Lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro là gì? Nội dung và ví dụ

Lợi nhuận được hiểu cơ bản là khoản chênh lệch giữa doanh thu của doanh nghiệp và chi phí mà doanh nghiệp đó đầu tư vào hoạt động sản xuất để có thể đạt được mức doanh thu ấy. Lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro?

Lợi nhuận là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Lợi nhuận không chỉ có vai trò to lớn đối với doanh nghiệp và người lao động mà nó còn có tầm ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế chung, đến toàn xã hội. Tuy nhiên, cũng có nhiều thuật ngữ được sử dụng xoay quanh vấn đề lợi nhuận. Lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro là một trong số đó. Lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro chắc hẳn là một cụm từ khá xa lạ đối với nhiều người.

1. Khái quát về lợi nhuận:

Ta hiểu về lợi nhuận như sau:

Lợi nhuận được hiểu cơ bản là khoản chênh lệch giữa doanh thu của doanh nghiệp và chi phí mà doanh nghiệp đó đầu tư vào hoạt động sản xuất để có thể đạt được mức doanh thu ấy. Lợi nhuận được coi là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động kinh doanh, sản xuất và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Lợi nhuận cũng chính là cơ sở, là nền tảng để đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động của các doanh nghiệp.

Vai trò của lợi nhuận:

Lợi nhuận đóng góp nhiều vai trò đối với các doanh nghiệp, người lao động cũng như nền kinh tế. Cụ thể như sau:

- Đối với doanh nghiệp lợi nhuận có những vai trò sau:

Lợi nhuận luôn là mối quan tâm lớn nhất của các doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp không thu được lợi nhuận thì sẽ không thể tồn tại. Tất cả các doanh nghiệp không thu được lợi nhuận sẽ phá sản, sẽ bị đào thải khỏi thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt hiện nay. Nói chung, lợi nhuận chính là thứ quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp.

- Có thể nói lợi nhuận tác động đến mọi mặt của doanh nghiệp. Lợi nhuận trực tiếp ảnh hưởng tới tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Chỉ khi có lợi nhuận, họ mới có thể thanh toán các khoản nợ.

- Lợi nhuận cũng là cơ sở đảo bảo cho việc tái sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Khi hoạt động kinh doanh sinh ra lãi, doanh nghiệp sẽ có được 1 khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Và các doanh nghiệp đó sẽ dùng số tiền ấy để bổ sung vào nguồn vốn tái đầu tư, từ đó doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô hoạt động hoặc đổi mới trang thiết bị phục vụ cho sản xuất…

- Lợi nhuận ổn định cũng giúp doanh nghiệp có thể giữ vững được vị thế của mình trên thị trường và giúp việc vay vốn bên ngoài của các chủ thể này cũng trở nên dễ dàng hơn. Lợi nhuận cũng chính là chỉ tiêu để đánh giá năng lực quản lý và điều hành của người đứng đầu doanh nghiệp.

- Đối với người lao động lợi nhuận có những vai trò sau:

Lợi nhuận cao không chỉ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà người lao động cũng được hưởng thêm nhiều cái tốt. Họ không chỉ có cơ hội nhận được mức lương cao hơn, tiền thưởng nhiều hơn mà cảm thấy vững tin với doanh nghiệp của mình và trở nên nỗ lực hơn, cố gắng hơn trong công việc.

- Đối với nền kinh tế chung lợi nhuận có những vai trò sau:

- Lợi nhuận có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế chung của một quốc gia. Khi các doanh nghiệp đều làm ăn phát đạt, thu về lợi nhuận cao thì nghiễm nhiên nền kinh tế của đất nước ấy sẽ ngày càng lớn mạnh. Mà đất nước lớn mạnh chính là dấu hiệu đáng mừng, là niềm mong mỏi của mọi quốc gia trên thế giới này.

- Không những thế, chỉ khi các doanh nghiệp thu được lợi nhuận thì Nhà nước mới có thể tiến hành thu thuế. Đó là sự đóng góp cần thiết để tạo nên ngân sách quốc gia. Và Nhà nước sẽ dùng số tiền ấy vào những mục đích quan trọng.

2. Lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro:

Khái niệm lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro:

Lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro được hiểu là việc xác định lợi nhuận của khoản đầu tư bằng cách đo lường mức độ rủi ro liên quan đến việc tạo ra lợi nhuận đó, thường được biểu thị dưới dạng số hoặc xếp hạng. Lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro sẽ được áp dụng cho chứng khoán riêng lẻ, quỹ đầu tư và danh mục đầu tư.

Một số thước đo rủi ro phổ biến bao gồm hệ số Alpha, hệ số Beta, hệ số R bình phương (R-Squared), độ lệch chuẩn và tỉ lệ Sharpe. Khi so sánh hai hoặc nhiều khoản đầu tư tiềm năng, một chủ thể là nhà đầu tư sẽ cần phải luôn sử dụng các thước đo rủi ro giống nhau. Cụ thể:

- Hệ số alpha là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực đầu tư, dùng để chỉ khả năng đánh bại thị trường của một chiến lược.

Hệ số alpha cũng thường được coi là lợi nhuận thặng dư hay tỉ suất sinh lời bất thường trong bối cảnh thị trường hiệu quả, bởi vì lúc này không có một công thức nào có thể đạt được lợi suất cao hơn thị trường chung.

Hệ số alpha thông thường sẽ được sử dụng kèm với hệ số beta. Đây là hệ số đo lường độ dao dộng hoặc rủi ro của thị trường chung, còn được biết đến với tên gọi rủi ro hệ thống của thị trường.

Hệ số alpha là một trong năm hệ số rủi ro phổ biến. Các hệ số còn lại là hệ số beta, độ lệch chuẩn, hệ số R và hệ số Sharpe.

- Hệ số Beta được xem là thước đo độ biến động hoặc rủi ro hệ thống của một cổ phiếu riêng lẻ so với rủi ro phi hệ thống của toàn bộ thị trường. Theo thuật ngữ thống kê, hệ số Beta sẽ thể hiện độ dốc của đường thẳng thông qua việc hồi quy các điểm dữ liệu từ lợi nhuận của một cổ phiếu riêng lẻ so với lợi nhuận của thị trường.

- Độ lệch chuẩn là một phép đo lường trong thống kê và trong tài chính được áp dụng cho tỉ lệ hoàn vốn hàng năm của một khoản đầu tư, để làm sáng tỏ những sự biến động trong lịch sử khoản đầu tư đó. Độ lệch chuẩn của một cổ phiếu càng lớn, hay phương sai giữa giá cổ phiếu và giá trị trung bình càng lớn, cho thấy phạm vi giá giao động càng rộng. Ví dụ cụ thể như một cổ phiếu bất ổn có độ lệch chuẩn cao, trong khi độ lệch chuẩn của một cổ phiếu blue-chip ổn định thường khá thấp.

Độ lệch chuẩn được tính là căn bậc hai của phương sai, sẽ được tính bằng cách xác định sự chênh lệch giữa mỗi điểm dữ liệu so với giá trị trung bình. Nếu một điểm dữ liệu nằm xa giá trị trung bình, điểm đó có độ lệch cao trong tập dữ liệu, dữ liệu càng có độ dàn trải rộng thì độ lệch chuẩn càng cao.

Lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro trong tiếng Anh là gì?

Lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro trong tiếng Anh là Risk-Adjusted Return.

Nội dung của lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro:

Hiểu một cách đơn giản nhất thì lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro là lợi nhuận của khoản đầu tư so với mức rủi ro của nó trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu hai hoặc nhiều khoản đầu tư có cùng mức lợi nhuận trong một khoảng thời gian nhất định, khoản đầu tư nào có rủi ro thấp nhất sẽ có mức lãi đã điều chỉnh rủi ro tốt hơn.

Tuy nhiên, các chủ thể cũng xem xét rằng các thước đo rủi ro khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau, điều quan trọng là phải rõ ràng về loại lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro nào đang được xem xét.

Lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro có tác động quan trọng đến danh mục đầu tư. Ở các thị trường mạnh, một quỹ có rủi ro thấp hơn điểm chuẩn (benchmark) có thể có lợi nhuận hạn chế và quỹ chấp nhận có rủi ro cao hơn so với điểm chuẩn có thể có lợi nhuận cao hơn.

Mặc dù các quĩ chấp nhận rủi ro cao hơn có mức lỗ cao hơn trong thời kì biến động lớn, nhưng các quĩ này có nhiều khả năng có lợi nhuận vượt trội so với điểm chuẩn trong toàn bộ chu kì thị trường (full market cycles).

Ví dụ về tỉ lệ Treynor:

- Tỉ lệ Treynor:

Tỉ lệ Treynor đã được nghiên cứu và phát triển bởi Jack Treynor, ông là một nhà kinh tế học người Mỹ. Ông cũng là một trong những người phát minh ra Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM).

Tỉ lệ Treynor được dùng nhằm mục đích để xác định mức lợi nhuận thặng dư được tạo ra trên mỗi đơn vị rủi ro của một danh mục đầu tư. Rủi ro được đề cập trong tỉ lệ Treynor là rủi ro hệ thống được đo bằng hệ số Beta của danh mục đầu tư. Tỉ lệ Treynor càng cao thì sẽ càng tốt.

Công thức tính:

Treynor Ratio = (rp - r)/βp

Trong đó:

+ rp : lợi nhuận của danh mục đầu tư.

+ rf  : lãi suất phi rủi ro (thường là lãi suất của tín phiếu kho bạc).

+ βp : hệ số Beta của danh mục.

- Ví dụ cụ thể:

Giả sử quỹ tương hỗ A có lợi nhuận 12% trong năm qua và có độ lệch chuẩn là 10%. Quỹ tương hỗ B có lợi nhuận 10% và độ lệch chuẩn là 7%. Lãi suất phi rủi ro trong kì là 3% và Beta của cả hai quỹ là 0.75.

Tỉ lệ Treynor được tính như sau:

Quỹ tương hỗ A: (12% - 3%) / 0,75 = 0,12

Quỹ tương hỗ B: (10% - 3%) / 0,75 = 0,09

Từ kết quả trên ta thấy, quỹ A có tỉ lệ Treynor cao hơn, có nghĩa là quỹ đang kiếm được nhiều tiền lãi trên mỗi đơn vị rủi ro hệ thống hơn so với quỹ B.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )