Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Tài chính ngân hàng
    • Kế toán Kiểm toán
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Lý luận nhà nước và pháp luật là môn gì? Nghiên cứu những gì?

Tư vấn pháp luật

Lý luận nhà nước và pháp luật là môn gì? Nghiên cứu những gì?

  • 23/05/202223/05/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    23/05/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Lý luận nhà nước và pháp luật là gì? Môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật nghiên cứu gì? Đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nội dung môn lý luận nhà nước và pháp luật?

    Dựa trên cơ sở học thuyết Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và nhà nước, tri thức chung của nhân loại về nhà nước và pháp luật, các nhà khoa học pháp lý Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra rất nhiều quan điểm, trình bày về ngành khoa học Lý luận nhà nước và pháp luật, là cơ sở nền tảng, tiền đề tư tưởng khoa học cho các ngành khoa học pháp lý khác nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn trong từng vấn đề nhà nước và pháp luật. Tương ứng với ngành khoa học Lý luận chung nhà nước và pháp luật, môn học Lý luận chung nhà nước và pháp luật được ra đời và đưa vào chương trình đào tạo ở các cơ sở đào tạo luật.

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Lý luận nhà nước và pháp luật là gì?
    • 2 2. Đối tượng nghiên cứu của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật:
    • 3 3. Nội dung nghiên cứu của môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật:
    • 4 4. Mục đích và phương pháp học của môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật:

    1. Lý luận nhà nước và pháp luật là gì?

    Xét dưới góc độ khoa học, Lý luận về nhà nước và pháp luật là ngành khoa học thuộc các ngành khoa học xã hội, bao gồm hệ thống các tri thức chung, cơ bản, quan trọng nhất về nhà nước và pháp luật, về những quy luật phát sinh, tồn tại và phát triển đặc thù của nhà nước và pháp luật, về những mối liên hệ cơ bản, những nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức quyền lực nhà nước, xây dựng và thực hiện pháp luật,.. được hình thành và phát triển trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, có tiếp thu và phát triển tinh hoa trí tuệ của loài người về nhà nước và pháp luật, cũng như những thành tựu nghiên cứu mới của khoa học pháp lý đương đại.

    Xét dưới góc độ là một môn học, Lý luận chung về nhà nước và pháp luật là hệ thống tri thức của ngành khoa học lý luận nhà nước và pháp luật được biên soạn thành nội dung chương trình phù hợp để truyền đạt cho đối tượng người học nhất định, từ đó làm hình thành nên môn học này. Trong hệ thống các môn học của các cơ sở đào tạo cử nhân Luật, Lý luận chung về nhà nước và pháp luật là môn học bắt buộc, là môn học pháp lý cơ sở, nền tảng cho các môn học khác.

    Lý luận nhà nước và pháp luật tiếng Anh là  “General theory of the state and law”.

    2. Đối tượng nghiên cứu của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật:

    Đối tượng nghiên cứu của khoa học được hiểu là những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất được đặt ra mà khoa học phải giải quyết trên cơ sở phân tích thực tiễn để tìm ra chân lý khách quan.

    Để trả lời cho câu hỏi : Môn lý luận chung nhà nước và pháp luật nghiên cứu gì ? trước hết, ta cần tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học này. Tuy nhiên, một vấn đề thực tế cho thấy, nhà nước và pháp luật là hai đối tượng nghiên cứu không chỉ đối với lý luận chung nhà nước và pháp luật, mà còn là đối tượng nghiên cứu của một số ngành khoa học xã hội như triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, chính trị học và các khoa học pháp lý khác.

    Mỗi ngành khoa học xã hội nói trên đều có những phạm vi nghiên cứu riêng : Nếu như triết học là khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của thế giới và sự nhận thức thế giới, ở đó triết học Mác-Lênin nghiên cứu nhà nước và pháp luật chùng với các hiện tượng xã hội khác một cách chung nhất, khái quát nhất chứ không đi sâu nghiên cứu từng vấn đề cụ thể của nhà nước và pháp luật ; thì nhà nước và pháp luật cũng là đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị học Mác-Lênin những kinh tế chính trị học Mác-Lênin chỉ nghiên cứu vai trò của nhà nước và pháp luật trong việc điều hành nền kinh tế và phân phối sản phẩm lao động xã hội chứ không đi sâu nghiên cứu các vai trò khác của nhà nước và pháp luật ; hay việc nghiên cứu nhà nước và pháp luật của chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ diễn ra trong phạm vi nghiên cứu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với những vấn đề cụ thể như : sự ra đời của nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, vai trò của nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, các chứ năng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ; chính trị học Mác-Lênin nghiên cứu nhà nước và pháp luật trên cơ sở gắn nhà nước, pháp luật với việc thực hiện quyền lực chính trị trong xã hội. Một số vấn đề quan trọng về nhà nước và pháp luật được đề cập đến như quyền lực nhà nước, mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước với các dạng quyền lực chính trị khác, vai trò của nhà nước, pháp luật trong việc thực hiện quyền lực chính trị…

    Khoa học pháp lý ở Việt Nam hiện nay được chia thành 4 nhóm chính:

    – Một là, các khoa học pháp lý lý luận- lịch sử (gồm: lý luận chung về nhà nước và pháp luật, lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, lịch sử tư tưởng chính trị-pháp lí) ;

    – Hai là các khoa học pháp lý chuyên ngành luật ví dụ như Luật Hiến pháp Việt Nam, Luật hành chính, Luật hình sự,… ;

    Xem thêm: Tính giai cấp là gì? Vì sao nói pháp luật mang tính giai cấp?

    – Ba là các khoa học pháp lý ứng dụng như tội phạm học, giám định pháp y, điều tra tội phạm ;

    – Bốn là khoa học luật quốc tế. Tất cả các khoa học pháp lý trên đều nghiên cứu những vấn đề nhà nước và pháp luật, những mỗi ngành khoa học sẽ có đối tượng nghiên cứu riêng.

    Ví dụ: Đối tượng nghiên cứu của khoa học Luật hình sự là nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện các vấn đề lý luận về tội phạm và hình phạt; khoa học luật dân sự nghiên cứu bản thân các quy phạm pháp luật dân sự, tính mâu thuẫn và thống nhất của nó, việc áp dụng luật dân sự trong đời sống xã hội, đưa ra những giải thích có tính khoa học các quy phạm pháp luật dân sự,..

    Như vậy, nếu lý luận nhà nước và pháp luật đã là một ngành khoa học điển hình, cơ bản thì việc nó có đối tượng nghiên cứu riêng là hoàn toàn hợp lý, cụ thể, đối tượng nghiên cứu của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật là những vấn đề cơ bản sau :

    – Những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của nhà nước và pháp luật, chẳng hạn, nguồn gốc, đặc trưng, bản chất, chức năng, bộ máy, hình thức, vai trò của nhà nước ; vị trí vai trò, mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, nhà nước pháp quyền,… nguồn gốc, đặc trưng, bản chất, chức năng, hình thức, vai trò và giá trị xã hội của pháp luật, hình thức pháp luật, cơ chế điều chỉnh pháp luật.

    – Những quy luật và những vấn đề có tính quy luật gắn với sự phát sinh, tồn tại và phát triển của nhà nước và pháp luật.

    – Các mỗi quan hệ, liên hệ cơ bản, điển hình, phổ biến của nhà nước và pháp luật như giữa nhà nước với cá nhân, nhà nước với pháp luật, nhà nước pháp luật với các hiện tượng xã hội khác, giữa các bộ phận cấu thành nhà nước, pháp luật…

    – Những nguyên tắc, quy tắc, phương pháp, hình thức về tổ chức quyền lực nhà nước, thiết lập trật tự pháp luật và pháp chế ; xây dựng và thực hiện pháp luật những công cụ và giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả của nhà nước và pháp luật…

    Xem thêm: Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản

    3. Nội dung nghiên cứu của môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật:

    Lý luận chung về nhà nước và pháp luật được biên soạn thành nội dung chương trình học trong nhiều tài liệu ví dụ như giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Trường đại học Kiểm sát, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Đại học quốc gia Hà Nội,.., bên cạnh giáo trình, nội dung môn học còn được chứa đựng trong các tài liệu khoa học khác trong nước và ngoài nước như sách chuyên khảo, sách hướng dẫn, bài đăng tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học,.. Nội dung môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật không bao gồm tất cả tri thức của khoa học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật mà chỉ chứa đựng những tri thức cơ bản nhất, chủ yếu nhất và quan trọng nhất của của khoa học ấy. Vậy, môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật nghiên cứu gì ? bao gồm những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật :

    (i) Phần Lý luận Nhà nước: phân tích các khái niệm cơ bản bản về nhà nước, các quan điểm khác nhau về nguồn gốc, bản chất nhà nước, vai trò, chức năng bộ máy nhà nước, các mối liên hệ của nhà nước, các kiểu và hình thức Nhà nước v. v. Nội dung môn học có chủ đề Nhà nước pháp quyền và hệ thống chính trị. Lý luận nhà nước bao gồm những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước nói chung và những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam.

    (ii) Lý luận Pháp luật gồm các vấn đề cơ bản sau đây: sự hình thành, phát triển của pháp luật, các trường phái pháp luật; các khái niệm cơ bản về pháp luật, vai trò, giá trị, các mối liên hệ của pháp luật, hình thức, nguồn pháp luật; kiểu lịch sử của pháp luật, quy phạm và quan hệ pháp luật, ý thức pháp luật; pháp chế; thực hiện và áp dụng luật; hệ thống pháp luật; xây dựng pháp luật; cơ chế điều chỉnh pháp luật, tổng quan về các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới.

    4. Mục đích và phương pháp học của môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật:

    Môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật có mục đích trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, chủ yếu, quan trọng nhất về nhà nước và pháp luật, giúp người học có được phương pháp tư duy đúng đắn, khoa học về tất cả các vấn đề của nhà nước và pháp luật, trên cơ sở đó, người học có thể tiếp tục học tập các môn học khác.

    Để học tập tốt được môn học này, người học cần chủ động, tự giác, tích cực tìm tòi, học tập nghiên cứu dưới các hình thức và bằng những phương pháp thích hợp (phân tích và tổng hợp, tiếp cận hệ thống, so sánh, lịch sử và logic,…) , khoa học; kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, giữa môi trường học tập tại nhà trường và ngoài nhà trường, thường xuyên cải tiến phương pháp học tập, tích cực học hỏi từ thầy cô, bạn bè. Tuy tính chất của môn này là lý luận và rất khó nên yêu cầu người học phát rất nghiêm túc thì mới phát huy được hiệu quả

    Xem thêm: Các câu hỏi môn lý luận nhà nước và pháp luật

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc công ty

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 10.245 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Lý luận Nhà nước và pháp luật


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Phân tích mối quan hệ giữa Nhà nước và pháp luật? Lấy ví dụ?

    Khái niệm về nhà nước và pháp luật? Nguồn gốc ra đời của nhà nước và pháp luật? Phân tích mối quan hệ giữa Nhà nước và pháp luật? Ví dụ mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật?

    Các câu hỏi môn lý luận nhà nước và pháp luật

    Các câu hỏi môn lý luận nhà nước và pháp luật. Các câu hỏi bán trắc nghiệm.

    Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản

    Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản. Sự vận dụng nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở một số nước tư sản điển hình.

    Tính giai cấp là gì? Vì sao nói pháp luật mang tính giai cấp?

    Tính giai cấp là gì? Tính giai cấp của pháp luật? Vì sao nói pháp luật mang tính giai cấp? Phân tích tính giai cấp của pháp luật?

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Khu công nghiệp sinh thái là gì? Hiện trạng và xu hướng?

    Khu công nghiệp sinh thái là gì? Hiện trạng khu công nghiệp sinh thái? xu hướng khu công nghiệp sinh thái?

    Lãnh đạo là gì? Phân loại lãnh đạo? Phân biệt với quản lý?

    Lãnh đạo là gì? Phân loại lãnh đạo? Phân biệt lãnh đạo với quản lý?

    Stalk là gì? Stalk Facebook là gì? Cách thoát khỏi bị stalk?

    Stalk là gì? Stalk Facebook là gì? Cách thoát khỏi tình trạng bị stalk?

    VMware là gì? Cách thức, chức năng và tính năng hoạt động?

    VMware là gì? Chức năng của VMware? Cách thức hoạt động của VMware? Tính năng hoạt động của VMware?

    Điều dưỡng đa khoa là gì? Vai trò, nhiệm vụ và chức năng?

    Điều dưỡng đa khoa là gì? Vai trò của Điều dưỡng đa khoa? Nhiệm vụ của Điều dưỡng đa khoa? Chức năng của Điều dưỡng đa khoa?

    Đầu tư công là gì? Vai trò của đầu tư công đối với nền kinh tế Việt Nam?

    Đầu tư công là gì? Vai trò của đầu tư công đối với nền kinh tế Việt Nam? Quy định về nguyên tắc, nội dung và hình thức quản lý đầu tư công hiện nay. Một số giải pháp giúp hoạt động đầu tư công hiệu quả.

    Lập kế hoạch dòng tiền là gì? Các lợi ích, cách lập và lấy ví dụ?

    Lập kế hoạch dòng tiền là gì? Tầm quan trọng của lập kế hoạch dòng tiền? Lợi ích của lập kế hoạch dòng tiền? Lấy ví dụ về lập kế hoạch dòng tiền?

    Ngoại thương là gì? Ngành ngoại thương và hợp đồng ngoại thương?

    Ngoại thương là gì? Nội dung chính của hợp đồng ngoại thương. Ngành nào thuộc khối ngoại thương và vai trò của ngoại thương: Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế và mở rộng mối quan hệ đối ngoại.

    Luân chuyển ngành là gì? Nội dung và ý nghĩa của luân chuyển ngành?

    Luân chuyển ngành là gì? Luân chuyển ngành có tên trong tiếng Anh là gì? Nội dung của luân chuyển ngành? Ý nghĩa của luân chuyển ngành?

    Kinh tế xã hội là gì? Tầm quan trọng và tác động của kinh tế xã hội?

    Kinh tế xã hội là gì? Hiểu biết về kinh tế xã hội? Tầm quan trọng và tác động của kinh tế xã hội? Kinh tế xã hội và các giai cấp xã hội?

    Đầu cơ là gì? Những sự khác biệt giữa đầu cơ và đầu tư?

    Đầu cơ là gì? Nhà đầu cơ là gì? Một số nhà đầu cơ phổ biến trên thị trường? Tác động đầu cơ đến nền kinh tế? Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu cơ? Những sự khác nhau giữa đầu cơ và đầu tư? Đầu tư và đầu cơ cái nào tốt hơn?

    Lợi nhuận gộp là gì? Đặc trưng và công thức tính lợi nhuận gộp?

    Lợi nhuận gộp là gì? Đặc trưng và công thức tính lợi nhuận gộp? Lợi nhuận gộp sẽ xuất hiện trên báo cáo thu nhập của công ty và có thể được tính bằng cách trừ đi giá vốn hàng bán từ doanh thu. Sự khác biệt giữa lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận gộp.

    Thanh toán quốc tế là gì? Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu?

    Thanh toán quốc tế là gì? Đặc điểm của thanh toán quốc tế? Vai trò của thanh toán quốc tế? Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu?

    Tỷ giá hối đoái là gì? Phân loại, tác động và phương pháp xác định?

    Tỷ giá hối đoái là gì? Phân loại tỷ giá hối đoái? Các loại chế độ tỷ giá hối đoái hiện nay? Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái? Tác động của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế?

    Biên độ lãi suất là gì? Biên độ lãi suất ảnh hưởng tới lãi suất vay thế nào?

    Biên độ lãi suất là gì? Biên độ lãi suất ảnh hưởng tới lãi suất vay thế nào? Biên độ lãi suất của một số ngân hàng lớn tại Việt Nam hiện nay. Những lưu ý trước khi quyết định vay vốn ngân hàng. Nên lựa chọn hình thức trả lãi nào?

    Rủi ro là gì? Nguyên nhân và các loại rủi ro trong bảo hiểm?

    Tìm hiểu về rủi ro là gì? Một số nguyên nhân khiến rủi ro xuất hiện? Phân loại các loại rủi ro trong bảo hiểm?

    Offer là gì? Ý nghĩa thuật ngữ Offer trong kinh doanh là gì?

    Offer là gì? Ý nghĩa thuật ngữ Offer trong kinh doanh là gì? Ví dụ hoạt động chào về hoạt động chào hàng?

    Cho thuê tài chính là gì? Đặc điểm và quy định về cho thuê tài chính?

    Cho thuê tài chính (Financial leasing) là gì? Đặc điểm và quy định về cho thuê tài chính? Lợi ích của việc cho thuê tài chính? Các hình thức cho thuê tài chính thường dùng tại Việt Nam?

    Tín dụng thương mại là gì? So sánh với tín dụng ngân hàng?

    Tín dụng thương mại là gì? Bản chất của tín dụng thương mại? Các loại tín dụng thương mại? Đặc điểm tín dụng thương mại? So sánh giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng?

    Bán phá giá là gì? Cách xác định và các biện pháp chống bán phá giá?

    Bán phá giá là gì? Cách xác định về các biện pháp chống bán phá giá? Điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Các biện pháp chống bán phá giá.

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá