Lời dẫn chương trình văn nghệ kỷ niệm ngày thành lập trường

Lời dẫn chương trinh giúp bạn tự tin hơn khi làm MC trong sự kiện. Bài viết dưới đây là Lời dẫn chương trình văn nghệ kỷ niệm ngày thành lập trường hay nhất. Cùng tham khảo để có lời dẫn chương trinh ưng ý nhé.

1. Dẫn chương trình là gì?

Dẫn chương trình là một nghệ thuật giao tiếp được sử dụng bằng các phương tiện ngôn ngữ để giao tiếp (trực tiếp) đối với khán giả nhằm cung cấp thông tin, thuyết phục, truyên tải cảm xúc của người dẫn chương trình cho khán giả nghe.

Người phát thanh viên là người nói (đọc) trước công chúng.

Người dẫn chương trình là người giao tiếp với công chúng.

Người dẫn chương trình là người có vai trò giới thiệu, dẫn dắt, điều khiển và là một diễn viên trọng tâm của các chương trình, thông qua nghệ thuật ngôn ngữ và cử điệu nhằm chuyển tải đến người nghe – xem (khán giả) những thông tin để làm rõ nội dung – ý nghĩa của chương trình, đồng thời giúp khơi gợi – định hướng cảm xúc thẩm mỹ cho công chúng khán giả.

2. Lời dẫn chương trình văn nghệ kỷ niệm ngày thành lập trường:

(A):Trường THPT … xin được nồng nhiệt chào đón sự có mặt của các quý vị đại biểu đã về dự Lễ kỷ niệm 5 năm thành lập trường (nhạc)

Nhạc dạo vào (vui vẻ tạo không khí ban đầu): Sau đó, 2 MC ra

A: Tôi là A

B: Còn tôi là B. Rất vinh dự được dẫn chương trình văn nghệ kỷ niệm 5 năm thành lập trường.

A: Xin kính chúc lễ kỷ niệm (thành công tốt đẹp): 2 MC nói.

A: Kính thưa quý vị, có một nhạc sĩ tài hoa đã viết: “Khi bạn hát một bản tình ca cũng là lúc bạn đang hát về chính cuộc đời của mình,bởi âm nhạc chính là tiếng nói của thiên thần, là nhịp cầu kết nối những bờ vui đong đầy cho hạnh phúc.

B: Khi lắng nghe một bản tình ca cũng là lúc ta đang tìm về với những tâm hồn đồng điệu. Ngày hôm nay, A& B rất vui mừng là người dẫn chương trình văn nghệ chào mừng lễ kỷ niệm 15 thành lập trường.

A: Có thể lời ca chưa được mặn mà,điệu múa còn vụng về nhưng A& B hy vọng sẽ được các quý vị đón nhận và chia sẻ.

Và bây giờ,chương trình văn nghệ chào mừng lễ kỷ niệm xin phép được bắt...đầu (nói nhẹ)

1/ “ Bức họa đồng quê’’: Tam ca

A: Xin cảm ơn tiết mục hết sức hồn nhiên và đặc sắc của các bé .

B: Ngọc Dung àh: Quê hương luôn có một sức mạnh diệu kì, để dù có đi xa đến đâu, chúng ta vẫn nhớ ngày trở lại.

Khung cảnh đồng lúa trải ra trước mắt bao la màu xanh thẫm của cây lúa mới tuốt hạt, màu vàng tươi của rơm hai nắng, lai láng cả tiếng trò chuyện, tiếng cười giòn tan của những người áo nâu chân chất , thoáng nơi xa từng cánh chim chao lượn tầng không tạo cho Trung Hiếu một cảm giác dịu nhẹ, thanh bình.

A: Mình biết, mình và bạn và rất nhiều đồng nghiệp nữa đều không sinh ra tại quê hương An Dương, nhưng đều có tâm huyết với ngôi trường An Hải thân yêu, những hình ảnh đồng lúa, con người An Dương luôn trẻ trung, năng động

Và tiếp sau đây, mời quý vị cùng đến với ca khúc: “Bức họa đồng quê’’ nhạc và lời nhạc sĩ Văn Phụng qua sự thể hiện của tam ca: Thanh Thảo – Kim Dung – Ngọc Xoan cũng chính là món quà gửi tặng tới các quý vị đại biểu, quý thầy cô trong ngày hôm nay.

2/ Tiết mục Lời ru Âu Lạc: Múa hát

A: Chuyện xưa kể rằng, Lạc Long Quân sau khi từ Thủy phủ quan trở về vùng đất phía Nam đã gặp nàng Âu Cơ xinh đẹp. Hai người một là tiên trên trời một là Rồng dưới biển đã đem lòng thương yêu nhau và nên duyên vợ chồng.

B: Họ sinh được 1 trăm trứng, nở ra 1 trăm người con, năm mươi con theo mẹ lên núi, 50 con theo cha xuống biển. Người con cả theo mẹ lên Phong Châu lấy hiệu là Hùng Vương,và nhà nước ta đã lấy ngày 10/03 âm lịch là Ngày giỗ tổ Hùng Vương.

A: Và từ đây một trang sử mới được viết lên, trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, dân tộc của những người con Dòng giống tiên rồng. Đó cũng chính là nội dung bài hát “Lời ru Âu lạc’’ sẽ mở đầu chương trình văn nghệ chào mừng qua sự thể hiện của tốp ca GV cùng tốp múa. Xin mời quý vị cùng thưởng thức.

(Đội hình hát múa ra luôn – nhạc bật – không để trống sân khấu)

(Nhạc bật: Đội hình múa hát chào ra sân khấu)

3/Tiết mục “Về miền sóng, về miền gió’’: Tam ca

A: “Anh đưa em về một miền sóng, anh đưa em về một miền gió. Sóng và gió là nhịp thở của thành phố Hải phòng. Sóng biển, sóng lúa, nhịp điệu của thành phố công nghiệp hòa làm một nhịp điệu của trái tim tình yêu.

B: Những ca từ mở đầu bài hát dịu dàng, da diết như lời tâm tình của một chàng trai đất Cảng đang thủ thỉ với người yêu về quê hương mình. Vùng quê ấy ngập tràn sóng, gió.Tưởng dữ dằn, khô khan nhưng lại thật nhẹ nhàng và sâu sắc.

A: Ẩn trong ca từ của bài hát, nhạc sĩ khéo léo mượn lời chàng trai kể về huyền thoại mở đất của Nữ tướng Lê Chân khai sinh ra vùng đất An Biên xưa để có một Hải Phòng ngày nay.

B: Bài hát của nhạc sĩ Phạm Văn Hanh với hai dòng cảm xúc đúng như chất của biển khơi khi dữ dằn khi dịu dàng tha thiết. Càng nghe những giai điệu lúc nhẹ nhàng lúc sôi nổi của bài hát này, lại càng thấy như cái chất mặn mòi của biển ẩn sâu trong từng mạch máu của người dân miền sóng, miền gió để ta càng thấy yêu Hải Phòng hơn.

A: Mời quý vị cùng đến với ca khúc: “Về miền sóng, về miền gió’’ của nhạc sĩ Phạm Văn Hanh qua giọng ca của tam ca: Quang Hiếu – Ánh Hồng – Thế Tân.

4/ Tiết mục Nhảy Aerobic: Trường Mầm non sao Mai

A: Xin cảm ơn giọng hát của tam ca Quang Hiếu – Ánh Hồng – Thế Tân.

B: Tiếp theo chương trình, mời quý vị cùng thưởng thức tiết mục nhảy hết sức sôi động, hồn nhiên của các bé đến từ trường Mầm non Sao Mai thuộc trường THPT An Hải. Xin quý vị cho một tràng pháo tay thật lớn để cổ vũ cho các bé.

5/ Bài ca Trường THPT An Hải: Tốp ca

B: Vậy là ..... Mùa xuân trong sự nghiệp trồng người, trường .......... Đang dần dần khẳng ddinnhj được vị thế của mình. 15 năm không phải là một chặng đường dài song cũng là một khoảng thời gian nỗ lực, phấn đầu hết mình của thầy và trò nhà trường. Ngày ngày nhà trường vẫn rộn vang tiếng trống, thấm đượm tình thầy trò, bạn bè.

A: Con đường phía trước vẫn còn rất dài, từng lớp học sinh vẫn cùng nhau phấn đầu học tập với khát khao được bay cao, bay xa. Với tiết tấu hào hứng, sôi động, tình cảm niềm tự hào, niềm thiết tha về mái trường, về tình cảm thầy cô, về tâm nguyện hướng tới tương lai.

Kết thúc, B nói: Chương trình văn nghệ kỷ niệm….. năm thành lập trường đã kết thúc. Xin chân trọng cảm ơn.

B: Tiếp theo chương trình, tôi xin trân trọng kính mời thầy giáo …..lên điều hành Lễ chào cờ.

6/ Múa:………Trà My

A: Xin cảm ơn tam ca Thanh Thảo – Kim Dung – Ngọc Xoan đã mang đến một hình ảnh làng quê Việt Nam trong những ngày mùa rộn rã.

Với những gánh thóc, bó lúa, cô thôn nữ dịu dàng e ấp, những anh nông dân chất phát hiền lành. Hình ảnh chú bé chăn trâu ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo làm cả sân khấu sống dậy những hình ảnh làng quê An Dương yên bình.

B: Tiếp theo chương trình , mời quý vị đến với tiết mục múa hết sức đặc sắc của .........

Xin quý vị cho một tràng pháo tay thật lớn cho tiết mục của Trà My.

3. Hướng dẫn cách để dẫn chương trình văn nghệ kỷ niệm ngày thành lập trường hay nhất:

Không phải ai cũng có thể dẫn chương trình, đặc biệt là lĩnh vực giải trí. Giải quyết các chương trình đòi hỏi rất nhiều sự khéo léo và chuyên môn. Họ rất coi trọng việc thực hiện vai trò của mình một cách ấn tượng đồng thời góp phần tạo nên một chương trình chung thành công và tốt đẹp. Một người thuyết trình giỏi có nhiều kỹ năng, bao gồm đam mê, kiểm soát đám đông, ghi nhớ và viết kịch bản, nhưng những kỹ năng sau đây là cần thiết và quan trọng nhất.

3.1. Giọng nói:

Mỗi người thuyết trình cần phải có một giọng nói chuẩn hấp dẫn. Một bài phát biểu hay, nhất là của người dẫn chương trình dễ chạm đến trái tim người nghe. Nếu bạn đang gặp khó khăn với phần nói của mình, hãy tham khảo bài viết Sửa lỗi phát âm để nói chuẩn.

Để làm được điều này, bạn cần thường xuyên sửa lỗi diễn đạt và đọc với tốc độ phù hợp. Bạn cần biết cách phân bổ hợp lý nhạc nền trong các chương trình khác nhau. Trong các chương trình văn hóa có yếu tố nước ngoài, MC phải có khả năng nói tiếng Anh lưu loát.

3.2. Ngôn ngữ cơ thể:

Một giọng nói tốt là không đủ. MC phải tạo sức hút bằng ngôn ngữ cơ thể. Dẫn chương trình luôn đòi hỏi sự tin tưởng và ngôn ngữ cơ bản có thể giúp bạn trau dồi kỹ năng nói trước công chúng. (Eye contact) giúp khán giả của bạn chú ý hơn, chú ý hơn và truyền đạt nội dung.

Học cách giải phóng cơ thể, nét mặt, tay chân, vóc dáng, kỹ năng sân khấu và đôi khi với tư cách là người dẫn chương trình, bạn cần phải sống, hòa mình vào âm nhạc và ghép đôi khi song ca cùng khách mời. Người dẫn chương trình nói một cách khác là khả năng giao tiếp với công chúng.

3.3. Khả năng đối phó với tình huống:

Kỹ năng này rất cần thiết cho người dẫn chương trình vì MC là người đầu tiên thu hút sự chú ý của đám đông khi có sự kiện, sự cố bất ngờ xảy ra. Nếu bạn là một MC giỏi, bạn sẽ dễ dàng vượt qua, không gây ấn tượng xấu với khách mời hay xuất sắc, còn nếu là một MC giỏi, có khả năng giải quyết vấn đề xuất sắc, bạn có thể lật ngược tình thế và trở thành hàng đầu. cao ráo đáng yêu. Khó quên chương trình.

3.4. Biết cách làm việc nhịp nhàng với MC kết hợp:

Có nhiều chương trình mang tính chiến thuật, đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa MC nam và nữ. Để có được tiết mục này, cả hai phải cùng nhau lên kế hoạch từ trước và tìm ra những nét đặc sắc, tiết mục riêng của tiết mục này. Chương trình có thành công hay không nếu không có sự đóng góp ý kiến của người thuyết trình, nó có thể khiến bạn hoang mang một cách giả tạo, nhưng cũng có thể khiến chương trình thất bại hoàn toàn.

8 chữ vàng cho công việc của bạn, chính xác, linh hoạt, cảm hứng và nhiệt huyết. Chính xác. Linh hoạt trong xử lý tình huống. Hiệu suất của cảm hứng. Đam mê đến từ trách nhiệm…

3.5. Chúng ta cần kiến ​​thức rộng và có sự duyên dáng:

Ngoại hình, tài ăn nói, kiến thức sâu rộng, vốn từ phong phú, “có duyên” trên sân khấu cũng là những yếu tố quyết định sự thành công của MC. Vốn hiểu biết rộng, vốn từ phong phú giúp MC tránh được sự nhàm chán cho khán giả bởi cách xử lý tình huống bất ngờ không có trong kịch bản. Trong các chương trình ca nhạc, không phải lúc nào MC cũng trích dẫn câu “tiếp theo tiết mục A, tiếp theo tiết mục B…” khiến tiết mục văn nghệ trở nên nhàm chán.

Tuy nhiên, tùy vào đối tượng mà bạn nên dùng những từ ngữ gần gũi với mình hơn. Tường thuật của chương trình là điều làm cho chương trình trở nên đặc biệt và nó thường làm cho chương trình thành công hơn. Và “duyên” ở đây không phải là nét duyên dáng của một người đẹp mà là khả năng trời sinh của một người như lời nói, nụ cười, ánh mắt.

Giọng nói và biểu cảm của anh ấy đã góp một phần rất lớn vào thành công của MC. Giọng MC cần rõ ràng, truyền cảm, cách dẫn dắt cần tinh tế với các từ rút gọn, kết thúc. Đa phần các MC trẻ hiện nay thường mắc “bệnh” đầu tiên là ở lối diễn đạt, câu chữ sáo rỗng, nhiều khi không liên quan đến nội dung. Chương trình, những nhân vật tôi sẽ phỏng vấn, nói chuyện, làm quen với khán giả phải chuẩn bị thật tốt từ nội dung đến hình thức. Trang phục của MC không nên quá cầu kỳ, kiểu cách mà phải phù hợp với hoàn cảnh.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )