Kinh tế luật là gì? Nội dung, đặc trưng và các đặc điểm cần lưu ý

kinh tế được hiểu là tổng thể những mối quan hệ có sự tương tác qua lại lẫn nhau giữa con người với con người, liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm, hàng hóa để buôn bán, trao đổi trên thị trường. Tìm hiểu về kinh tế học? Tìm hiểu về kinh tế luật?

Trong đời sống hàng ngày thì kinh tế là một thuật ngữ quá quen thuộc và được sử dụng rất phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống. Kinh tế luật là ngành thừa hưởng nền tảng từ Luật học kết hợp với kiến thức trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, kinh tế luật có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế các quốc gia. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.

1. Tổng quan về kinh tế:

Kinh tế là một khái niệm bắt nguồn từ phương Tây. Khái niệm kinh tế khi được dịch sang tiếng Nhật thì người Nhật đã chọn cụm từ kinh bang tế thế để có thể diễn ý. Nguyên nghĩa của cụm từ này đó chính là các công việc mà một vị vua phải đảm nhiệm, cụ thể đó là việc chăm lo đời sống vật chất của bề tôi, chăm lo đời sống tinh thần của cộng đồng. Kinh tế cũng chính là hình thức rút gọn của cụm từ Kinh bang Tế thế, kinh bang ở đây có nghĩa là trị nước và tế thế có nghĩa là cứu đời. Người Nhật hiểu rằng hoạt động kinh tế là để đem lại lợi ích cho xã hội chứ không phải chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân.

Hiểu đơn giản thì kinh tế được hiểu là tổng thể những mối quan hệ có sự tương tác qua lại lẫn nhau giữa con người với con người, liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm, hàng hóa để buôn bán, trao đổi trên thị trường.

Mục đích chính của kinh tế đó chính là nhằm để thu được những lợi ích nhất định về lợi nhuận, phục vụ cho nhu cầu của các cá nhân.

Kinh tế với nghĩa rộng bao gồm nhiều ngành nghề kinh doanh trong những lĩnh vực khác nhau được nhà nước thừa nhận cụ thể như: công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, tài chính ngân hàng, logistic, dịch vụ…

Hiện nay là thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ thì mọi thứ đều diễn ra trên nền tảng công nghệ thông tin, chính vì vậy mà khái niệm về kinh tế số cũng xuất hiện và cũng đang dần lớn mạnh. Có nhiều quan điểm cụ thể đã cho rằng kinh tế số chính là một nền kinh tế được vận hành chủ yếu dựa trên nền tảng công nghệ số.

Về bản chất thì kinh tế số chính là một mô hình tổ chức và thực hiện hoạt động dựa trên nền tảng và các ứng dụng công nghệ điện tử. Chính bởi vì thế mà ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp chúng thường xuyên trong đời sống hàng ngày. Ví dụ cụ thể như ở các trang mạng điện tử, các video quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, vận chuyển hàng hóa… Việc này cũng đã góp phần đem lại nhiều tiện ích cho các chủ thể là những người sử dụng dịch vụ, cũng như đã mở rộng được phạm vi kinh doanh.

2. Tìm hiểu về kinh tế học: 

Khái niệm kinh tế học:

Kinh tế học chính là một môn khoa học nghiên cứu cách thức mà cá nhân và xã hội lựa chọn việc sử dụng nguồn lực khan hiếm của mình như thế nào.

Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu sự sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ.

Kinh tế học trong tiếng Anh được gọi là gì? Kinh tế học trong tiếng Anh được gọi là economics. Vấn đề cốt lõi của kinh tế học:

Các chủ thể là những nhà kinh tế học thống nhất vấn đề cốt lõi trong kinh tế học là vấn đề khan hiếm.

Căn bản có thể nói như vậy là vì tấ cả các chủ thể nào xuất hiện trong nền kinh tế, Chính phủ, doanh nghiệp, cá nhân hay nhìn chung toàn bộ nền kinh tế cũng phải đối mặt với sự khan hiếm. Cụ thể là:

- Đối với cá nhân, khan hiếm thể hiện ở tiền bạc, mong muốn nhiều nhưng tiền (thu nhập) có giới hạn. Hay khan hiếm thời gian, các chủ thể khi muốn làm nhiều việc nhưng thời gian có hạn, và mỗi người đều phải dành thời gian để nghỉ ngơi, tái tạo lại sức lao động của mình.

- Đối với doanh nghiệp, chúng ta có thể thấy sự khan hiếm về vốn, thiếu tiền để lao động giỏi, máy móc, trang thiết bị. Hay khan hiếm lao động đặc biệt là lao động có chất lượng cao.

- Đối với một nền kinh tế dù là cường quốc hay các nước nghèo cũng phải đối mặt với khan hiếm.

Mục đích nghiên cứu kinh tế học:

Nghiên cứu kinh tế học nhằm mục đích để có thể giải thích cách thức các nền kinh tế vận động và các tác nhân kinh tế tương tác với nhau.

Các nguyên tắc kinh tế cũng được ứng dụng trong đời sống xã hội, trong thương mại, tài chính và hành chính công, thậm chí là trong ngành tội phạm học, giáo dục, xã hội học, luật học và nhiều ngành khoa học khác.

Phân loại kinh tế học:

Về cơ bản thì ta nhận thấy, kinh tế học cũng như các môn khoa học khác, nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau. Kinh tế học hiện nay đã được phân chia thành hai bộ phận chủ yếu là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô.

- Kinh tế học vi mô được hiểu là một bộ phận của kinh tế học chuyên nghiên cứu và phân tích các hành vi kinh tế của các tác nhân trong nền kinh tế: người tiêu dùng, các hãng sản xuất kinh doanh và Chính phủ.

Kinh tế học vi mô sẽ chuyên nghiên cứu hành vi kinh tế của các cá nhân, những nhóm đơn lẻ cấu thành nên nền kinh tế.

- Kinh tế vĩ mô được hiểu là một bộ phận của kinh tế học nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng hợp của một nền kinh tế cụ thể như tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp, các chính sách kinh tế vĩ mô...

Kinh tế vĩ mô là thuật ngữ được sử dụng phổ biến và nó coi toàn bộ nền kinh tế như một tổng thể và nó nghiên cứu các vấn đề tổng hợp của một nền kinh tế.

Để có dễ hiểu, nếu coi nền kinh tế như một bức tranh, kinh tế vĩ mô sẽ nghiên cứu tổng thể toàn bức tranh đó. Còn kinh tế vi mô nghiên cứu từng họa tiết, từng chi tiết cấu thành nên bức tranh đó.

Mặc dù có sự khác biệt, nhưng kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Chúng ta sẽ không thể hiểu được các hiện tượng kinh tế vĩ mô nếu không xem xét các quyết định kinh tế vi mô, bởi vì thực chất những thay đổi trong toàn bộ nền kinh tế phát sinh từ các quyết định của hàng triệu cá nhân.

3. Tìm hiểu về kinh tế luật:

Khái niệm kinh tế luật:

Kinh tế luật được hiểu là một ngành học nghiên cứu cách sử dụng kinh tế học để nhằm mục đích có thể đánh giá hiệu quả của các qui định pháp luật.

Từ năm 1960, trên thế giới đã xuất hiện môn học mới đó chính là kinh tế luật (law and economics), đây là môn học dùng các lí thuyết kinh tế để nghiên cứu các ngành chế định luật truyền thống như quyền sở hữu, hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, luật hình sự và Hiến pháp.

Hai nhà kinh tế có công khai phá ra môn học này đó chính là Ronald Coase và Guido Calbresi. Kinh tế đã làm thay đổi bộ mặt của ngành khoa học pháp lí. Tại Hoa kỳ và Tây Âu hiện nay, khoa luật của mỗi trường đại học nổi tiếng đều có các giáo sư kinh tế.

Môn kinh tế luật cũng đã được đưa vào giảng dạy ở nhiều trường đại học trên toàn thế giới.

Nhiều tạp chí khoa học về kinh tế luật đã ra đời như Journal of Law and Economics (từ năm 1958), Journal of Legal Studies (từ năm 1972), International Review of Law and Economics, European Journal of Law and Economics, Review on Economic Studies of Copyright Issues, v.v..

Các hiệp hội về kinh tế luật cũng đã ra đời tại Mỹ, Canada, Châu Mỹ La tinh và Châu Âu. Ngành kinh tế luật thực sự đăng quang năm 1991 và 1992 khi hai học giả nổi tiếng, Ronald Coase và Gary Becker nhận được giải Nobel kinh tế do những cống hiến cho môn kinh tế luật.

Để có thể tổng kết, GS Bruce Akerman của Trường Luật Đại học Yale đã mô tả môn kinh tế luật cùng với các phương pháp luận của nó như thành tựu rực rỡ nhất của khoa học pháp lí thế kỉ 20.

Môn kinh tế luật đặt ra nhiều câu hỏi làm bất ngờ các luật gia, song thực sự hữu ích. Đa số các câu hỏi và công trình nghiên cứu về kinh tế luật cũng đã góp phần quan trọng đã làm thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc tư duy và cách thức ban hành chính sách và văn bản pháp luật tại Hoa Kỳ và Châu Âu cũng như nhiều quốc gia khác.

Kinh tế luật cũng được xem là công cụ cải cách của chính quyền Reagan tại Mỹ và Thatcher tại Anh. Các cải cách táo bạo đã cho phép tự do cạnh tranh và doanh nghiệp tự quyết định giá bán trong ngành hàng không, viễn thông, điện lực, giao thông công cộng đã đem lại những lợi ích to lớn cho các chủ thể là những người tiêu dùng.

Các bản án của toà phúc thẩm và Toà Tối cao tại Hoa Kỳ cũng đã bắt đầu trích dẫn các công trình cụ thể nghiên cứu về kinh tế luật.

Kinh tế luật trong tiếng Anh gọi là gì? Kinh tế luật trong tiếng Anh gọi là Law and Economics.
    5 / 5 ( 1 bình chọn )