Mẫu bài thu hoạch về vấn đề dân tộc tôn giáo hay và ngắn gọn

Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước? Chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước? Mối quan hệ Dân tộc – Tôn giáo trong giai đoạn hiện nay?

Bài thu hoạch được các đối tượng tham gia bồi dưỡng thực hiện. Trong các vấn đề về dân tộc và tôn giáo, phải có nhận thức đúng đắn để tham gia hiệu quả vào công tác quản lý nhà nước. Dân tộc và tôn giáo đều mang đến nét đa dạng, bản sắc đặc trưng và riêng biệt. Các khía cạnh của bài thu hoạch phải triển khai trên các chính sách được Đảng và Nhà nước thực hiện. Từ đó thấy được mối liên hệ, ràng buộc giữa tính dân tộc và tôn giáo trong giai đoạn hiện nay.

1. Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước:

1.1. Phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:

Dân tộc thiểu số là các đối tượng có điều kiện kinh tế hết sức khó khăn. Người dân thuộc nhóm dân tộc dễ bị tụt hậu nhất trong quá trình phát triển của đất nước.

Nhờ vào những chính sách của nhà nước, đời sống vật chất và tinh thần của người dân tộc thiểu số được nâng cao. Được cải thiện và dần tiếp cận các điều kiện phát triển đất nước. Tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, cơ sở hạ tầng được xây dựng ngày càng hiện đại và khang trang hơn. Đáp ứng các nhu cầu đi lại, làm việc và sinh hoạt. Trẻ em được đến trường, được đảm bảo môi trường học tập và nâng cao chất lượng y tế tại các địa bàn khó khăn.

Quyết định số 499/QĐ-TTg thực hiện Theo Chương trình Bảo vệ và Phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2021 – 2030 tại. Qua đó đã hỗ trợ cải thiện tình trạng tụt hậu, kém phát triển của các dân tộc thiểu số rất ít người.

Giải pháp:

– Xây dựng chương trình hành động để phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tiếp cận trực tiếp điều kiện để phát triển các ngành nghề kinh tế phù hợp.

– Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng cán bộ, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số. Nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ quản lý, để người dân được chăm lo tốt ở đời sống. Đảm bảo tỉ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

– Phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc. Mang đến điều kiện cơ bản cho phát triển chung của đất nước. Tiếp tục chú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng, y tế, văn hóa và giáo dục.

– Phối hợp giữa nhiều cơ quan, nhiều bộ, ngành để xây dựng chính sách phù hợp. Giúp người dân được tiếp cận các lĩnh vực và nhu cầu đa dạng. Thực hiện có hiệu quả và đảm bảo sự phát triển của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo kịp sự phát triển của đất nước. Không bỏ lại hay đẩy lùi đối với một số vùng kém phát triển của đất nước.

1.2. Tăng cường cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số:

Trong những năm gần đây công tác cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số đã có những bước tiến vượt bậc, ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ này được đào tạo đóng góp nhiều trong bình đẳng giới tính. Cũng như mềm mỏng, linh hoạt, khéo léo trong hoạt động quản lý nhà nước.

Tuy nhiên vẫn chưa thực sự đảm bảo về số lượng và chất lượng trong đội ngũ quản lý.

Giải pháp:

– Tăng cường bồi dưỡng, giáo dục để người dân tộc thiểu số nỗ lực học tập, rèn luyện để trưởng thành, chống tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước. Họ phải xác định được vai trò, trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội. Cũng như nhận thức được các chất lượng sống mới nếu biết cố gắng phấn đấu.

– Xây dựng cơ chế tuyển dụng người dân tộc thiểu số làm việc tại các cơ quan đặc thù thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Được nâng cao chất lượng học tập, nâng cao mặt bằng chung trong hiểu biết và tuân thủ pháp luật. Từ đó giúp các chuẩn mực đạo đức, giúp pháp luật đến gần hơn.

– Tăng cường công tác bồi duỡng kiến thức pháp luật, kiến thức kinh tế. Xây dựng đề án đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số. Đặc biệt là ở cấp xã để bổ sung cán bộ làm công tác dân tộc.

– Xây dựng cơ chế tuyển dụng, đào tạo, luân chuyển cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số. Thực hiện phù hợp trong chính sách quản lý đồng bộ đất nước.

1.3. Vai trò của báo chí với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:

Tuyên truyền và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đến với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các tư tưởng này là kim chỉ nam trong hoạt động quản lý nhà nước. Cũng như mang đến chuẩn mực, nỗ lực và hiệu quả trong tấm gương của Bác.

Ủy ban dân tộc thực hiện cấp ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Phản ánh chân thực, tiếp cận và tăng cường nhận thức cho người dân. Giúp người dân tiếp nhận, cập nhật thường xuyên về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao hiểu biết pháp luật. Cũng như có phương tiện nhận thức, hiểu biết thêm về xã hội, về con chữ và kiến thức.

Báo, tạp chí còn giúp truyền bá tri thức, đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa, lễ hội truyền thống và tuyên truyền người dân tuân thủ, sống, học tập và làm việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh, theo pháp luật.

Giải pháp:

– Vận động người dân tộc thiểu số ở miền núi tích cực học tập, rèn luyện theo tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua công tác tuyên truyền trên các báo, tạp chí. Phải noi gương theo Bác, phải có mục tiêu rõ ràng trong phấn đấu để thay đổi cuộc đời. Nhà nước chỉ có thể hỗ trợ, giúp đỡ nếu họ có quyết tâm, có năng lực.

– Biên tập các báo, tạp chí theo hướng ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu, phù hợp với trình độ dân trí của từng dân tộc thiểu số, từng vùng trên đất nước. Nội dung, hình thức phải phù hợp trong nhu cầu tiếp cận của người dân tộc. Đồng thời cũng phải trình bày một cách đúng khuôn khổ, hấp dẫn, kết hợp ảnh và cỡ chữ để người dân dễ dàng tiếp thu thông tin được truyền tải.

– Tăng cường những đầu số báo có chất lượng nội dung tốt, có tính xây dựng. Hình thức thể hiện phù hợp với trình độ dân trí, phong tục, lao động, sản xuất của đồng bào. Từ đó khơi dậy sự hứng khởi, nhiệt huyết cũng như định hướng thay đổi cho mục tiêu phấn đấu của họ.

2. Chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước:

Thực hiện nhiều chính sách quan tâm đến công tác tôn giáo, tạo được khối đại đoàn kết dân tộc. Phải xem xét đến các nét riêng biệt và đặc trưng của tôn giáo để giữ gìn.

Đảng, Nhà nước luôn chú trọng đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Giúp người dân có được đời sống tinh thần ổn định, phong phú, còn nguyên giá trị. Đây là nội dung cốt lõi trong quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Cũng như là quyền cơ bản của công dân trong nhu cầu sống, tiếp cận tôn giáo của họ. Hiến pháp năm 2013 đã đã ghi nhận rõ là mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Tôn giáo, tín ngưỡng là nhu cầu chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tôn giáo đã Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật. Miễn là không trái quy định pháp luật, không mang tính chất tiêu cực.

Giải pháp:

– Phát huy sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân. Quan tâm giải quyết nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Khuyến khích phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo.

– Ngăn chặn, làm thất bại những luận điệu sai trái, gây chia rẽ, mất đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch.

– Khuyến khích phát huy những giá trị tốt đẹp của tôn giáo trong công cuộc xây dựng đất nước, đặc biệt là giá trị nhân văn, hướng thiện của tôn giáo.

– Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện các hoạt động trái pháp luật, gây chia rẽ nhân dân, chia rẽ dân tộc.

– Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tôn giáo và tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với tình hình mới của đất nước.

3. Mối quan hệ Dân tộc – Tôn giáo trong giai đoạn hiện nay:

Trong những năm gần đây, đời sống tín ngưỡng, tâm linh, tôn giáo của đồng bào các dân tộc thiểu số có nhiều biến động lớn. Từ đó làm xuất hiện những biểu hiện mới trong quan hệ dân tộc – tôn giáo. Phải kể đến là những thay đổi, những sự du nhập hay mất đi của một số tín ngưỡng tôn giáo. Nhà nước phải quan tâm, chủ động điều chỉnh để tín ngưỡng tôn giáo được thể hiện đúng giá trị của nó.

Sự du nhập của các tôn giáo đã khiến cho mối quan hệ dân tộc – tôn giáo ở những vùng dân tộc thiểu số có nhiều biến đổi. Tùy thuộc vào tính chất du nhập mà yếu tố tích cực, tiêu cực có thể được phản ánh.

+ Làm hình thành nên các cộng đồng dân tộc – tôn giáo, gắn kết các nhóm tộc người. Tạo điều kiện cho các dân tộc mở rộng giao lưu với các tộc người khác. Khi đó, người dân tộc được tiếp cận, được tham gia vào nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Họ được trải nghiệm, được học hỏi để nâng cao nhận thức, chất lượng đời sống tinh thần.

+ Có thể góp phần vào sự ổn định chính trị – xã hội hoặc cũng có thể làm rạn nứt các mối quan hệ cộng đồng. Khi mà các yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo du nhập bị biến tướng, không được quản lý nghiêm ngặt. Sự xuất hiện của các tôn giáo mới ngoài việc gắn kết các giá trị văn hóa thì còn tiềm ẩn nguy cơ gây mất đoàn kết khối đại đoàn kết dân tộc. Nhiều người dân tộc thiểu số bị các thế lực thù địch lợi dụng, gây tác động xấu đến niềm tin của một bộ phận người dân đối với Đảng, Nhà nước. Họ không nhận thức hết được pháp luật, về hành vi sai trái hay hậu quả có thể gây ra.

Trong bối cảnh mới, cần đẩy mạnh công tác dân tộc tôn giáo để tuyên truyền cho người dân hiểu đúng về chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước. Đồng thời nâng cao nhận thức về pháp luật và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trong thời đại mới. Từ đó triển khai và xây dựng các chính sách cụ thể để tiếp cận hiệu quả với người dân.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )