Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền. Tôi có vay của một người 6 triệu đồng nhưng viết giấy tay, sau đó lại vay thêm và viết giấy tay nhưng không huỷ giấy vay tiền trước đó.
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền. Tôi có vay của một người 6 triệu đồng nhưng viết giấy tay, sau đó lại vay thêm và viết giấy tay nhưng không huỷ giấy vay tiền trước đó.
Tóm tắt câu hỏi:
Em xin hỏi như sau: tháng 4/2017 em có vay của một chị 6 triệu đồng có viết giấy tay. Sau đó em có vay thêm 14 triệu nữa và viết giấy lại là vay 20 triệu không lãi suất. Đến tháng 8/2017 em có mang tiền đến trả nhưng chị kia lại yêu cầu em phải trả 26 triệu, em không đồng ý nên chị ta đã mang cả hai giấy vay lên công an phường để đòi em phải trả số tiền 26 triệu. Vậy Trong trường hợp này nếu em chứng minh được là em chỉ vay của chị kia 20 triệu đồng thì em có thể kiện lại chị ta không và kiện về tội gì ạ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Bản chất của hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận, trong đó các bên thể hiện sự bày tỏ và thống nhất ý chí nhằm hướng tới những lợi ích nhất định. Việc giao kết hợp đồng dân sự cũng được xác lập trên cơ sở của sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên. Quá trình giao kết hợp đồng dân sự diễn ra với hai yếu tố: sự bày tỏ ý chí (đề nghị giao kết) và sự chấp nhận ý chí.
Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:
Xem thêm: Vay nợ, vay tiền của người khác không trả được có phải đi tù không?
“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Theo quy định của pháp luật dân sự, thì khi tham gia vào hợp đồng vay tài sản, bên vay sẽ có nghĩa vụ chính là nghĩa vụ trả nợ. Nếu trong trường hợp vay tiền thì bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Trong trường hợp vay không có lãi khi đến kỳ hạn trả mà không trả được thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Trường hợp nếu khoản vay là có lãi thì đến hạn mà bên vay không trả hoặc không trả đầy đủ thì phải trả tiền lãi trên nợ gốc và lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền: 1900.6568
Mặt khác, Căn cứ theo quy định Điều 421 Bộ luật dân sự 2015
"Điều 421. Sửa đổi hợp đồng
1. Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể được sửa đổi theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này.
3. Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu."
Sửa đổi hợp đồng là việc các bên đã tham gia giao kết hợp đồng bằng ý chí tự nguyện của mình thỏa thuận với nhau để thay đổi một số điều khoản trong nội dung của hợp đồng đã giao kết. Sau khi hợp đồng đã được sửa đổi có hiệu lực, các bên thực hiện hợp đồng theo những nội dung của hợp đồng không bị sửa đổi và những nội dung sửa đổi mới, đồng nghĩa với việc nội dung của hợp đồng bị sửa đổi sẽ hết hiệu lực áp dụng.
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn tháng 4/2017 em có vay của một chị 6 triệu đồng có viết giấy tay. Sau đó em có vay thêm 14 triệu nữa và viết giấy lại là vay 20 triệu không lãi suất. Như vậy, theo như bạn trình bày, giấy vay tiền thứ hai theo nội dung thoả thuận của hai bên có nội dung bao gồm số tiền vay của lần vay thứ nhất, việc hai bên không thực hiện việc huỷ giấy vay tiền thứ nhất là do sơ suất. Trên thực tế, theo bạn trình bày thì số tiền vay cả 2 lần là 20 triệu đồng. Theo quy định của pháp luật thì bạn phải trả đầy đủ khoản tiền vay gốc là 20 triệu đồng và tiền lãi ( nếu có thoả thuận). Việc bên cho vay đòi 26 triệu đồng là trái với ý chí thoả thuận của hai bên.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, để giải quyết, bạn và bên cho vay cần làm đơn khởi kiện ra Toà án để yêu cầu giải quyết tranh chấp, tuy nhiên, khi giải quyết tranh chấp tại toà án, bạn phải có bằng chứng chứng minh việc bên cho vay đòi thêm 26 triệu là không đúng với giao dịch của hai bên.
Xem thêm: Vay tiền không trả được có phải lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?