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của toàn ngành.
2. Kết quả thực hiện phong trào thi đua và công tác khen thưởng
- Về phong trào thi đua
Sở GDĐT phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh đẩy mạnh cuộc vận động và các phong trào thi đua yêu nước toàn diện, sâu sắc trong toàn ngành. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh hưởng ứng thực hiện tốt phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động với các nội dung: Mỗi cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động nâng cao nhận thức, hiểu biết sâu sắc chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chương trình hành động của Chính phủ, Kế hoạch hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch hoạt động của Công đoàn Giáo dục Việt Nam, các chương trình, kế hoạch hành động của đơn vị về thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; sáng tạo, đổi mới trong công tác quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học với phương châm “Mỗi giờ lên lớp là một bước tiến trong giảng dạy, mỗi ngày đến trường có một đổi mới trong công việc”. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua do UBND tỉnh phát động như phong trào thi đua “……… chung sức xây dựng nông thôn mới”; “……… chung tay vì an toàn giao thông”;…; triển khai Quyết điṇ h số 32/QĐ-
UBND ngày 17/01/2017 của UBND tỉnh Quy điṇ h tổ chứ c Cum, Khối thi đua; tổ chức hoạt động và bình xét thi đua của Cụm, khối thi đua tỉnh ……….
Trên cơ sở đó, ngành Giáo dục đã cụ thể hóa bằng việc phát động 03 phong trào thi đua chuyên đề hàng năm trong toàn ngành như: phong trào thi đua “Nâng cao tỷ lệ tốt nghiệp THPT”, “Huy động và duy trì sỹ số học sinh”, “Trường xanh – sạch – đẹp – an toàn”. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị giáo dục gắn các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong toàn ngành với phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, “Giáo viên chủ nhiệm giỏi”, “tự làm đồ dùng dạy học”, “Nghiên cứu khoa học kỹ thuật”…, từ đó hướng các hoạt động khác trong nhà trường vào mục đích chung; phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các cuộc vận động khác được Sở Giáo dục – Đào tạo và Công đoàn ngành Giáo dục phát động. Từ đó thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, động viên được sự cố gắng vươn lên của đội ngũ giáo viên và hoc sinh toàn ngành.
2.2. Về công tác khen thưởng
Khen thưởng đúng người, đúng việc và chất lượng công tác khen thưởng đã kịp thời động viên các tập thể và cá nhân thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước. Quy trình, thủ tục khen thưởng gọn nhẹ, đúng quy định.
Việc tôn vinh, biểu dương đúng người, đúng việc đã tạo ra một phong trào thi đua sôi nổi thu hút nhiều tập thể và cá nhân tham gia với nhiều hình thức, sáng kiến, mô hình mới, nhiều điển hình tiên tiến.
Công tác khen thưởng của ngành trong năm hoc ………. được thực hiện kịp thời, đảm bảo nguyên tắc, quy trình theo các quy định hiện hành. Đặc biệt công tác tổ chức bình xét khen thưởng được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo tính dân chủ, công khai, công bằng, đoàn kết. Việc khen thưởng đã bám sát tiêu chuẩn, đối tượng, thủ tục hồ sơ theo quy định đươc Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Sở Giáo dục và Đào tạo thưc hiện nghiêm túc.
Kết thúc năm học ………., ngành Giáo dục và Đào tạo được các cấp khen thưởng và đề nghị khen thưởng cho các tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua (cụ thể theo phụ lục đính kèm).
3. Đánh giá kết quả hoạt động của cụm, khối thi đua
Sở GDĐT tham gia đầy đủ các hoạt động của Khối thi đua các Sở, ban, ngành Khoa học – Văn hóa – Xã hội trong tỉnh.
Sở GDĐT đã thành lập 02 cụm và 05 khối thi đua thuộc ngành Giáo dục và
Đào tạo theo Quyết định số 500/QĐ-SGDĐT ngày 23/9/2019 và chỉ đạo các cụm, Khối thi đua ban hành Quy chế, Kế hoạch hoạt động; xây dưng tiêu chí, nội dung thi đua phù hơp với đăc thù của từng cụm, khối thi đua. Nhìn chung chất lượng hoạt động của cụm, khối thi đua mang lai hiêu quả cao góp phần thưc hiên thắng lơi các chỉ tiêu, nhiêm vụ chính tri ̣của ngành . Các cụm, khối tiến hành tổng kết, bình xét và suy tôn các danh hiệu thi đua và hình thứ c khen thưởng theo đúng quy định.
Kết thúc năm hoc ………., Cụm, khối thi đua của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh ……… đề nghị UBND tỉnh tặng Cờ thi đua cho 07 cơ quan, đơn vị: …………….
4. Triển khai hoạt động Sáng kiến
Trong năm học ………., Hội đồng Sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo được thành lập theo Quyết định số 291/QĐ-SGDĐT ngày 11/6/2020. Hội đồng đã tiếp nhận và tổ chức thẩm định, đánh giá phạm vi ảnh hưởng của 828 đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, sáng kiến và các hình thức khác đối với các đơn vị trực thuộc Sở GDĐT.
Theo đề nghị của Hội đồng Sáng kiến, Giám đốc Sở GDĐT đã ban hành Quyết định số 336/QĐ-SGDĐT ngày 14/7/2020 công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng cho 771 đề tài, sáng kiến. Trong đó, có 186 đề tài, sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng toàn quốc, 585 đề tài, sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng toàn tỉnh. Cá nhân có đề tài, sáng kiến được công nhận, hưởng các quyền lợi theo quy định hiện hành như dùng để xét thi đua, khen thưởng; đánh giá xếp loại công chức, viên chức; xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT và một số hình thức khác. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm triển khai áp dụng Đề tài, Sáng kiến được công nhận.
II. HẠN CHẾ, YẾU KÉM, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Hạn chế, yếu kém
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua yêu nước của ngành Giáo dục trong năm hoc ……….. vẫn còn một số mặt hạn chế, yếu kém:
– Hoạt động thi đua và công tác khen thưởng ở một số đơn vị chưa đi vào thực chất, thiếu kiểm tra, giám sát thường xuyên ; phong trào thi đua còn mang tính hình thức, thiếu chiều sâu, chưa thu hút, động viên được cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động tham gia, môt số đơn vi ̣còn lúng túng trong việc bình xét thi đua, còn nặng về khen thưởng, thiếu chú ý đến tổ chứ c và hiêu quả của phong trào thi đua. Trong công tác khen thưởng, chưa quan tâm khen thưởng thành tích đột xuất, khen thưởng sơ kết các đợt thi đua, các chuyên đề công tác.
Công tác chỉ đạo thực hiện thi đua, khen thưởng còn buông lỏng, chưa tập trung, thiếu cụ thể, vân còn mang tính hình thức, coi nhẹ phong trào thi đua, chỉ chú trọng công tác khen thưởng; người có thành tích thực sự thì không được khen thưởng, người được khen thưởng thì tính tiêu biểu, nổi bật không thực sự rõ hoặc có thành tích thực sự nhưng chưa được nhân rộng, lan tỏa trong phong trao thi đua.
Phong trào thi đua được phát động, song ở một số đơn vị, địa phương còn thiếu biện pháp tổ chức thực hiện; công tác chỉ đạo đối với công tác thi đua, khen thưởng có lúc còn chưa được quan tâm coi trọng đúng mức . Quá trình triển khai thực hiện của người đứng đầu cơ quan, sự phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong việc tổ chức phong trào thi đua tuy có chuyển biến nhưng còn chậm, chưa động viên, khuyến khích các tâp thể, cá nhân tham gia phong trào mà nặng về biện pháp hành chính, mệnh lệnh đơn thuần . Do đó chưa làm cho thi đua trở thành động lực thúc đẩy việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp tuy được kiện toàn nhưng hoạt động đạt hiệu quả chưa cao, mới quan tâm đến xét khen thưởng, chưa chú trọng công tác đôn đốc, chỉ đạo phong trào thi đua thường xuyên của đơn vị.
Phong trào thi đua ở một số đơn vị, địa phương chưa được duy trì thường xuyên, liên tục, chưa đồng đều, rộng khắp và đi vào chiều sâu; một số nơi còn mang tính hình thức; công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết và xây dựng điển hình tiên tiến tuy được quan tâm triển khai thực hiện, song hiệu quả chưa
Công tác khen thưởng chưa bám sát phong trào thi đua ; một số cơ quan, đơn vị thực hiện việc xét khen thưởng và trình khen thưởng chưa đúng trình tự thủ tục quy định; việc lựa chọn các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưở ng chưa chặt chẽ còn phụ thuộc nhiều vào danh hiêu thi đua (môt số hình thứ c khen thưởng không nhất thiết căn cứ vào danh hiêu thi đua ); công tác phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến chưa kịp thời.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi đua, khen thưởng; thiết lập hệ thống sổ sách, lưu trữ hồ sơ thi đua, khen thưởng để đảm bảo khoa học, tạo thuận lợi cho việc tra cứu công tác thi đua chưa đáp ứng yêu cầu quảnlý.
2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân chủ yếu là do công tác phổ biến, tuyên truyền, tổ chức tập huấn, quán triệt những quy định về các phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng ở một số đơn vị chưa sâu sắc, chưa cụ thể.
- Chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò và tác dụng của công tác thi đua, khen thưởng, chưa thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua yêu nước; chưa lấy công tác thi đua, khen thưởng làm đòn bẩy, là biện pháp quan trọng để thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị được
- Đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian qua luôn có sự thay đổi, chưa ổn định cũng như chưa được bồi dưỡng chuyên sâu, kiêm nhiệm nhiều việc, dẫn đến công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác thi đua, khen thưởng còn hạn chế.
3. Bài học kinh nghiệm
Qua thực tiễn tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng trong năm hoc bài học kinh nghiệm như sau:
- Công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua yêu nước chỉ mạnh khi thực sự có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp uỷ Đảng ; việc tổ chức thực hiện của các cấp chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, sự phối hợp nhịp nhàng của các tổ chức đoàn thể.
- Phong trào thi đua phải có nội dung, mục tiêu và hình thức, phương pháp, tổ chức thực hiện rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, địa phương, đơn vị; phải hướng đến và giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, nhất là những vấn đề khó khăn, cấp bách nhất, càng khó khăn thì càng phải thi đua.
- Phong trào thi đua chuyên đề phải được sơ kết, tổng kết kịp thời; qua đó lựa chọn những cá nhân tiêu biểu, tập thể điển hình để phổ biến nêu gương và nhân rộng.
Những gương người tốt, việc tốt có uy tín cao; những tấm gương lao đông sáng tạo cần được phát hiện kịp thời, bồi dưỡng làm hạt nhân cho các phong trào thi đua thi.
III. KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THI ĐUA NĂM HỌC……………
1. Triển khai thực hiện có hiệu quả phong thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” ngành Giáo dục giai đoạn 2020-2025 theo Kế hoạch số 1374/KH-BGDĐT ngày 03/11/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tiếp tục triển khai thực hiện các phong trào thi đua chuyên đề do Sở Giáo dục và Đào tạo phát động như phong trào thi đua: “Huy động và duy trì sĩ số học sinh”; “Duy trì tỷ lệ tốt nghiệp THPT và nâng cao điểm trung bình các môn thi”; “Trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn” và triển khai cuộc vận động “Mỗi cán bộ, giáo viên nhận đỡ đầu một học sinh có nguy cơ bỏ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc học yếu”.
2. Tăng cường công tác truyền thông để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong các phong trào thi đua của ngành, vừa phản ánh mục tiêu, nội dung của các phong trào thi đua, các cuộc vận động, đồng thời phải cụ thể hóa, bám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, của đơn vị trong từng giai đoạn cụ thể. Tăng cường công tác truyền thông về kết quả thi đua, khen thưởng; giới thiệu các mô hình điển hình tiên tiến để nhân rộng trong toàn ngành.
3. Đối mới công tác khen thưởng, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, có tác dụng giáo dục, nêu gương; quan tâm đến đội ngũ cán bộ, giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Thực hiện tốt công tác quản lý về thi đua, khen thưởng; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng; tiếp tục bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởng trong các cơ quan, đơn vị.
4. Triển khai công tác tập huấn cho đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởng của các cơ quan, đơn vị và triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 91/2017/NĐ- CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của UBND tỉnh, của Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác thi đua, khenthưởng.
5. Tổ chức tốt công tác giám sát, kiểm tra thi đua ở các cơ quan, đơn vị, tạo bước chuyển biến về công tác khen thưởng đột xuất, khen thưởng theo chuyên đề một cách hiệu quả, kịp thời.
6. Tuyên dương, khen thưởng kịp thời và khuyến khích bằng lợi ích vật chất cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao đông và học sinh, sinh viên lập được thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước.
7. Triển khai thực hiện tốt phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức tỉnh ……… thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019-2025 do Chính phủ phát động. Quán triệt Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đổi mới công tác thiđua.
8. Xây dựng kế hoạch và triển khai các giải pháp khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, trong công tác thi đua, khen thưởng. Phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến về đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập; tuyên truyền gương người tốt, việc tốt.; kịp thời phát hiện tập thể, cá nhân có thành tích đột xuất, đặc biệt xuất sắc đề nghị các cấp khen thưởng theo quy định.
9. Triển khai hiệu quả hoạt động Sáng kiến theo Công văn số 196/SGDĐT-VP ngày 19/02/2019 về việc hướng dẫn thực hiện Sáng kiến trong ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh………
Trên đây là Báo cáo tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm học ………. của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh ………./.
Nơi nhận:
– Bộ Giáo dục và Đào tạo (báo cáo); – UBND tỉnh (báo cáo); – Các đơn vị trực thuộc Sở (thực hiện); – Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, Tx, Tp (thực hiện); – Trung tâm GDNN-GDTX các huyện (thực hiện) – Các phòng CM, NV Sở (thực hiện); – Lưu: VT, VP. |
5. Hướng dẫn cách viết mẫu báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng mới nhất:
Báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng là một tài liệu quan trọng để đánh giá hoạt động của công ty hoặc tổ chức trong việc thực hiện chương trình thi đua khen thưởng. Dưới đây là hướng dẫn cách viết mẫu báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng mới nhất:
I. Thông tin về chương trình thi đua khen thưởng
– Giới thiệu về chương trình thi đua khen thưởng, bao gồm mục tiêu, phạm vi, thời gian triển khai và các hoạt động được thực hiện trong chương trình.
II. Kết quả đánh giá
– Tổng số lượng đơn vị, cá nhân tham gia chương trình thi đua khen thưởng.
– Kết quả đạt được của từng đơn vị, cá nhân, theo các tiêu chí đánh giá được đề ra trong chương trình.
– Đưa ra các con số, số liệu cụ thể, minh chứng rõ ràng để đánh giá kết quả đạt được.
III. Những vấn đề cần cải thiện
– Phân tích, đánh giá những khó khăn, thách thức và hạn chế gặp phải trong quá trình triển khai chương trình thi đua khen thưởng.
– Đề xuất các giải pháp, biện pháp cải thiện để đạt được kết quả tốt hơn trong các chương trình thi đua khen thưởng tiếp theo.
IV. Những đóng góp của chương trình thi đua khen thưởng
– Trình bày những thành tựu, thành công mà chương trình đã đạt được.
– Đưa ra những đóng góp của chương trình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty hoặc tổ chức.
– Nêu rõ những tác động tích cực của chương trình đến tinh thần làm việc, động viên, kích thích sự sáng tạo, đổi mới của cán bộ công nhân viên trong công ty hoặc tổ chức.
V. Kết luận và đề xuất
– Tóm tắt kết quả đánh giá chương trình thi đua khen thưởng.
– Đưa ra những đề xuất cụ thể, nhằm nâng cao hiệu quả triển khai các chương trình thi đua khen thưởng tiếp theo.
– Kết luận báo cáo tổng kết.