Kinh tế học trọng cung là gì? Cơ sở nghiên cứu kinh tế học trọng cung

Trong kinh tế chúng ta chắc hẳn đã nghe rất nhiều về chính sách trọng cung nhưng lại rất ít người hiểu rõ về kinh tế trọng cung bản chất của nó là như thế nào? Và với một vai trò quan trọng của lí thuyết này đó là hướng tới tăng trưởng kinh tế không gây ra lạm phát.

1. Kinh tế học trọng cung là gì?

Kinh tế học trọng cung trong tiếng Anh là Supply-side economics.

Chắc hẳn khi nhắc tới nền kinh tế học trọng cung là ngành của kinh tế học quan tâm đến năng lực sản xuất của nền kinh tế và những chính sách được hoạch định để cải thiện tính linh hoạt của thị trường nhân tố, qua đó tạo ra mức sản lượng lớn nhất cho mỗi mức tổng cầu nhất định. Theo đó ta thấy nền kinh tế học trọng cung nhấn mạnh việc nâng cao năng suất lao động và nâng cao năng lực cung cấp của nền kinh tế nhằm mục đích nâng cao tốc độ tăng trưởng tiềm năng mà cũng nhờ vậy nâng cao được tốc độ tăng trưởng kinh tế mà không gây ra áp lực lạm phát. Các biện pháp, chính sách để đạt được các mục tiêu nói trên gồm:

+ Giảm thuế dựa theo lý luận đường cong Laffer để cho doanh nghiệp và hộ gia đình hăng hái đầu tư;

+ Xóa bỏ các chướng ngại đối với đầu tư tư nhân, cụ thể là tự do hóa kinh tế, giải điều tiết;

+ Chuyển nguồn vốn đầu tư từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân bằng cách thực hiện chính phủ nhỏ cụ thể như đối với việc thực hiện cải cách các chương trình an sinh xã hội, tư nhân hóa các tài sản công cộng, giảm trợ cấp, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp hàng hóa công cộng, v.v…

Căn cứ dựa trên những điều cốt lõi ta thấy lý thuyết kinh tể ủng hộ cắt giảm thuế và cho nợ thuế, để khuyến khích đầu tư sản xuất cho các công ty, và đạt được các mục tiêu kinh tế và tăng trưởng sản lượng và làm việc quốc gia. Theo đó nên các nhà kinh tế gia định hướng tranh luận về tầm quan trọng của việc thay đổi thuế suất biên, mà họ nói sẽ khuyến khích tổng cung, khuyến khích các nhà cung ứng sản xuất nhiều hơn nữa và các cá nhân hưởng lợi nhiều hơn, ngược với kích thích tổng cầu cho hàng hóa và dịch vụ bởi người tiêu dùng và doanh nghiệp. Hay chúng ta cũng có thể hiểu người ta sẽ làm việc nhiều hơn vì họ có thể sản xuất nhiều hơn. Như vậy nên các nhà ủng hộ phía cung lập luận rằng kích thích kinh tế của việc cắt giảm thuế và cho nợ thuế, sẽ bù trừ khoản lỗ thu nhập từ việc cắt giảm thuế suất biên. Bên cạnh đó thì trong đầu những năm 1980, kinh tế học hướng cung là giải pháp hấp dẫn về mặt chính trị cho tình trạng lạm phát đinh đốn (stagflation) (lạm phát hai con số đi kèm tăng trưởng trì trệ cuối những năm 1970. Nó đối lập với trường phái kinh tế KEYNEYS (KEYNEYSIAN ECONMICS) và các nhà hướng cung bác bỏ lập luận cấp số nhân của Keyneys (Keyneysian multiplier) liên hệ việc cắt giảm thuế với việc tăng tổng cầu.

2. Cơ sở nghiên cứu kinh tế học trọng cung:

Nếu chúng ta nhìn trên góc độ toàn diện thì với các nguồn lý thuyết trọng cung và lý thuyết quản lý tổng cầu là hai nhánh chính trong kinh tế học. Với các chính sách thuộc một trong hai lý thuyết đã đưa ra, một khi được thiết kế phù hợp và thực thi đúng thời điểm, sẽ giúp các nền kinh tế đạt được các mục tiêu mà chúng theo đuổi. Vai trò của các chính sách quản lý tổng cầu là không thể phủ nhận trong việc giúp kinh tế thế giới tránh được những hậu quả nặng nề của một cuộc đại suy thoái trong giai đoạn 2008– nay. Hay xa hơn, sự phản ứng sai lầm của chính sách tiền tệ và chậm trễ của chính sách tài khóa đã khiến kinh tế thế giới chìm đắm vào cuộc đại suy thoái kéo dài cả thập kỉ 30 của thế kỉ trước. bên cạnh đó thì các chính sách quản lý tổng cầu lại không giải quyết được tình trạng đình trệ sản xuất và lạm phát cao của những năm 1970s. Trong khi đó, việc chuyển mạnh sang các chính sách trọng cung, bao gồm giảm các loại thuế phí, dỡ bỏ các rào cản thương mại, dỡ bỏ các chính sách điều tiết ngành và tư nhân hóa các DNNN, ưu đãi thuế cho các cá nhân và doanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ, giáo dục đại học và đào tạo nghề, v.v. từ đầu những năm 1980s lại giúp cho các nền kinh tế phát triển (Anh, Mỹ, Pháp,…) cũng như đang phát triển (Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Bra-xin,…) đạt được quãng thời gian tăng trưởng cao và gần như liên tục cho tới trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế 2008–2009 xảy ra.
Nếu chúng ta nhìn trên nền kinh tế của Việt Nam những năm gần đây chúng ta thường lạm dụng các chính sách quản lý tổng cầu, bao gồm cả mở rộng tài khóa và tiền tệ. Ta thấy sự gia tăng mạnh và liên tục của tổng cầu thông qua đầu tư công, chi tiêu NSNN và cung tiền M2, nhưng lại thiếu những biện pháp tập trung cải thiện tổng cung tiềm năng, đã khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình ngày càng thấp đi. Khi tổng cung không được cải thiện tương xứng với tổng cầu, các loại giá cả bao gồm từ giá tiêu dùng, tiền lương, đến lãi suất và giá các loại tài sản đã tăng mạnh, kéo theo làn sóng đầu cơ và bất ổn. Nhưng thay vì nhìn nhận các vấn đề này là nguyên nhân của các sai lầm về thiết kế và thực thi chính sách quản lý tổng cầu, Chính phủ Việt Nam lại coi đó là những khiếm khuyết của kinh tế thị trường, đồng thời ngày càng gia tăng các biện pháp cưỡng ép hành chính và gọi chúng là “các chính sách bình ổn.”
Các nhà kinh tế trọng cung đã nghiên cứu tính cứng nhắc về mặt thể chế trên thị trường nhân tố và ảnh hưởng của giá nhân tố quá cao đối với tình trạng mất việc làm. Từ nhận thức thu được, họ lên án hành vi của công đoàn trên thị trường lao động. Theo họ, công đoàn đã đẩy tiền lương lên quá cao so với năng suất doanh thu cận biên của công nhân, qua đó gây ra tình trạng thất nghiệp. Những ý tưởng tương tự cũng đưa họ tới chỗ lên án một số hệ thống phúc lợi và thuế lũy tiến với lí do là chúng tạo ra cái gọi là bẫy nghèo khổ và chúng làm cho người bị thất nghiệp không có động cơ để làm những công việc trả lương thấp. Các nhà lí thuyết trọng cung cho rằng việc cắt giảm thuế thu nhập cá nhân và công ty có thể đem lại nguồn thu cao hơn cho ngân sách của chính phủ. đầu tiên thì họ cho rằng mức thuế thấp hơn làm cho mọi người làm việc tích cực hơn và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mở rộng hơn do họ biết rằng sẽ được hưởng tỉ lệ cao hơn từ mức thu nhập tăng thêm. Sự mở rộng qui mô hoạt động kinh tế này sẽ làm cho chính phủ thu được nhiều tiền thuế hơn, cho dù thuế suất bị cắt giảm.

3. Các chính sách trọng cung tại Việt Nam:

Nhằm cải thiện tổng cung tiềm năng của nền kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thị trường và ngành để có thể dẫn đến tốc độ tăng trưởng cao hơn cho thu nhập quốc dân trong tương lai, Việt Nam cần thực hiện các chính sách vĩ mô trọng cung. Thứ nhất, cổ phần hóa thực sự và giảm sự can thiệp của Nhà nước vào các thị trường. Chính phủ nên xây dựng một lộ trình kiên quyết nhằm thu hẹp khu vực doanh nghiệp nhà nước thông qua bán toàn bộ hoặc cổ phần hóa triệt để các DN hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực công ích. Nhà nước chỉ nên sử dụng các doanh nghiệp nhà nước với vai trò là công cụ khắc phục những thất bại của thị trường, tránh sử dụng chúng như những công cụ để điều tiết nền kinh tế. Thứ hai, tăng cường cạnh tranh và tự do thương mại. Thông qua các chính sách thúc đẩy cạnh tranh và tự do thương mại, Chính phủ có thể làm tăng cung thị trường, giảm giá cả và mở rộng sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Tăng cường cạnh tranh buộc các DN phải hiệu quả hơn trong cách sử dụng nguồn nhân lực, giúp làm giảm chi phí sản xuất và giảm giá tiêu dùng. Thứ ba, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm khuyến khích đầu tư vốn và phát minh sáng chế của khu vực tư nhân. Chi cho đầu tư phát triển không làm tăng tổng cầu mà còn là một nhân tố quan trọng thúc đẩy tổng cung trong dài hạn của nền kinh tế. Hoạt động này có thể được khuyến khích thông qua việc miễn giảm thuế đối với nghiên cứu và phát triển và cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Thái Lan sau khủng hoảng tài chính châu Á 1997 đã áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức thấp, đã thu hút được một lượng vốn đầu tư khổng lồ từ nước ngoài, từ khu vực tư nhân trong nước, nhanh chóng phục hồi và duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong một thời gian dài. Điều chúng ta cần phải chú ý là đối với việc tập trung cải thiện các chính sách liên quan đến tổng cung trên không có nghĩa là bỏ qua vai trò quản lý tổng cầu của nền kinh tế thông qua các công cụ tài khóa và tiền tệ. Để các chính sách trọng cung này phát huy hiệu quả, tổng cầu không thể ở mức quá thấp hoặc quá cao, tức là tổng cầu phải đủ lớn để hấp thụ hết sự gia tăng của tổng cung khi hiệu quả của nền kinh tế được cải thiện, nhưng không được quá lớn để tránh gây ra lạm phát.
    5 / 5 ( 1 bình chọn )