Lương Thủ tướng Singapore thế nào mà khủng nhất thế giới?

Singapore là một quốc gia nhận được nhiều lời khen có cánh nhất trong mọi quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Thế giới luôn ca ngợi và cho rằng đây là một quốc gia đáng sống và có nhiều ưu điểm và chế độ đãi ngộ khác trong đời sống xã hội. Chúng ta vẫn thường được nghe về việc Thủ tướng Singapore là người có mức lương khủng và cao nhất thế giới. Vậy Lương Thủ tướng Singapore thế nào mà khủng nhất thế giới? Tại sao Thủ tướng Singapore lại đạt được mức lương cao đến vậy?

1. Thủ tướng Singapore là ai?

Thủ tướng Singapo hay còn được gọi cụ thể hơn là Thủ tướng Cộng hoà Singapo là được được Tổng thống Singapo bổ nhiệm từ một đại biểu Quốc hội có khả năng chỉ huy và giành được sự tín nhiệm của đa số đại biểu Quốc hội.

Chúc vụ Thủ tướng của nước Cộng hoà Singapo được quy định và xác lập từ năm 1959 khi Singapore giành được quyền tự trị trong Đế quốc Anh. Theo đó, Thủ tướng đầu tiên của Singapore là ông Lý Quang Diệu, cầm quyền từ năm 1959 và giữ nhiệm kỳ trong suốt hơn 30 năm và đến năm 1990 thì ông mới thôi giữ chức vụ Thủ tướng Singapore.

Thủ tướng đương nhiệm của nước Cộng hoà Singapore là ông Lý Hiển Long sinh năm 1952. Ông là Thủ tướng thứ ba của Singapore và giữ chức vụ này từ ngày 12 tháng 8 năm 2004 đến nay (đương nhiệm được 18 năm, 270 ngày). Trước khi lên nắm quyền, ông đã từng giữ chức vụ Phó Thủ tướng (1991–2004), các vị trí Bộ trưởng Tài chính, và Công thương của nước Cộng hoà Singapore.

2. Lương Thủ tướng Singapore thế nào mà khủng nhất thế giới?

Theo ghi nhận của Tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP) và tổng hợp lại trong Báo Lao động ngày 01/10/2021 thì Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đang là nhà lãnh đạo có mức lương cao nhất thế giới với mức lương được ghi nhận là 1,6 triệu USD/năm.

Chúng ta thường biết tới những nhà lãnh đạo nổi tiếng thế giới như: Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Nga Putin, ... và chúng ta luôn cho rằng họ là những người đang được hưởng mức lương cao nhất thế giới. Tuy nhiên, theo thống kê thì Tổng thống Cộng hoà Singapore Lý Hiển Long mới là người nắm giữ mức lương cao nhất thế giới. Mức lương của ông Lý Hiển Long được ghi nhận là cao gấp 12 lần so với mức lương của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Theo các nguồn tin tin cậy thì Thủ tướng Singapore đã nhiều năm liền giữ vị trí là nhà lãnh đạo có mức lương cao nhất thế giới và mức lương cao hơn so với những nhà lãnh đão khác trên thế giới từ 04 lần trở lên.

3. Tại sao Thủ tướng Singapore lại có mức lương cao nhất thế giới?

Theo thống kê của tờ báo USA Today, người đứng đầu Chính phủ nước Cộng hoà Singapore hiện tại là Thủ tướng Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong) hiện đang có thu nhập nhiều gấp 20 lần GDP bình quân đầu người của người dân nước này. Với mức lương 1,6 triệu USD/năm, ông Lý có thu nhập nhiều gấp 12 lần mức lương của Tổng thống Nga Vladimir Putin, cao gấp 04 lần so với Tổng thống Mỹ Joe Biden...

Sở dĩ, Thủ tướng Singapore là người có mức lương cao nhất thế giới bởi Singapore là một quốc gia ít xảy ra tình trạng tham nhũng nhất trên thế giới. Theo thống kê về Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI, lần đầu được công bố vào năm 1995) của Tổ chức minh bạch quốc tế (TI) cho thấy Singapore có tiềm năng là quốc gia ít xảy ra tình trạng tham nhũng nhất thế giới. Mức lương cao như vậy có thể được lý giải một phần vì chi phí sinh hoạt cao ở Singapore: Singapore là thành phố đắt đỏ nhất thế giới để sinh sống.

Bên cạnh đó, từ những năm đầu thập kỷ 1970,  sau nhiều năm kinh tế Singapore có tốc độ tăng trưởng tốt thì nước này đã chú trọng thực hiện chính sách không cần tham nhũng với biện pháp chính là trả lương cao. Theo quan điểm của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hoà Singapore thì việc trả lương thấp cho cán bộ là một nguy cơ nguy hiểm, dù là cảnh sát hay nhân viên hải quan thì việc lương thấp khiến họ phải tìm mọi cách để kiểm thêm thu nhập. Và cách để cán bộ, quan chức "kiếm thêm thu nhập" để nuôi gia đình là tham nhũng.

Theo đó, kể từ tháng 3 năm 1972 thì công chức nước này đã được hưởng lương tháng 13. Và sau đó, cứ 02 năm một lần, nhà nước Singapore lại làm một khảo sát để điều chỉnh lương cho cán bộ, công chức ở khu vực công tương ứng với khu vực tư nhân. Ngoài việc hưởng lương cứng theo từng tháng thì công chức nước này còn được hưởng tiền thưởng. Từ tháng 10 năm 1994, Singapore đã ban hành "Sách trắng về chế độ lương cạnh tranh vì một Chính phủ có năng lực và trong sạch". Trong sách này đã quy định lương của các Bộ trưởng và Công chức cấp cao tương đương với mức trung bình của 04 người được hưởng lương cao nhất trong 06 ngành nghề của khu vực tư nhân của nhà nước này là: kế toán, ngân hàng, kỹ sư, doanh nghiệp trong nước và công ty đa quốc gia.

Do những chính sách đãi ngộ tốt về chế độ tiền lương cho công chức Singapore nên nước này có tỷ lệ công chức tham nhũng rất thấp. Theo tỷ lệ sàng lọc, đánh giá toàn diện hàng năm thì nước này chỉ có khoảng 5% công chức không đáp ứng yêu cầu về phòng, chống tham nhũng nên phải rời ghế để nhường vị trí cho người khác. Bên cạnh đó, trong khâu tuyển chọn công chức, nhà lãnh đạo đất nước được nhà nước Singapore thực hiện kỹ càng. Các ứng viên dự tuyển vào các vị trí công chức, cán bộ lãnh đạo Nhà nước đều được Cục Điều tra tham nhũng đánh giá để bảo đảm việc tuyển chọn được những ứng viên trong sạch nhất làm việc trong bộ máy công quyền.

Từ những lý do trên, chúng ta có thể thấy chế độ tiền lương cho cán bộ lãnh đạo, công chức Singapore là một chế độ rất tốt, đảm bảo thu nhập để họ có thể chăm lo cho cuộc sống và chăm lo cho gia đình. Do đó mà việc Thủ tướng Singapore- Lý Hiển Long có mức lương cao nhất thế giới với khoảng 1,6 triệu USD/năm là điều hiển nhiên. Chính sách lương này là một chính sách chiêu mộ nhân tài và cũng là đảm bảo sự trong sạch, không tham nhũng trong bộ máy quyền lực của Nhà nước và cũng là bảo đảm cho sự phát triển, ổn định đời sống cho công chức Singapore.

4. Bài học rút ra cho Việt Nam từ chế độ tiền lương của Singapore:

Theo quan điểm của cố Thủ tướng Singapore- Thủ tướng Lý Quang Diệu cũng như thực tế diễn ra tại nhiều quốc gia thì khi cán bộ, công chức Nhà nước được trả số lương thấp hơn rất nhiều lần so với công sức lao động của họ thì sẽ phát sinh ra vấn đề tham nhũng. Bởi vì lương thấp họ phải "kiếm thêm thu nhập" để bảo đảm cho chất lượng cuộc sống, bảo đảm việc nuôi dưỡng gia đình.

CPI xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ theo mức độ cảm nhận về tham nhũng trong khu vực công, sử dụng dữ liệu từ 13 nguồn bên ngoài, bao gồm Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế Thế giới, rủi ro tư nhân, các công ty tư vấn và các tổ chức khác. Điểm số phản ánh quan điểm của các chuyên gia và giới kinh doanh, sử dụng thang điểm từ 0 đến 100, trong đó số 0 là rất tham nhũng và 100 là rất trong sạch. Trong đó, vào năm 2022, Việt Nam là quốc gia được đánh giá ở mức 42 điểm và xếp thứ 77 (tăng 10 bậc so với năm 2021).

Con số trên cho thấy, điểm đánh giá mức độ cảm nhận về tham nhũng trong khu vực công của Việt Nam vẫn nằm ở dưới mức điểm trung bình. Từ đó, chúng ta cũng có thể đặt bàn cân giữa Việt Nam với Singapore để có thể rút ra những bài học đúng đắn, giúp Việt Nam có thể nâng cho chất lượng đời sống cán bộ, công chức; nâng cao hiệu quả công việc điều hành Nhà nước và đẩy lùi nạn tham nhũng.

Theo đó, chúng tôi cho rằng, Việt Nam nên có những chính sách tối ưu về lương cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong hệ thống bộ máy cầm quyền, đơn vị sự nghiệp công lập (gọi chung là khu vực công) để bảo đảm thu nhập tương xứng, phù hợp với công sức, trí tuệ mà họ đã bỏ ra để xây dựng và phát triển Nhà nước. Chúng ta có thể đặt ra chế độ lương tháng 13 là một quy định bắt buộc thay vì một quy chế riêng của từng đơn vị. Tuy nhiên, việc điều chỉnh, nâng mức lương của cán bộ, công chức và viên chức cũng phải phù hợp với Ngân sách Nhà nước để đảm bảo nguồn chi phù hợp với khoản thu để bảo đảm duy trì sự hoạt động và phát triển của Việt Nam. Nhưng theo quan điểm của mình, Luật Dương Gia tin rằng, khi cán bộ, công chức, viên chức được hưởng những chế độ đãi ngộ tốt về lương, thưởng và các khoản thu nhập nói chung thì họ sẽ có những cống hiến tốt hơn nữa và từ đó sẽ gia tăng đáng kể cho ngân sách Nhà nước Việt Nam.

Việc thay đổi chính sách tiền lương, thưởng cho cán bộ, công chức và viên chức giúp chúng ta tăng điểm mức độ cảm nhận về tham nhũng trong khu vực công và từ đó đẩy lùi tham nhũng vì họ thấy được thu nhập từ tiền lương đã có thể đảm bảo cho cuộc sống của bản thân họ và gia đình.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )