Lý thuyết về giá là gì? Cung, cầu và mối quan hệ với lí thuyết về giá

Hiện nay với nhu cầu về hàng hóa và sản phẩm tiêu dùng của con người ngày càng tăng lên như chúng ta thấy cung và cầu tăng hay giảm cũng sẽ tác động tới giá cả trên thị trường của các loại sản phẩm. Chính vì thế các doanh nghiệp cần xem xét dựa trên các lí thuyết về giá.

1. Lí thuyết về giá là gì?

Chắc hẳn nói về giá thì có rất nhiề các lí thuyết khác nhau, nên trong bài viết này chúng ta sẽ xem xét cơ chế thị trường thông qua việc khảo sát sự vận hành của một thị trường hàng hóa riêng biệt. Đây là một khuôn mẫu phân tích tổng quát có thể áp dụng cho các thị trường khác nhau, dù đó là thị trường lúa, gạo hay thị trường xe máy; thị trường đầu ra như thị trường quần, áo hay thị trường đầu vào như thị trường máy dệt; thị trường hàng hóa hữu hình như thị trường máy tính hay thị trường dịch vụ như thị trường cắt tóc.

Tấ nhiên khi đề cập tới một thị trường chung, có ý nghĩa tổng quát, chúng ta sẽ xuất phát từ một loại thị trường đơn giản nhất: một thị trường có tính chất cạnh tranh, gồm nhiều người mua, người bán, không ai có khả năng chi phối giá cả hàng hóa. Chúng ta sẽ xem xét các yếu tố cơ bản của thị trường như cầu, cung thể hiện như thế nào, tương tác với nhau ra sao để xác định mức giá cân bằng, và những yếu tố gì sẽ làm cho mức giá này thay đổi. Hiểu được những điều này là nền tảng quan trọng để nắm bắt những vấn đề phức tạp khác của nền kinh tế thị trường.người mua và người bán tiến hành sự trao đổi hàng hóa với nhau.

Lí thuyết về giá trong tiếng Anh là Price Theory hoặc Theory of Price.

Cơ bản của lí thuyết về giá là một lí thuyết kinh tế theo lí thuyết này thì với giá cho bất kì hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể nào cũng đều dựa trên mối quan hệ giữa cung và cầu. Lí thuyết về giá đưa ra các giả thuyết và các nhận định để chỉ ra rằng giá thị trường tối ưu nhất cho hàng hóa hoặc dịch vụ nằm tại điểm mà lợi ích thu được từ những người yêu cầu hàng hóa đáp ứng được chi phí cận biên của người bán.

Lí thuyết về giá là một nguyên tắc kinh tế vi mô sử dụng khái niệm cung và cầu để xác định điểm giá phù hợp cho hàng hóa hoặc dịch vụ, với mục tiêu là đạt được trạng thái cân bằng, trong đó số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp phù hợp với nhu cầu và khả năng mua hàng hóa, dịch vụ của thị trường

Khái niệm này cho phép sự điều chỉnh giá khi điều kiện thị trường thay đổi.

Ví dụ: giả sử các lực lượng thị trường xác định rằng một sản phẩm X có giá 5 USD. Do đó, người mua sản phẩm X sẵn sàng từ bỏ lợi ích của 5 USD để sở hữu nó, và người bán X nhận thấy rằng 5 USD là một mức giá hợp lí cho sản phẩm này. Lí thuyết xác định giá đơn giản này là một trong những nguyên tắc cốt lõi của lí thuyết kinh tế.

2. Cung, cầu và mối quan hệ với lí thuyết về giá:

Cung biểu thị số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà thị trường có thể cung cấp, gồm hàng hóa hữu hình hoặc hàng hóa vô hình. Trong mỗi trường hợp, nguồn cung có sẵn là hữu hạn.

Cầu biểu hiện mong muốn của thị trường đối với mặt hàng hữu hình hoặc vô hình. Bất cứ lúc nào, cũng chỉ có một số lượng người tiêu dùng tiềm năng sẵn có. Nhu cầu có thể dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau ví dụ như giá trị cảm nhận của một mặt hàng, hoặc khả năng chi trả bởi thị trường tiêu dùng.

Cân bằng xảy tại điểm giá sao cho số lượng mặt hàng có sẵn - nguồn cung, được tiêu thụ bởi các khách hàng tiềm năng. Nếu giá quá cao, khách hàng có thể không mua hàng hóa hoặc dịch vụ, dẫn đến nguồn cung dư thừa. Ngược lại, nếu giá quá thấp, nhu cầu có thể vượt xa nguồn cung sẵn có.

Các nhà kinh tế sử dụng lí thuyết về giá để tìm giá bán mà tại đó cung và cầu càng gần mức cân bằng càng tốt.

3. Ví dụ thực tiễn về lí thuyết về giá:

Các công ty thường phân biệt các dòng sản phẩm của họ theo chiều dọc so với chiều ngang theo sự khác biệt về mức độ sẵn lòng của người tiêu dùng cho việc trả tiền cho chất lượng.

Theo một bài báo được xuất bản trong Khoa học Marketing của Michaela Draganska thuộc Đại học Drexel và Dipak C. Jain của INSEAD, có nhiều công ty cung cấp các sản phẩm không khác biệt về chất lượng nhưng khác nhau về màu sắc hoặc hương vị.

Chẳng hạn Apple cung cấp các mẫu iPhone với giá cả và tính năng khác nhau, nhưng mỗi mẫu có nhiều màu sắc được bán cùng giá. Nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng một mức giá thống nhất cho tất cả các sản phẩm trong cùng một dòng sản phẩm là chính sách giá tốt nhất.

Nếu Apple tính giá cao hơn cho iPhone X màu bạc so với iPhone X màu xám, thì nhu cầu về mẫu iPhone màu bạc bạc có thể giảm, nguồn cung của mẫu iPhone màu bạc sẽ tăng và Apple có thể buộc phải giảm giá của của sản phẩm đó.

4. Các yếu tố ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa:

Chi phí sản xuất:

yếu tố ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa chúng tôi đề cập đầu tiên đó là về các loại chi phí sản xuất là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng trực tiếp đến việc định giá của bất kỳ một sản phẩm. Bằng một phép tính đơn giản, chúng ta có thể hình dung được rằng, để doanh nghiệp có thể có lợi nhuận thì giá sản phẩm bán ra phải lớn hơn tổng chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó. Chính vì thế, chi phí sản xuất trên mỗi sản phẩm càng lớn thì giá sản phẩm sẽ càng cao và ngược lại.

Cung cầu hàng hóa trên thị trường

Một trong những điều quan trọng là phải tìm hiểu về các nguyên tắc cơ bản của cung và cầu đối với hàng hóa. Nhà đầu tư có thể cập nhật những thông tin này thông qua các sàn giao dịch hàng hóa, tổ chức thương mại và cơ quan chính phủ.

Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa sẽ có xu hướng giảm; và ngược lại, nếu cầu lớn hơn cung thì giá hàng hóa sẽ có xu hướng tăng lên. Khi hiểu rõ và nắm bắt được quy luật này thì khả năng thu lại mức lợi nhuận tối ưu của bạn là rất cao.

Giá cả hàng hàng hóa bị ảnh hưởng bởi giá trị của hàng hóa

Từ lâu, giá trị hàng hóa luôn tỷ lệ thuận với giá cả của mình. Khi hàng hóa có giá trị càng cao thì giá cả càng lớn và ngược lại. Thông thường, yếu tố này sẽ có xu hướng ít biến động hơn các yếu tố khác.

Sức mua của người tiêu dùng

Tiền chính là phương thức thanh toán cho mọi hợp đồng mua bán. Chính vì vậy, nếu có bất kỳ sự thay đổi quá mức nào trong cung tiền thì đồng thời cũng gây ra sự biến động mạnh về giá cả hàng hóa.

Sự cạnh tranh trực tiếp giữa các doanh nghiệp ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa cụ thể như nếu một số doanh nghiệp có thể bán sản phẩm với mức giá bằng hoặc thấp hơn chi phí sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định với mục tiêu cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần. Để làm được điều đó, buộc doanh nghiệp phải có nguồn tài chính dồi dào. Bên cạnh đó với một số doanh nghiệp có nguồn tài chính eo hẹp sẽ không thể áp dụng phương thức này.

Tài chính của doanh nghiệp có được thông qua các nguồn: Vốn từ các thành viên sáng lập công ty, vốn đầu tư từ các cổ đông, chênh lệch giá trị của cổ phiếu, lợi nhuận thu được thông qua hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp có nguồn tài chính càng dồi dào thì sẽ có nhiều sự lựa chọn trong công tác định giá sản phẩm.

Sự cạnh tranh trực tiếp của các doanh nghiệp cũng là một yếu tố tác động trực tiếp khiến giá cả hàng hóa tăng vọt trong một khoảng thời gian nhất định.

Kết luận: Từ các nội dung chúng tôi đã đề cập tới như trên ta thấy đầu tư là một con đường dài, vì vậy mỗi nhà đầu tư cần phải kiên trì với quyết định của mình và có cái nhìn tổng quát thì mới có thể đạt được mức lợi nhuận tối đa. Thông qua những phân tích nêu trên về các yếu tố ảnh hưởng đến giá hàng hóa của thị trường, chúng tôi hy vọng nhà đầu tư đã có thêm những kiến thức hữu ích để thành công hơn trên thị trường đầy tiềm năng này.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )