Liên minh tài chính là gì? Ưu điểm và nhược điểm của liên minh?

Liên minh tài chính là gì? Định nghĩa về khái niệm liên minh tài chính là gì? Ưu điểm và nhược điểm của liên minh tài chính?

Trong thời buổi kinh tế thị trường ngày càng trở nên phát triển hơn thì vấn đề các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động liên minh để cũng nhau phát triển cùng nhau đem về thật nhiều lợi ích cho công ty của mình thông qua việc liên minh tài chính. Do đó, theo như quy định của pháp luật hiện hành đối với một số thị trường mà có sự hạn chế đầu tư từ bên ngoài thì liên minh tài chính có thể là cách duy nhất để tiếp cận dự án đó một cách tốt nhất. Trong quá trình liên minh thì các doanh nghiệp thực hiện hoạt động liên minh chức năng nổi bật nhất của công ty mình để đạt được kết quả tối ưu nhất trong quá trình liên minh theo như quy định của pháp luật hiện hành. Trong quá trình liên minh này thì các chủ thể được xác định là cổ đông của mỗi công ty liên minh có tỉ lệ vốn góp khác nhau đáng kể, nhưng việc thiết lập các biện pháp quản lý rõ ràng để kiểm soát các quyết định nhằm đạt được thành công là rất quan trọng.

1. Liên minh tài chính là gì? Ưu điểm và nhược điểm của liên minh?

Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành và trong thực tế của thị trường kinh tế tài chính mở thì liên minh tài chính trong tiếng Anh gọi là Financial alliance, đồng thời, thì liên minh tài chính cũng được biết đến là một liên minh chức năng của các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện việc liên minh tài chính nhằm mục đích muốn giảm thiểu tối đa các rủi ro tài chính liên quan đến một dự án mà các doanh nghiệp quan tâm và thực hiện hoạt động đầu tư tài chính.

Trong quá trình liên minh tài chính này thì có thể hiểu một các đơn giản nhất đó là hoạt động của các đối tác liên minh tài chính thực hiện trong quá trình liên minh tài chính này được xác định ở đây là vấn đề các bên có thể chia sẻ đối với một dự án đầu tư về tài chính bằng nhau hay còn được hiểu theo một các khác đó là trong đóng góp nguồn lực tài chính đối với dự án, hay một bên có thể góp phần lớn tài chính trong khi bên kia cung cấp chuyên môn đặc biệt hay có những đóng góp khác để bù đắp một phần sự thiếu hụt của đầu tư tài chính.

Liên minh tài chính còn được biết đến là một dạng liên minh chiến lược giữa các doanh nghiệp theo như quy định của pháp luật hiện hành về liên minh tài chính trong một dự án để tránh được rủi ro hay là giảm bớt phần nào đó nếu có rủi ro sảy ra. Bởi vì hoạt động này được nhận định là hoạt động liên minh tài chính trong một dự án cho nên vấn đề liên minh này cũng được quy định với các phạm vị hợp tác giữa các công ty có thể biến đổi đa dạng và không giữ nguyên bản hình dạng ban đầu mà nó có thể thay đổi do nguồn vốn của doanh nghiệp tham gia vào hoạt động liên minh. Trong đó, hoạt động liên minh tài chính dưới góc độ pháp lý hiện hành về kinh tế tài chính  thì nó có thể bao gồm một liên minh toàn diện, mà các đối tác tham gia vào trong tất cả các khía cạnh của việc chỉ đạo kinh doanh, đánh giá từ thiết kế sản phẩm đến sản xuất, đến marketing.

Đồng thời thì hoạt động liên minh tài chính này cũng có thể làm hẹp lại về phạm vi và hoạt động liên minh tài chính của các doanh nghiệp thì chỉ được xác định là liên quan chỉ riêng một chức năng kinh doanh mà các doanh nghiệp đã thực hiện hoạt động này trước đó và phạm vi lĩnh vực kinh doanh này không thay đổi cho nến khi hoạt động liên minh tài chính thực sự kết thức hoàn toàn theo như quy định của pháp luật hiện hành. Trong những trường hợp như vậy, các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động liên minh tài chính nên thực hiện việc hoà hợp các nhu cầu của công ty mẹ thì ít phức tạp hơn. Cũng chính vì nhận định đó mà tác giả nhận thấy rằng đối với hoạt động liên minh tài chính dựa trên chức năng thường không có dạng liên doanh, mặc dù liên doanh vẫn là dạng phổ biến hơn của tổ chức.

Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì các dạng liên minh tài chính hay còn được biết đến là liên minh chức năng có tên tiếng anh là functional alliance, được quy định bao gồm các loại liên minh sau: Liên minh sản xuất, liên minh marketing, liên minh tài chính, và liên minh R&D. Trong đó, hoạt đông nghiên cứu R&D đucợ biết đến là hoạt động liên minh nghiên cứu và phát triển đề cập đến các hoạt động mà các công ty thực hiện để đổi mới và ra mắt các sản phẩm và dịch vụ mới. Mục tiêu của R&D thường là đưa các sản phẩm và dịch vụ mới ra thị trường và làm tăng lợi nhuận của công ty

Liên minh chiến lược giữa B và ba đối tác N của họ đã được hình thành ban đầu vì những mục đích tài chính - B muốn các công ty khác giúp đỡ chi phí liên minh R&D và liên minh sản xuất. Những công ty đó, ngược lại, thấy được cơ hội thu được kinh nghiệm có giá trị trong sản xuất máy bay thương mại cũng như là lợi nhuận.

2. Ưu điểm và nhược điểm của liên minh:

2.1. Ưu điểm của liên minh tài chính:

- Liên minh cho phép các công ty chia sẻ nguồn tài chính và các chức năng của công ty liên quan đến hoạt động tài chính đầu tư của một dự án theo như quy định của pháp luật hiện hành

- Đối với các tổ chức nhỏ với việc thiếu nguồn tài chính và/hoặc khả năng quản lý chuyên môn thì liên minh có thể là một biện pháp hữu hiệu để có được nguồn vốn cần thiết khi thâm nhập vào thị trường mới. Điều này có thể đặc biệt đúng ở các thị trường hấp dẫn khi mà các đối tác địa phương, sự tiếp cận với hệ thống phân phối và yêu cầu về chính trị có thể làm cho liên minh được ưu tiên hơn hoặc thậm chí là một giải pháp có tính pháp lý cần thiết.

- Liên minh có thể được sử dụng nhằm làm giảm căng thẳng chính trị cũng như nâng cao khả năng chấp nhận của địa phương/quốc gia đối với công ty

- Liên minh có thể cung cấp kiến thức chuyên môn về các thị trường địa phương, thâm nhập vào các kênh phân phối cần thiết và tiếp cận được với nguồn cung cấp nguyên liệu thô, các hợp đồng của chính phủ và phương tiện sản xuất địa phương.

- Ở nhiều quốc gia, các công ty liên minh ngày càng trở nên quan trọng đối với chính phủ nước sở tại. Công ty liên minh có thể được thành lập trực tiếp với các doanh nghiệp nhà nước hoặc hướng tới các doanh nghiệp mạnh nhất của quốc gia.

- Các tập đoàn quốc tế hoặc liên minh tạm thời được thành lập ngày càng nhiều để thực hiện các dự án đặc biệt được coi là quá lớn đối với các công ty riêng lẻ (ví dụ, các dự án phòng thủ quan trọng, các dự án dân dụng, dự án đầu tư mạo hiểm công nghệ toàn cầu mới).

- Việc kiểm soát giao dịch có thể cản trở công ty xuất khẩu vốn và như vậy sẽ khiến cho nguồn vốn của các chi nhánh mới ở nước ngoài trở nên khó khăn hơn. Vì thế, việc cung cấp bí quyết kỹ thuật có thể được sử dụng nhằm giúp công ty có được một số cổ phần nhất định trong liên minh, trong khi đó đối tác địa phương có thể tiếp cận được với nguồn vốn cần thiết.

2.2. Nhược điểm của liên minh tài chính:

- Vấn đề quan trọng là rất khó để liên minh hội nhập vào chiến lược toàn cầu mà bản chất là thương mại xuyên biên giới. Trong những trường hợp như vậy, sẽ có những vấn đề khó tránh khỏi liên quan đến sự chuyển giá và nguồn xuất khẩu từ trong ra và từ ngoài vào, đặc biệt là nhằm hỗ trợ các chi nhánh do công ty sở hữu toàn bộ ở các nước khác.

- Xu hướng hướng đến một hệ thống quản lý tiền tệ toàn cầu, thông qua một quỹ trung ương, có thể dẫn đến mâu thuẫn giữa các đối tác khi công ty mẹ cố gắng áp đặt giới hạn hoặc thậm chí hướng đến việc sử dụng tiền mặt và vốn hoạt động, quản lý ngoại hối, số lượng và phương tiện thanh toán lợi nhuận.

- Vấn đề quan trọng khác là khi mục tiêu của các đối tác trở nên mâu thuẫn. Ví dụ, doanh nghiệp đa quốc gia có thể có thái độ hoàn toàn khác trước những rủi ro so với các doanh nghiệp địa phương và có thể được chuẩn bị để chấp nhận thiệt hại trong ngắn hạn nhằm phát triển thị phần, chịu những khoản nợ cao hơn hoặc chi phí nhiều hơn cho quảng cáo. Tương tự, mục tiêu của các đối tác có thể bị thay đổi theo thời gian, đặc biệt là việc thành lập các chi nhánh do các công ty sở hữu toàn bộ thay thế cho liên minh nhằm tiếp cận thị trường thường diễn ra đối với các công ty đa quốc gia.

- Vấn đề liên quan đến cơ cấu quản lý và nhân số của liên minh.

- Nhiều liên minh thất bại vì mâu thuẫn về lợi tức thuế giữa các bên tham gia.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )