Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Văn bản pháp luật

Luật an toàn vệ sinh lao động 2015

  • 16/02/201816/02/2018
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    16/02/2018
    Văn bản pháp luật
    0

    Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động.

      LUẬT

      AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

      Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

      Quốc hội ban hành Luật an toàn, vệ sinh lao động.

      Chương I

      QUY ĐỊNH CHUNG

      Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

      Luật này quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.

      Điều 2. Đối tượng áp dụng

      1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.

      Xem thêm: Lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động

      2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

      3. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

      4. Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

      5. Người sử dụng lao động.

      6. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.

      Những người quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.

      Điều 3. Giải thích từ ngữ

      Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

      Xem thêm: Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

      1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh.

      2. An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

      3. Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.

      4. Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con ngườitrong quá trình lao động.

      5. Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.

      6. Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động là hư hỏng của máy, thiết bị, vật tư, chất vượt quá giới hạn an toàn kỹ thuật cho phép, xảy ra trong quá trình lao động và gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho con người, tài sản và môi trường.

      7. Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng là sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động lớn, xảy ra trên diện rộng và vượt khả năng ứng phó của cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ quan, tổ chức, địa phương hoặc liên quan đến nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương.

      8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

      Xem thêm: Các hành vi bị nghiêm cấm trong an toàn, vệ sinh lao động

      9. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.

      10. Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.

      Điều 4. Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

      1. Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động.

      2. Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.

      3. Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.

      4. Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

      5. Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.

      Xem thêm: Đối tượng và thời gian tham gia huấn luyện an toàn lao động

      Điều 5. Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động

      1. Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.

      2. Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.

      3. Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.

      luat-an-toan-ve-sinh-lao-dong-2015

      >>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

      >>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản

      Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568  hoặc gửi thư về địa chỉ email: lienhe@luatduonggia.vn.

      Xem thêm: Luật sư tư vấn về luật an toàn vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn

      ——————————————————–

      THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:

      – Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

      – Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

      – Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại

        Xem thêm: Tiền lương khi đi học huấn luyện an toàn lao động vào ngày nghỉ

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        An toàn vệ sinh lao động

        Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

        Luật an toàn vệ sinh lao động


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Mức phạt không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

        Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động mang tính chất bắt buộc mà người sử dụng lao động phải tiến hành thức hiện. Dưới đây là bài phân tích về mức phạt không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

        Vệ sinh lao động là gì? Quy định pháp luật về vệ sinh lao động?

        Khái niệm vệ sinh lao động. Quy định pháp luật về vệ sinh lao động?

        Người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động

        Người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động là ai? Cơ sở sản xuất, kinh doanh nào cần có người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động? Yêu cầu đối với người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động. Nhiệm vụ của người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động. Quyền lợi của người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.

        Phụ nữ mang thai có được tăng ca, làm thêm giờ không?

        Quy định pháp luật về quyền lợi phụ nữ mang thai trong giao kết lao động? Phụ nữ mang thai có được tăng ca, làm thêm giờ không?

        Mẫu báo cáo định kỳ công tác an toàn vệ sinh lao động chuẩn

        Mẫu báo cáo định kỳ công tác an toàn vệ sinh lao động là gì? Hướng dẫn soạn thảo mẫu báo cáo định kỳ công tác an toàn vệ sinh lao động là gì? Vi phạm quy định về báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động bị xử phạt như thế nào?

        Mẫu đơn đề nghị cấp GCN đủ điều kiện huấn luyện an toàn vệ sinh lao động mới nhất

        Đơn đề nghị cấp GCN đủ điều kiện huấn luyện an toàn vệ sinh lao động  là gì? Mục đích của đơn đề nghị cấp GCN đủ điều kiện huấn luyện an toàn vệ sinh lao động? Mẫu đơn đề nghị cấp GCN đủ điều kiện huấn luyện an toàn vệ sinh lao động? Hướng dẫn viết đơn đề nghị cấp GCN đủ điều kiện huấn luyện an toàn vệ sinh lao động? GCN đủ điều kiện huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?

        Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động mới nhất

        Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì? Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động để làm gì? Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động 2021? Hướng dẫn soạn thảo? Những quy định của pháp luật về huấn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh an toàn lao động?

        Mẫu hợp đồng thuê huấn luyện an toàn vệ sinh lao động mới nhất

        An toàn lao động là gì? Vệ sinh lao động là gì? Hợp đồng thuê huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì? Mục đích của hợp đồng thuê huấn luyện an toàn vệ sinh lao động? Mẫu hợp đồng thuê huấn luyện an toàn vệ sinh lao động 2021? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng thuê huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?

        Đối tượng và thời gian tham gia huấn luyện an toàn lao động

        Quy định về đối tượng và thời gian tham gia huấn luyện an toàn lao động. Huấn luyện an toàn lao động có bắt buộc không? Phải huấn luyện những nội dung gì?

        Lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động

        Quy định của pháp luật về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động? Lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động? Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động? Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ