Mẫu báo cáo số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban - Biểu số 04/BC-BDT là gì, mục đích của mẫu báo cáo? Mẫu báo cáo số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban - Biểu số 04/BC-BDT? Hướng dẫn soạn thảo báo cáo? Những nội dung liên quan đến học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban?
Giáo dục nước ta đang hướng đến phổ cập giáo dục cấp tiểu học. Chương tình phổ cập giáo dục của nước ta nhằm hướng đến việc tất cả học sinh trên các địa bàn trong cả nước đều sẽ được phổ cập kiến thức cơ bản, nâng cao kiến thức phổ thông cho phần lớn các học sinh trên các vùng đất nước. Chương trình phổ cập giáo dục đặc biệt quan trọng đối với vùng dân tộc thiểu số do đặc điểm riêng biệt của các vùng này khó khăn hơn, số lượng cũng như tỷ lệ học sinh được đi học ít hơn hẳn so với các địa bàn khác, đối với số lượng học sinh bỏ học ở các địa bàn có dân tộc thiểu số cũng lớn hơn hẳn so với các vùng khác. Hàng năm Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh sẽ phải thực hiện lập báo cáo số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban nhằm báo cáo cho cơ quan cấp trên, báo cáo các số liệu và tình hình trên địa bàn. Vậy mẫu báo cáo số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban có nội dung và hình thức như thế nào, những nội dung liên quan đến bỏ học, lưu ban ra sao?
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu báo cáo số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban – Biểu số 04/BC-BDT là gì, mục đích của mẫu báo cáo?
- 2 2. Mẫu báo cáo số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban – Biểu số 04/BC-BDT:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo báo cáo:
- 4 4. Những nội dung liên quan đến học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban:
1. Mẫu báo cáo số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban – Biểu số 04/BC-BDT là gì, mục đích của mẫu báo cáo?
Mẫu báo cáo số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban là văn bản Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh thực hiện báo cáo nhằm mục đích báo cáo cho Ủy ban Dân tộc (Vụ Kế hoạch – Tài chính) với các nội dung báo cáo cụ thể về số liệu số học sinh người dân tộc thiểu số nghỉ học, lưu ban. Số liệu trong báo cáo này bao gồm các số liệu chi tiết chia theo cấp học và lớp học của các lớp.
Mục đích của mẫu báo cáo số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban: Ủy ban Dân tộc (Vụ Kế hoạch – Tài chính) sẽ để nắm được tình hình số lượng các học sinh bỏ học, lưu ban trên địa bàn huyện, tỉnh. Vai tròn thực hiện báo cáo thuộc về Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh, cơ quan này sẽ lập mẫu báo cáo này nhằm mục đích báo cáo các số liệu rà soát thực tế trên địa bàn để cơ quan này cũng như Ủy ban Dân tộc nắm bắt được các số liệu để tiến hành các kế hoạch về giáo dục cũng như các bên liên quan thực hiện được các kế hoạch về giáo dục trên địa bàn.
2. Mẫu báo cáo số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban – Biểu số 04/BC-BDT:
Biểu số: 04/BC-BDT
Ban hành theo Thông tư số 03/2015/TT-UBDT ngày 15/12/2015 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc
Ngày nhận báo cáo: 31/7 năm sau
Số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban
(Năm)
Xem thêm: Dân tộc là gì? Phân tích những đặc trưng cơ bản của dân tộc?
Đơn vị báo cáo: Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh
Đơn vị nhận báo cáo: Ủy ban Dân tộc (Vụ Kế hoạch – Tài chính)
Mã số | Số học sinh bỏ học (Người) | Tỷ lệ học sinh bỏ học (%) | Số học sinh lưu ban (Người) | Tỷ lệ học sinh lưu ban (%) | |||||
Tổng số | Trong đó: Nữ | Tổng số | Trong đó: Nữ | Tổng số | Trong đó: Nữ | Tổng số | Trong đó: Nữ | ||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
1. Tổng số | |||||||||
2. Chia theo cấp học và lớp học | |||||||||
– Tiểu học | |||||||||
+ Lớp 1 | |||||||||
+ Lớp 2 | |||||||||
+ Lớp 3 | |||||||||
+ Lớp 4 | |||||||||
+ Lớp 5 | |||||||||
– Trung học cơ sở | |||||||||
+ Lớp 6 | |||||||||
+ Lớp 7 | |||||||||
+ Lớp 8 | |||||||||
+ Lớp 9 | |||||||||
– Trung học phổ thông | |||||||||
+ Lớp 10 | |||||||||
+ Lớp 11 | |||||||||
+ Lớp 12 | |||||||||
3. Chia theo dân tộc | |||||||||
(Ghi theo Danh mục các dân tộc Việt Nam) | |||||||||
… |
……….., ngày…tháng…năm…
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo báo cáo:
Người lập mẫu báo cáo cần đảm bảo chính xác hình thức và nội dung cho mẫu báo cáo.
Xem thêm: Dân tộc thiểu số là gì? Những dân tộc nào được gọi là dân tộc thiểu số?
Mẫu báo cáo số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban cần phải thực hiện đúng theo mẫu ban hành sẵn nhằm đảm bảo tính hình thức cho mẫu báo cáo.
Tiếp theo về nội dung mẫu báo cáo, đặc điểm của mẫu báo cáo này là về số liệu, báo cáo này hầu hết là số liệu thực tế nên số liệu rà soát phải chính xác, đảm bảo không bị sai sót để các cơ quan có thể năm bắt được số liệu chính xác.
Cột A: ghi các tiêu chí về tổng số, chia theo cấp học và lớp học, chia theo dân tộc;
Cột B ghi mã số của các tiêu chí;
Cột 1: Tổng số học sinh bỏ học;
Cột 2: Tổng số học sinh nữ bỏ học;
Cột 3: Tỷ lệ học sinh bỏ học;
Cột 4: Tỷ lệ học sinh nữ bỏ học;
Xem thêm: Đối tượng tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú
Cột 5: Tổng Số học sinh lưu ban;
Cột 6: Tổng số học sinh nữ lưu ban;
Cột 7: Tỷ lệ học sinh lưu ban;
Cột 8: Tỷ lệ học sinh nữ lưu ban.
4. Những nội dung liên quan đến học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban:
4.1. Mục đích và yêu cầu những nội dung liên quan đến báo cáo số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban:
Theo quy định của thông tư này thì chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc áp dụng đối với Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh nhằm thu thập thông tin đối với các chỉ tiêu thống kê được quy định phục vụ cho quá trình nắm bắt rà soát của Ủy ban dân tộc.
Chủ thể có thẩm quyền: Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc là chủ thể có thẩm quyền thực hiện ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc.
Đơn vị thực hiện báo cáo: Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh.
Đơn vị nhận báo cáo: Ủy ban Dân tộc (Vụ Kế hoạch – Tài chính).
Xem thêm: Xác định và lựa chọn dân tộc cho con khi đăng ký khai sinh
Yêu cầu về báo cáo số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban: Thông tin được đơn vị báo cáo thực hiện bắt buộc phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, thống nhất và đúng thời gian quy định. Việc đảm bảo tính trung thực và chính xác là yếu tố quyết định nhất của báo cáo, số liệu trên cần phải chính xác mới phản ánh được tình hình trên địa bàn, nắm bắt được số lượng cụ thể nghỉ học, lưu ban trên địa bàn.
Số liệu ghi nhận trên báo cáo cần thống nhất, sự thống nhất về số liệu mới thể hiện được thực trạng trên địa bàn, thể hiện chính xác được tình trạng cần khắc phục.
Để kịp thời báo cáo về tình hình học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban được kịp thời thì đơn vị thực hiện báo cáo cần báo cáo đúng thời gian quy định, báo cáo đúng kỳ và đúng thời gian được giao để tình hình trên địa bàn được cập nhật kịp thời, tránh việc đơn vị nhận báo cáo không thể nắm bắt kịp thời tình hình số lượng học sinh bỏ học, lưu ban trên địa bàn.
Phạm vi của báo cáo số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban: Số liệu báo cáo thống kê tổng hợp trong hệ thống biểu mẫu thuộc phạm vi quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
4.2. Quy định về kỳ báo cáo và phương thức báo cáo của báo cáo số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban:
Kỳ báo cáo được hiểu là khoảng thời gian nhất định quy định đối tượng báo cáo thống kê phải thể hiện kết quả hoạt động bằng số liệu theo các tiêu chí thống kê trong biểu mẫu báo cáo thống kê.
Kỳ báo cáo được ghi ở dưới tên của từng biểu mẫu thống kê và được tính theo ngày dương lịch, kỳ báo cáo thông thường sẽ là 1 năm. Khi tổng kết thường năm, số liệu về việc học sinh bỏ học, lưu ban sẽ được tổng kết từng năm và thực hiện báo cáo theo kỳ báo cáo.
Ngày nhận báo cáo được ghi theo mẫu báo cáo, cụ thể tại góc trên bên trái của từng biểu mẫu thống kê sẽ ghi ngày nhận báo cáo.
Ngày nhận báo cáo được xem là ngày văn bản báo cáo về đến cơ quan có trách nhiệm nhận báo cáo hoặc đến hộp thư tiếp nhận.
Xem thêm: Mẫu đơn xin xác nhận ưu tiên người dân tộc thiểu số và hướng dẫn viết đơn mới nhất
Theo quy định tại thông tư này thì báo cáo số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban được báo cáo thống kê được gửi dưới 02 hình thức:
Hình thức thứ nhất: Biểu mẫu thống kê tổng hợp số liệu, có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng đơn vị và tên người lập biểu để thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu, xử lý số liệu. Biểu mẫu thống kê tổng hợp này được thực hiện bằng văn bản, văn bản thể hiện đầy đủ các nội dung báo cáo bao gồm cả số liệu và các nội dung khác.
Địa điểm nộp báo cáo: Trường hợp báo cáo được thực hiện theo hình thức Biểu mẫu thống kê tổng hợp số liệu thì báo cáo được gửi về Ủy ban Dân tộc (Vụ Kế hoạch – Tài chính), số 80, Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, Hà Nội.
Hình thức thứ hai: Tệp dữ liệu báo cáo cập nhật trực tiếp (online) trên hệ thống phần mềm thống kê hoặc gửi qua thư điện tử.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về báo cáo số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban cũng như các nội dung về bỏ học, lưu ban và các nội dung khác.
Xem thêm: Đảng viên là người dân tộc thiểu số sinh con thứ ba có bị kỷ luật không?