Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Luật Lao động » Lao động nước ngoài có được hưởng trợ cấp thôi việc không?

Luật Lao động

Lao động nước ngoài có được hưởng trợ cấp thôi việc không?

  • 23/01/2023
  • bởi Nguyễn Ngọc Ánh
  • Nguyễn Ngọc Ánh
    23/01/2023
    Luật Lao động
    0

    Quan hệ lao động là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của đời sống xã hội. Liên quan đến vấn đề lao động, nhiều thắc mắc đặt ra là lao động nước ngoài có được hưởng trợ cấp thôi việc không? 

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Lao động nước ngoài có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
    • 2  2. Ý nghĩa của hưởng trợ cấp thôi việc đối với lao động nước ngoài:
    • 3 3. Trường hợp nào người lao động nước ngoài không được hưởng trợ cấp thôi việc:
    • 4 4. Mức phạt đối với người sử dụng lao động khi không thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động:

    1. Lao động nước ngoài có được hưởng trợ cấp thôi việc không?

    – Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật lao động 2019, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động trong các trường hợp cụ thể sau đây:

    + Hết hạn hợp đồng lao động

    + Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

    + Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

    +  Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

    + Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

    + Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

    + Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

    + Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

    Như vậy, đối với những trường hợp này, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội – Theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 Bộ luật lao động 2019, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

    – Khoản 3 Điều 46 Bộ luật lao động 2019 cũng quy định rõ, tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

    Theo quy định tại các điều luật trên, người lao động nước ngoài đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên mà chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các trường hợp đã nêu, thì sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc do người sử dụng lao động chi trả.

    Do đó, để trả lời cho câu hỏi lao động nước ngoài có được hưởng trợ cấp thôi việc không thì câu trả lời là có. Lao động nước ngoài ngoài hoàn toàn được hưởng trợ cấp thôi việc.

     2. Ý nghĩa của hưởng trợ cấp thôi việc đối với lao động nước ngoài:

    Trợ cấp thôi việc mà Nhà nước đưa ra là một trong những chính sách nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp cho người lao động. Thực tế, trong quá trình hoạt động lao động, vì những lý do bất kỳ, dù là chủ quan hay khách quan, người lao động buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động. Xét về mặt khách quan, việc chấm dứt hợp động lao động sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về mặt kinh tế, tài chính của người lao động. Do đó, việc đưa ra mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của Nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người lao động (bao gồm cả người lao động nước ngoài). Cụ thể như sau:

    – Trợ cấp thôi việc giúp người lao động nước ngoài có một khoản tài chính nhất định, phục vụ cho nhu cầu sinh sống tại thời điểm sau khi thôi việc.

    – Như đã nói ở trên, việc người lao động nước ngoài chấm dứt hợp đồng lao động có thể xuất phát từ những nguyên nhân, chủ quan khác nhau. Nếu là ý chí chủ quan, tức người lao động mong muốn nghỉ việc về lợi ích cá nhân của mình, thì giá trị tài chính không phải là vấn đề đối với họ. Ngược lại, nếu người lao động thôi việc vì những lý do khách quan, tác nhân bên ngoài (tức họ buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động), thì khi nghỉ việc, tài chính là một trong những vấn đề lớn đối với họ. Nguồn tài trợ việc làm mà Nhà nước đưa ra giúp người lao động đảm bảo được nhu cầu tài chính.

    – Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, xét về hoàn cảnh chung, thì điều kiện của họ có phần khó khăn hơn rất nhiều so với người Việt. Họ có thể không có chỗ ở ổn định. Nếu khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động nước ngoài không tìm được ngay cho mình công việc thích hợp, không có trợ cấp thôi việc thì họ sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng.

    – Trợ cấp thôi việc được xem là nguồn phúc lợi mà người lao động nước ngoài được hưởng sau một khoảng thời gian nhất định làm việc tại công ty, doanh nghiệp. Nó thể hiện tính nhân văn, nhân đạo của cơ quan Nhà nước trong việc điều chỉnh quan hệ lao động. Bởi lẽ, khi hướng về bản chất của quan hệ lao động, người ta luôn chú trọng đến việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, bởi họ là chủ thể yếu thế hơn.

    – Trợ cấp thôi việc giúp tạo nên hình ảnh đẹp của chính sách lao  động tại Việt Nam. Từ đó, tạo thành ưu điểm để thu hút nguồn lao động không chỉ trong nước mà cả nước ngoài.  

    Từ những phân tích trên, có thể thấy, trợ cấp thôi việc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng  đối với người lao động, cũng như tạo nên vẻ đẹp văn hóa lao động trong toàn cảnh hệ thống lao động tại nước ta.

    3. Trường hợp nào người lao động nước ngoài không được hưởng trợ cấp thôi việc:

    Trợ cấp thôi việc là quyền mà người lao động được hưởng khi đảm bảo đầy đủ các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, chỉ khi đảm bảo rơi vào những trường hợp cụ thể như đã phần tích ở trên, người lao động mới có thể nhận trợ cấp thôi việc.

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, với các trường hợp cụ thể sau đây, người lao động nước ngoài không được hưởng trợ cấp thôi việc:

    – Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu .

    – Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

    Với hai trường hợp cụ thể này, người lao động nước ngoài sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc. Quy định mà Nhà nước đưa ra hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ, chỉ khi đảm bảo tuân thủ nghĩa vụ khi tham gia quan hệ lao động; đảm bảo điều kiện liên quan về bảo hiểm xã hội (hưu trí), người lao động nước ngoài mới được hưởng trợ cấp thôi việc.

    4. Mức phạt đối với người sử dụng lao động khi không thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động:

    Thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động mà nghĩa vụ mà người lao động bắt buộc phải thực hiện. Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động, trong đó bao gồm cả trợ cấp thôi việc. Thời hạn để người sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ thanh toán này là 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, trừ một số trường hợp đặc biệt thì được kéo dài thời hạn đến 30 ngày.

    Nếu người sử dụng lao động không thanh toán trợ cấp thất nghiệp cho người lao động, đồng nghĩa với việc họ đã vi phạm các quy định của pháp luật, và hoàn toàn bị xử lý theo quy định của Nhà nước và pháp luật. Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, trong trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện thanh toán hoặc thanh toán không đủ trợ cấp thôi việc cho người lao động thì sẽ bị xử lý như sau:

    – Người sử lao động không thanh toán hoặc thanh toán không đủ trợ cấp thôi việc từ 01 – 10 người lao động thì sẽ bị xử phạt từ 01 – 02 triệu đồng.

    – Người sử lao động không thanh toán hoặc thanh toán không đủ trợ cấp thôi việc từ 11 – 50 người lao động thì sẽ bị xử phạt từ 02 – 05 triệu đồng.

    – Người sử lao động không thanh toán hoặc thanh toán không đủ trợ cấp thôi việc từ 51 – 100 người lao động thì sẽ bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng.

    – Người sử lao động không thanh toán hoặc thanh toán không đủ trợ cấp thôi việc  từ 101 – 300 người lao động thì sẽ bị xử phạt từ 10 – 15 triệu đồng.

    – Người sử lao động không thanh toán hoặc thanh toán không đủ trợ cấp thôi việc từ 300 người lao động trở lên thì sẽ bị xử phạt từ 15 – 20 triệu đồng.

    Ngoài ra, người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ tiền trợ cấp thôi việc cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

    Như vậy, có thể thấy, Nhà nước đã đưa ra những quy định rất cụ thể và rõ ràng về việc hưởng trợ cấp thôi việc của người lao động; trách nhiệm pháp lý mà người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm khi không thanh toán tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động (bao gồm cả người lao động nước ngoài). Về cơ bản, những quy định về trợ cấp thôi việc mà Nhà nước đưa ra nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động một cách tối đa nhất.

    Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

    • Bộ luật Lao động năm 2019
    • Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
    • Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Chế độ trợ cấp thôi việc


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Những trường hợp được hưởng trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc theo quy định

    Các trường hợp được hưởng trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc? Điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc? Cách tính, tiền lương tính hưởng trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc?

    Người lao động bị sa thải có được trả trợ cấp thôi việc không?

    Người lao động bị sa thải có được trả trợ cấp thôi việc không? Chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động dựa trên tiền lương chính ghi trên hợp đồng?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ