Lợi tức dân số là gì? Các lợi tức từ sự thay đổi cơ cấu tuổi

Lợi tức dân số? Các lợi tức từ sự thay đổi cơ cấu tuổi?

Sự tăng trưởng của nền kinh tế các quốc gia có liên quan trực tiếp tới nhiều yếu tố khác nhau. Một trong số đó cần kể đến sự thay đổi cơ cấu tuổi của dân số một quốc gia. Trong trường hợp sự tăng trưởng trong một nền kinh tế của một quốc gia là kết quả của sự thay đổi trong cơ cấu tuổi của dân số quốc gia đó thì ta có thể sử dụng cụm từ lợi tức dân số.

1. Lợi tức dân số:

Khái niệm lợi tức dân số:

Lợi tức dân số như được định nghĩa bởi Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) cụ thể đó là "tiềm năng tăng trưởng kinh tế có thể do thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi, chủ yếu khi tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động (15 đến 64) lớn hơn tỷ trọng dân số không trong độ tuổi lao động ( 14 tuổi trở xuống và 65 tuổi trở lên) ". Nói một cách khác, lợi tức dân số được hiểu cơ bản là “sự thúc đẩy năng suất kinh tế xảy ra khi số lượng người trong lực lượng lao động ngày càng tăng so với số lượng người phụ thuộc.” UNFPA cũng nhận định, “Một quốc gia có số lượng người trẻ ngày càng tăng và mức sinh giảm đều có khả năng thu được lợi nhuận về nhân khẩu học.

Ta nhận thấy rằng lợi tức dân số đề cập đến sự tăng trưởng trong một nền kinh tế là kết quả của sự thay đổi trong cơ cấu tuổi của dân số một quốc gia. Sự thay đổi trong cấu trúc tuổi thường được tạo ra bởi sự suy giảm tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong. Cụ thể:

- Tỷ lệ tử vong (tỷ lệ chết) là tỷ lệ giữa số người chết trong một khoảng thời gian nhất định và tổng số người sống lúc khởi đầu thời gian đó.

- Ngược lại, tỷ lệ sinh tồn (tỷ lệ sống) là tỷ lệ giữa số người còn sống sau một khoảng thời gian nhất định và tổng số người sống lúc khởi đầu thời gian đó.

Tuổi lươn được xem là một tiêu thức được sử dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu về dân số và xã hội. Trong dân số, tuổi được xác định theo tuổi tròn (lấy tròn theo số lần đã qua ngày kỷ niệm sinh nhật). Để giúp các chủ thể có thể đánh giá cơ cấu tuổi của dân số, ta chia tổng số dân theo từng độ tuổi hay nhóm tuổi. Nhóm tuổi có khoảng cách đều nhau 5 năm, 10 năm, hoặc khoảng cách tuổi không đều nhau tùy thuộc mục đích nghiên cứu như các nhóm dưới tuổi lao động (0-14), trong tuổi lao động (15-60), và trên tuổi lao động (từ 60 trở lên) rồi sẽ tiến hành tính tỷ trọng dân số của từng độ tuổi hay nhóm tuổi trong tổng số dân. Cơ cấu tuổi về bản chất được hiểu là biến số quan trọng trong quá trình phát triển và để nhằm lập ra kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, trong quá trình kế hoạch hóa nguồn lao động. Cơ cấu tuổi cũng là cơ sở quan trọng để đánh giá các quá trình dân số, tái sản xuất dân số, lập các kế hoạch và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

Lợi tức dân số trong tiếng Anh là gì?

Lợi tức dân số trong tiếng Anh là Demographic Dividend.

Tìm hiểu về lợi tức dân số:

Dù đa số các quốc gia đều có sự cải thiện tỉ lệ sống sót của trẻ em, tỉ lệ sinh vẫn cao ở nhiều nước, đặc biệt là ở các nước kém phát triển. Do đó, các quốc gia này hiếm khi được hưởng một lợi ích kinh tế được gọi là lợi tức dân số.

Lợi tức dân số xuất hiện ở những quốc gia hướng tới sự tăng trưởng kinh tế tăng tốc từ sự kiểm soát tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong. Một quốc gia có tỉ lệ sinh thấp kết hợp và tỉ lệ tử vong thấp sẽ nhận được lợi tức nền kinh tế hoặc được hưởng lợi từ sự gia tăng năng suất của dân số lao động sau đó. Khi tỉ lệ sinh ít hơn, số lượng người phụ thuộc trẻ tuổi tăng chậm hơn so với dân số trong độ tuổi lao động. Với ít người phụ thuộc hơn và nhiều người trong lực lượng lao động hơn, các nguồn lực của nền kinh tế được giải phóng và được đầu tư vào các lĩnh vực khác để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của một quốc gia.

Để có thể nhận được lợi tức dân số, một quốc gia phải trải qua quá trình chuyển đổi nhân khẩu học, chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp phần lớn ở nông thôn với mức sinh và tỉ lệ tử vong cao sang một xã hội công nghiệp đô thị đặc trưng với tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong thấp. Trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi này, tỉ lệ sinh giảm, dẫn đến một lực lượng lao động đang tăng nhanh hơn so với dân số phụ thuộc. Khi các yếu tố khác là không đổi, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng nhanh hơn trong thời gian này. Lợi ích kinh tế này là lợi tức đầu tiên nhận được bởi một quốc gia đã trải qua quá trình chuyển đổi nhân khẩu học.

2. Các lợi tức từ sự thay đổi cơ cấu tuổi:

Trước tiên chúng ta cần có cái nhìn toàn diện về cơ cấu dân số theo độ tuổi:

Cơ cấu dân số theo độ tuổi được hiểu cơ bản là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định. Cơ cấu dân số theo độ tuổi về bản chất chính là sự phân chia số dân theo từng nhóm tuổi nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu các quá trình dân số và các quá trình kinh tế xã hội. Thông qua mối tương quan của số dân ở các nhóm tuổi, ta có thể đánh giá, so sánh các nhóm trong mối quan hệ qua lại với các đặc trưng dân số, xã hội và kinh tế của dân cư trong quá trình phát triển của chúng.

Trong dân số học, cơ cấu theo độ tuổi được chú ý nhiều bởi vì cơ cấu theo độ tuổi sẽ tổng hợp tình hình sinh, tử, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một lãnh thổ. Do có những khác biệt về chức năng xã hội và chức năng dân số giữa nam và nữ, cơ cấu dân số theo độ tuổi thường được nghiên cứu cùng với cơ cấu dân số theo giới tính chính bởi vì thế thường được gọi là cơ cấu dân số theo độ tuổi - giới tính).

Các lợi tức từ sự thay đổi cơ cấu tuổi:

Thời gian cho lợi tức đầu tiên thông thường sẽ được kéo dài trong một thời gian dài, thường là 5 thập kỉ trở lên. Cuối cùng, tỉ lệ sinh giảm làm giảm sự tăng trưởng lực lượng lao động. Trong khi đó, những cải tiến trong y học và các thói quen sức khỏe tốt hơn dẫn đến dân số già ngày càng mở rộng, chấm dứt lợi tức dân số. Ở giai đoạn này, khi các yếu tố khác không thay đổi, thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng chậm dần và lợi tức dân số đầu tiên trở nên âm.

Một lượng dân số già vẫn trong độ tuổi cần phải đi làm và sẽ đang phải đối mặt với thời gian nghỉ hưu kéo dài sẽ có động lực để tích lũy thêm tài sản cho bản thân. Những tài sản này thông thường được đầu tư trong nước và quốc tế, từ đó sẽ làm tăng thêm thu nhập của một quốc gia. Sự gia tăng thu nhập quốc dân được gọi là lợi tức thứ hai tiếp tục kiếm được vô thời hạn.

Những lợi ích nhận được từ việc chuyển đổi nhân khẩu học không phải là mặc định hay chắc chắn. Bất kì một loại lợi tức dân số nào đều phụ thuộc vào việc chính phủ thực hiện các chính sách phù hợp trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế, quản trị và nền kinh tế.

Bên cạnh đó thì mức lợi tức dân số mà một quốc gia nhận được phụ thuộc vào năng suất của thanh niên, chính bởi vì vậy mà phụ thuộc vào trình độ giáo dục, trình độ nhân công, thời gian và tần suất sinh con, cũng như kinh tế chính sách giúp cha mẹ trẻ dễ dàng làm việc hơn. Mức lợi tức từ sự thay đổi cơ cấu tuổi cũng sẽ gắn liền với năng suất của người cao tuổi phụ thuộc vào các ưu đãi thuế, các chương trình y tế, và các chính sách lương hưu và hưu trí.

Có bốn lợi ích chính mà một quốc gia có thể có từ lợi tức dân số:

- Tiết kiệm là một trong số bốn lợi ích chính mà một quốc gia có thể có từ lợi tức dân số: Trong thời kì chuyển đổi nhân khẩu học, tiết kiệm cá nhân tăng lên và tiết kiệm cá nhân có thể được sử dụng để kích thích nền kinh tế.

- Cung lao động là một trong số bốn lợi ích chính mà một quốc gia có thể có từ lợi tức dân số: Nhiều chủ thể là người lao động được tham gia vào lực lượng lao động, bao gồm nhiều phụ nữ hơn.

- Nguồn nhân lực là một trong số bốn lợi ích chính mà một quốc gia có thể có từ lợi tức dân số: Với số lượng con cái trong mỗi gia đinh ít hơn, cha mẹ có thể thực hiện việc phân bổ nhiều nguồn lực hơn cho mỗi đứa trẻ, dẫn đến kết quả giáo dục và sức khỏe tốt hơn.

- Tăng trưởng kinh tế là một trong số bốn lợi ích chính mà một quốc gia có thể có từ lợi tức dân số: GDP bình quân đầu người tăng sẽ do tỉ lệ phụ thuộc giảm.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )