Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Bạn cần biết

Lịch Công giáo 2023 và cách xem lịch Phụng vụ Công giáo

  • 23/02/202323/02/2023
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    23/02/2023
    Bạn cần biết
    0

    Ngoài lịch âm, lịch dương mà chúng ta hầu như được biết đến rộng rãi, bạn đã bao giờ nghe tới lịch Phụng vụ công hay chưa? Đây là một loại lịch rất đặc biệt vì nó gắn liền với tôn giáo. Hãy cùng mình tìm hiểu xem Lịch Phục vụ Công giáo năm 2023 có gì? cách xem lịch phục vụ như thế nào nhé.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Lịch Công giáo là gì? 
        • 1.1 1.1. Chu kỳ phụng vụ:
        • 1.2 1.2. các mùa phụng vụ trong năm của kito giáo:
          • 1.2.1 Mùa Phục Sinh
      • 2 2. Lịch Công giáo năm 2023 như thế nào? 
      • 3 3. Cách xem lịch Phụng vụ Công giáo:
        • 3.1 3.1. Ví dụ:
        • 3.2 3.2. Bảng quy định chữ viết tắt trong lịch Công giáo:
        • 3.3 3.2.1. Kinh Thánh:
        • 3.4 3.2.2. Quy chế và quy luật:

      1. Lịch Công giáo là gì? 

      Lịch Công giáo (hay Năm Phụng vụ còn được gọi là lịch Kito giáo) là chu kì một năm được xác định bằng các mùa Phụng vụ với những nghi thức và lễ hội đặc trưng của Kitô giáo, được tổ chức bám sát với diễn tiến nội dung trong Kinh Thánh, trong đó Hội Thánh diễn tả lịch sử cứu độ của Thiên Chúa, mừng các biến cố trọng đại cuộc đời Chúa Giêsu, Đức Maria và các Thánh. Ngày tháng tổ chức các lễ hội nhỏ thay đổi từ năm này qua năm khác nhưng đều dựa vào sự thay đổi của Lễ Phục Sinh. Có thể nhận ra biểu hiện rõ nét nhất về các mùa lễ hội này bằng việc ăn chay, liên hoan, trang trí nhà thờ v.v..

      1.1. Chu kỳ phụng vụ:

      Năm phụng vụ thực tế dựa vào chu kỳ thời gian của năm Dương lịch để chia thành các mùa phụng vụ mà từng mùa có tâm trạng, chiều kích thần học và những nghi thức khác nhau, được biểu hiện qua các đoạn Kinh Thánh chọn lọc, những đề tài thuyết giáo, kiểu trang trí nhà thờ, màu lễ phục… thậm chí có thể quan sát qua tâm trạng từng tín đồ.

      1.2. các mùa phụng vụ trong năm của kito giáo:

      Lịch Công giáo hầu hết dựa vào Lịch Phụng vụ của Hội Thánh Rôma (kể cả giáo hội Luther, Anh giáo và Tin Lành) trước khi có cuộc cải cách Kháng Cách. Nhìn chung, các mùa phụng vụ trong năm của Kitô giáo là Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Thường Niên, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh và Mùa Thường Niên

      Mùa Vọng

      Mùa Vọng là mùa đầu tiên của năm phụng vụ. Tức là thời gian của 4 lễ chủ nhật trước ngày Lễ Giáng sinh. Mùa Vọng có hai giai đoạn bao gồm giai đoạn từ đầu mùa Vọng cho đến hết ngày 16/12 có tượng ý rằng mong chờ ngày Chúa đến lần thứ hai và giai đoạn hai từ ngày 17/12 đến chiều ngày 24/12 với mục đích đón chờ ngày Chúa Giáng sinh. Nó có thể được thể hiện bằng bốn vòng hoa hay bốn ngọn nến tượng trưng cho bốn tuần với ý nghĩa lần lượt là “Hy vọng”, “Tin tưởng”, “Niềm vui” và “Tình yêu”.

      Mùa Giáng Sinh

      Mùa Giáng sinh khởi đầu từ ngày 24/12 đến hết ngày Lễ Chúa Giêsu chịu Phép rửa với ý nghĩa mừng ngày chúa giáng trần

      Mùa Thường niên

      Mùa Thường niên tầm 33 hoặc 34 tuần lễ (tùy năm) và được tách làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 bắt đầu từ sau Lễ Chúa Giêsu chịu Phép rửa đến trước Thứ tư Lễ Tro. Giai đoạn 2 bắt đầu từ sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Các ngày lễ quan trọng khác trong năm cũng sec được bố trí vào mùa này.

      Mùa Chay

      Mùa Chay khởi đầu vào Thứ tư Lễ Tro và chấm dứt ngay trước Thánh lễ Tiệc Ly. Mùa Chay là mùa gắn cùng màu tím truyến thống mang hơi hướng trầm buồn, man mác lòng người đại diện cho: sự ăn năn sám hối của từng tín đồ và Cuộc thương khó của Giêsu Kitô. Cấm không hát Kinh Vinh Danh và “Alleluia” trong mùa này.

      Thứ năm Tuần Thánh 

      Các linh mục trong giáo hôi sẽ đươc phân về nhà thờ chính để thực hiện Thánh Lễ Truyền Dầu. Trong thánh lễ này có thể có nghi thức rửa chân.

      Mùa Phục Sinh

      “Ngày của Chúa” – Chủ nhật là ngày quan trọng hơn cả.

      Mùa Phục Sinh bắt đầu từ Chúa nhật I Phục Sinh đến hết Chúa nhật Chúa Thánh Thần Hiện xuống (Lễ Ngũ Tuần). Thời gian của ngày này sẽ biến đổi theo năm.

      Ngày thứ 40 kể từ Lễ Phục Sinh là lễ Chúa Giêsu lên trời nhưng hầu như được chuyển vào ngày Chúa nhật kế tiếp. Ngày thứ 50 kể từ ngày Lễ Phục Sinh là ngày Lễ Ngũ Tuần kỉ niệm Chúa Thánh Thần xuất hiện trước những tín đồTân Ước. Đây cũng là ngày giáo hộ ra đời

      Các lễ quan trọng khác

      Trong năm phụng vụ, Giáo luật quy định ngoài các ngày Chúa Nhật trong năm thì còn có 10 ngày lễ trọng buộc khác (buộc các tín hữu phải kiêng việc xác và phải tham dự thánh lễ vào đúng ngày lễ hoặc chiều hôm trước ngày lễ), tuy nhiên Giáo hội tại địa phương có quyền lược bớt các ngày lễ buộc hoặc dời nó qua ngày Chúa Nhật.

      2. Lịch Công giáo năm 2023 như thế nào? 

      Dưới đây là lịch Công giáo năm 2023 vào tháng tới cho bạn tham khảo:

      Ngày Loại Áo Lễ Lễ
      Thứ Tư
      1/3
      Lễ Thường
      Mùa Chay
      Năm A
      Tm
      Thứ Tư trong tuần thứ Nhất Mùa Chay
      St 3:1-10; Tv 51:3-4,12-13,18-19; Lc 11:29-32
      Thứ Năm
      2/3
      Lễ Thường
      Mùa Chay
      Năm A
      Tm
      Thứ Năm trong tuần thứ Nhất Mùa Chay
      Et 138:1-2,2-3,7-8; Mt 7:7-12
      Thứ Sáu
      3/3
      Lễ Thường
      Mùa Chay
      Năm A
      Tm
      Thứ Sáu trong tuần thứ Nhất Mùa Chay
      Ed 18:21-28; Tv 130:1-2,3-4,4-6,7-8; Mt 5:20-26
      Thứ Bảy
      4/3
      Lễ Thường
      Mùa Chay
      Năm A
      Tm
      Thứ Bảy trong tuần thứ Nhất Mùa Chay
      St 26:16-19; Tv 119:1-2,4-5,7-8; Mt 5:43-48
      Chủ Nhật
      5/3
      Lễ Trọng
      Mùa Chay
      Năm A
      Tm
      Chúa Nhật thứ Hai Mùa Chay
      St 12:1-4; Tv 33:4-5,18-19,20-22; 2 Tm 1:8-10; Mt 17:1-9
      Thứ Hai
      6/3
      Lễ Thường
      Mùa Chay
      Năm A
      Tm
      Thứ Hai trong tuần thứ Hai Mùa Chay
      St 9:4-10; Tv 79:8,9,11,13; Lc 6:36-38
      Thứ Ba
      7/3
      Lễ Thường
      Mùa Chay
      Năm A
      Tm
      Thứ Ba trong tuần thứ Hai Mùa Chay
      Is 1:10,16-20; Tv 50:8-9,16-17,21,23; Mt 23:1-12
      Thứ Tư
      8/3
      Lễ Thường
      Mùa Chay
      Năm A
      Tm
      Thứ Tư trong tuần thứ Hai Mùa Chay
      Gr 18:18-20; Tv 31:5-6,14,15-16; Mt 20:17-28
      Thứ Năm
      9/3
      Lễ Thường
      Mùa Chay
      Năm A
      Tm
      Thứ Năm trong tuần thứ Hai Mùa Chay
      Gr 17:5-10; Tv 1:1-2,3,4,6; Lc 16:19-31
      Thứ Sáu
      10/3
      Lễ Thường
      Mùa Chay
      Năm A
      Tm
      Thứ Sáu trong tuần thứ Hai Mùa Chay
      St 37:3-4,12-13,17-28; Tv 105:16-17,18-19,20-21; Mt 21:33-43,45-46
      Thứ Bảy
      11/3
      Lễ Thường
      Mùa Chay
      Năm A
      Tm
      Thứ Bảy trong tuần thứ Hai Mùa Chay
      St 7:14-15,18-20; Tv 103:1-2,3-4,9-10,11-12; Lc 15:1-3,11-32
      Chủ Nhật
      12/3
      Lễ Trọng
      Mùa Chay
      Năm A
      Tm
      Chúa Nhật thứ Ba Mùa Chay
      Xh 17:3-7; Tv 95:1-2,6-7,8-9; Rm 5:1-2,5-8; Ga 4:5-42; Ga 4:5-15,19-26,39,40-42
      Thứ Hai
      13/3
      Lễ Thường
      Mùa Chay
      Năm A
      Tm
      Thứ Hai trong tuần thứ Ba Mùa Chay
      2 V 5:1-15; Tv 42:2-3; Lc 4:24-30
      Thứ Ba
      14/3
      Lễ Thường
      Mùa Chay
      Năm A
      Tm
      Thứ Ba trong tuần thứ Ba Mùa Chay
      St 3:25,34-43; Tv 25:4-5,6-7,8-9; Mt 18:21-35
      Thứ Tư
      15/3
      Lễ Thường
      Mùa Chay
      Năm A
      Tm
      Thứ Tư trong tuần thứ Ba Mùa Chay
      St 4:1,5-9; Tv 147:12-13,15-16,19-20; Mt 5:17-19
      Thứ Năm
      16/3
      Lễ Thường
      Mùa Chay
      Năm A
      Tm
      Thứ Năm trong tuần thứ Ba Mùa Chay
      Gr 7:23-28; Tv 95:1-2,6-7,8-9; Lc 11:14-23
      Thứ Sáu
      17/3
      Lễ Thường
      Mùa Chay
      Năm A
      Tm
      Thứ Sáu trong tuần thứ Ba Mùa Chay
      Hs 14:2-10; Tv 81:6-8,8-9,10-11,14,17; Mc 12:28-34
      Thứ Bảy
      18/3
      Lễ Thường
      Mùa Chay
      Năm A
      Tm
      Thứ Bảy trong tuần thứ Ba Mùa Chay
      Hs 6:1-6; Tv 51:3-4,18-19,20-21; Lc 18:9-14
      Chủ Nhật
      19/3
      Lễ Trọng
      Mùa Chay
      Năm A
      Tm
      Chúa Nhật thứ Tư Mùa Chay
      1 Sm 16:1,6-7,10-13; Tv 23:1-3,3-4,5,6; Ep 5:8-14; Ga 9:1-41; Ga 9:1,6-9,13-17,34-38
      Thứ Hai
      20/3
      Lễ Trọng
      Mùa Chay
      Năm A
      Tr
      Thánh Giuse Bạn Đức Mẹ Maria
      Is 65:17-21; Tv 30:2,4,5-6,11-13; Ga 4:43-54
      Thứ Ba
      21/3
      Lễ Thường
      Mùa Chay
      Năm A
      Tm
      Thứ Ba trong tuần thứ Tư Mùa Chay
      Ed 47:1-9,12; Tv 46:2-3,5-6,8-9; Ga 5:1-3,5-16
      Thứ Tư
      22/3
      Lễ Thường
      Mùa Chay
      Năm A
      Tm
      Thứ Tư trong tuần thứ Tư Mùa Chay
      Is 49:8-15; Tv 145:8-9,13-14,17-18; Ga 5:17-30
      Thứ Năm
      23/3
      Lễ Thường
      Mùa Chay
      Năm A
      Tm
      Thứ Năm trong tuần thứ Tư Mùa Chay
      Xh 32:7-14; Tv 106:19-20,21-22,23; Ga 5:31-47
      Thứ Sáu
      24/3
      Lễ Thường
      Mùa Chay
      Năm A
      Tm
      Thứ Sáu trong tuần thứ Tư Mùa Chay
      Kn 2:1,12-22; Tv 34:17-18,19-20,21,23; Ga 7:1-2,10,25-30
      Thứ Bảy
      25/3
      Lễ Trọng
      Mùa Chay
      Năm A
      Tr
      Lễ Truyền Tin
      Gr 11:18-20; Tv 7:2-3,9-10,11-12; Ga 7:40-53
      Chủ Nhật
      26/3
      Lễ Trọng
      Mùa Chay
      Năm A
      Tm
      Chúa Nhật thứ Năm Mùa Chay
      Ed 37:12-14; Tv 130:1-2,3-4,5-6,7-8; Rm 8:8-11; Ga 11:1-45; Ga 11:3-7,17,20-27,33-45
      Thứ Hai
      27/3
      Lễ Thường
      Mùa Chay
      Năm A
      Tm
      Thứ Hai trong tuần thứ Năm Mùa Chay
      St 13:1-9,15-17,19-30,33-62; Tv 23:1-3,3-4,5,6; Ga 8:1-11; Ga 8:12-20; Ga 13:41-62
      Thứ Ba
      28/3
      Lễ Thường
      Mùa Chay
      Năm A
      Tm
      Thứ Ba trong tuần thứ Năm Mùa Chay
      Ds 21:4-9; Tv 102:2-3,16-18,19-21; Ga 8:21-30
      Thứ Tư
      29/3
      Lễ Thường
      Mùa Chay
      Năm A
      Tm
      Thứ Tư trong tuần thứ Năm Mùa Chay
      St 3:14-20,91-92,953; Ga 8:31-42
      Thứ Năm
      30/3
      Lễ Thường
      Mùa Chay
      Năm A
      Tm
      Thứ Năm trong tuần thứ Năm Mùa Chay
      St 17:3-9; Tv 105:4-5,6-7,8-9; Ga 8:51-59
      Thứ Sáu
      31/3
      Lễ Thường
      Mùa Chay
      Năm A
      Tm
      Thứ Sáu trong tuần thứ Năm Mùa Chay
      Gr 20:10-13; Tv 18:2-3,3-4,5-6,7; Ga 10:31-42

      3. Cách xem lịch Phụng vụ Công giáo:

      3.1. Ví dụ:

      Chẳng hạn ngày 21/3/2022 sẽ được xem và hiểu như sau:

      Ngày Loại Áo lễ Lễ
      Thứ Hai
      21.3
      Lễ Thường
      Mùa Chay
      Năm C
      Tm Thứ Hai trong tuần thứ Ba Mùa Chay
      2 V 5:1-15; Tv 42:2-3; Lc 4:24-30

      Loại: Phần này sẽ chú thích về tính chất của ngày lễ, mùa và năm Phụng vụ, các yếu tố này sẽ quyết định bài đọc Lời Chúa phù hợp cho ngày, ở đây 21/3 là ngày lễ thường, thuộc Mùa Chay năm C.

      Áo lễ: Phần này ghi chú màu phẩm phục phù hợp của các thừa tác viên trong buổi cử hành lễ. Vào ngày 8 tháng 3, màu phẩm phục được quy định là màu tím, viết tắt là Tm.

      Lễ: Phần này sẽ biểu thị tên lễ và các bài đọc Lời Chúa tương ứng trong ngày. Ngày 8/3 có ba bài đọc Lời Chúa đó là: 2 V 5:1-15; Tv 42:2-3; Lc 4:24-30. Trong đó, mỗi cụm số chữ sẽ chính là tên sách Kinh Thánh, sẽ được giải nghĩa như hình bên dưới.

      – 2 V 5:1-15 – Các Vua 2, chương 5, từ dòng 1 đến 15.

      – Tv 42:2-3 – Thánh Vịnh, chương 42, từ dòng 2 đến 3.

      – Lc 4:24-30 – Tin Mừng theo Thánh Lu-ca, chương 4, dòng từ 24 đến 30.

      3.2. Bảng quy định chữ viết tắt trong lịch Công giáo:

      Bạn cần tham khảo thêm bảng quy định dưới đây để có thể đọc đc lịch Công giáo năm 2023

      3.2.1. Kinh Thánh:

      Mỗi ngày trong năm Phụng vụ đều sẽ có những bài đọc Lời Chúa tương ứng, được sắp xếp theo các yếu tố khác nhau. Bài đọc cụ thể sẽ được ghi chú trực tiếp tên sách, số chương, số dòng trong lịch Công giáo. Cụ thể:

      Bảng viết tắt Kinh Thánh Tân Ước

      Viết tắt Tên sách
      Mt Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu
      Mc Tin Mừng theo Thánh Mác-cô
      Lc Tin Mừng theo Thánh Lu-ca
      Ga Tin Mừng theo Thánh Gio-an
      Cv Sách Công Vụ Tông Đồ
      Rm Thư gửi tín hữu Rô-ma
      1 Cr Thư 1 gửi tín hữu Cô-rin-tô
      2 Cr Thư 2 gửi tín hữu Cô-rin-tô
      Gl Thư gửi tín hữu Ga-lát
      Ep Thư gửi tín hữu Ê-phê-xô
      Pl Thư gửi tín hữu Phi-líp-phê
      Cl Thư gửi tín hữu Cô-lô-xê
      1 Tx Thư 1 gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca
      2 Tx Thư 2 gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca
      1 Tm Thư 1 gửi ông Ti-mô-thê
      2 Tm Thư 2 gửi ông Ti-mô-thê
      Tt  Thư gửi ông Ti-tô
      Plm Thư gửi ông Phi-lê-mon
      Dt Thư gửi tín hữu Do-thái
      Gc Thư của Thánh Gia-cô-bê
      1 Pr Thư 1 của Thánh Phê-rô
      2 Pr Thư 2 của Thánh Phê-rô
      1 Ga Thư 1 của Thánh Gio-an
      2 Ga Thư 2 của Thánh Gio-an
      3 Ga Thư 3 của Thánh Gio-an
      Gđ Thư của Thánh Giu-đa
      Kh Sách Khải Huyền

      Bảng viết tắt Kinh Thánh Cựu Ước

      Viết tắt Tên sách Viết tắt Tên sách
      St Sách Sáng Thế Cn Châm Ngôn
      Xh Xuất Hành Gv Giảng Viên
      Lv Lê-vi Dc Diễm Ca
      Ds Dân Số Kn Khôn Ngoan
      Đnl Đệ Nhị Luật Hc Huấn Ca
      Gs Giô-suê Is I-sai-a
      Tl Thủ Lãnh Gr Giê-rê-mi-a
      R Rút Ac Ai Ca
      1 Sm Sa-mu-en 1 Br Ba-rúc
      2 Sm Sa-mu-en 2 Ed Ê-dê-ki-en
      1 V Các Vua 1 Đn Đa-ni-en
      2 V Các Vua 2 Hs Hô-sê
      1 Sb Sử Biên 1 Ge Giô-en
      2 Sb Sử Biên 2 Am A-mốt
      Er Ét-ra Ôv Ô-va-di-a
      Nkm Nơ-khe-mi-a Gn Giô-na
      Tb Tô-bi-a Mk Mi-kha
      Gđt Giu-đi-tha Nk Na-khum
      Et Ét-te Kb Kha-ba-rúc
      1 Mcb Ma-ca-bê 1 Xp Xô-phô-ni-a
      2 Mcb Ma-ca-bê 2 Kg Khác-gai
      G Gióp Dcr Da-ca-ri-a
      Tv Thánh Vịnh Ml Ma-la-khi

      Bảng quy ước:

      Viết tắt tên sách Kinh Thánh

      3.2.2. Quy chế và quy luật:

      Viết tắt Tên sách
      AC Normae de Anno liturgico et Calendario (Quy luật tổng quát về Năm Phụng vụ và niên lịch)
      CIC Codex Iuris Canonici (Giáo luật)
      CE Caeremoniale Episcoporum (Sách Nghi thức Giám mục)
      IM Institutio generalis Missalis Romani (Quy chế tổng quát Sách lễ Rô-ma, 2000)
      OLM Ordo Lectionum Missae (Để soạn Sách Các Bài Đọc; ấn bản mẫu thứ hai, năm 1981)
      SC

      Decretum Sacrosanctum Concilium (Hiến chế công đồng Vatican II về Phụng vụ Thánh)

        Tải văn bản tại đây

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ