Luật sư tư vấn quyền sở hữu lối đi chung. Quyền sở hữu của chủ sở hữu.
Luật sư tư vấn quyền sở hữu lối đi chung. Quyền sở hữu của chủ sở hữu.
Tóm tắt câu hỏi:
Nhà tôi có một ngõ nhỏ đi vào rộng một mét dài khoảng hai mươi mét chỉ có hai gia đình đi chung nhưng cách đây tầm 6 năm gia đình kia bịt cổng lại không đi nữa đến năm ngoái gia đình kia bán đất. Hiện tại tôi muốn bán cái ngõ vào nhà tôi đi thì tôi có phải chia cho gia đình kia không, làm ơn giúp tôi.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định:
Theo như bạn trình bày, gia đình bạn có ngõ đi, là lối đi chung của 2 gia đình. Bạn chưa nói rõ, ngõ đi chung này có thuộc quyền sở hữu của gia đình bạn hay không?
Xem thêm: Quyền sở hữu là gì? Quy định của Bộ luật dân sự về quyền sở hữu?
Trường hợp thứ nhất, ngõ đi chung này thuộc quyền sở hữu hợp pháp của gia đình bạn. Trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất công nhận phần ngõ đi chung là của gia đình bạn. Theo quy định tại Điều 164 Bộ luật dân sự 2005 về quyền sở hữu như sau:
>>> Luật sư tư vấn quy định về quyền sử dụng lối đi chung: 1900.6568
“Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.”
Như vậy, nếu ngõ đi này thuộc sở hữu hợp pháp của gia đình bạn thì bạn có quyền bán đi ngõ đi vào và không phải chia cho gia dình hàng xóm.
Trường hợp thứ hai, ngõ đi vào này không thuộc quyền sở hữu của gia đình bạn, thể hiện trên bản đồ địa chính là lối đi chung thì gia đình bạn không có quyền bán cả lối đi này.
Xem thêm: Căn cứ xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự