Khoản chắc chắn tương đương là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

Lợi nhuận chính là khoản chênh lệch giữa phần doanh thu của doanh nghiệp và phần chi phí họ chi ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Khoản chắc chắn tương đương?

Trong nền kinh tế hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển được thì hầu hết các doanh nghiệp hay một tổ chức kinh doanh nào đó phải có lợi nhuận. Có nhiều thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng xoay quanh vấn đề lợi nhuận. Một trong số đó chúng ta sẽ cần phải kể đến khoản chắc chắn tương đương. Chắc hẳn vẫn còn nhiều người chưa biết đến thuật ngữ này.

1. Tìm hiểu về lợi nhuận:

Ta hiểu về lợi nhuận như sau:

Lợi nhuận chính là khoản chênh lệch giữa phần doanh thu của doanh nghiệp và phần chi phí họ chi ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận được coi là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động kinh doanh, bên cạnh đó thì lợi nhuận cũng là cơ sở và là nền tảng quan trọng để từ đó các chủ thể có căn cứ đánh giá hiệu quả kinh tế mỗi doanh nghiệp.

- Về mặt nguồn gốc: Lợi nhuận chính là biểu hiện của giá trị thặng dư do lao động của doanh nghiệp tạo ra khi sử dụng hợp lý các nguồn lực.

- Về mặt lượng: Lợi nhuận là lượng chênh lệch lớn hơn giữa doanh thu và chi phí mà các doanh nghiệp bỏ ra để đạt được.

Vai trò của lợi nhuận:

Lợi nhuận không chỉ có vai trò to lớn đối với doanh nghiệp và người lao động mà nó còn có tầm ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế chung, đến toàn xã hội. Cụ thể như sau:

- Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp:

+ Với tất cả các doanh nghiệp khi đang hoạt động thì lợi nhuận luôn là mối quan tâm lớn nhất của họ. Lợi nhuận chính là yếu tố quan trọng có ý nghĩa sống còn của mỗi doanh nghiệp, các doanh nghiệp kho không thu được lợi nhuận thì doanh nghiệp đó sẽ không thể tồn tại. Doanh nghiệp sẽ phá sản, sẽ bị đào thải khỏi thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt hiện nay. Nói chung, lợi nhuận chính là thứ quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp.

+ Không những thế, lợi nhuận tác động đến mọi mặt của doanh nghiệp. Lợi nhuận sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Chỉ khi có lợi nhuận, họ mới có thể thanh toán các khoản nợ.

+ Lợi nhuận cũng là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho việc tái sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Khi hoạt động kinh doanh sinh ra lãi, doanh nghiệp sẽ có được 1 khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Và họ sẽ dùng số tiền ấy để nhằm mục đích bổ sung vào nguồn vốn tái đầu tư, từ đó doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô hoạt động hoặc đổi mới trang thiết bị phục vụ cho sản xuất…

+ Lợi nhuận ổn định cũng giúp doanh nghiệp giữ vững được vị thế của mình trên thị trường và giúp việc vay vốn bên ngoài của họ trở nên dễ dàng hơn. Lợi nhuận cũng chính là chỉ tiêu để đánh giá năng lực quản lý và điều hành của người đứng đầu doanh nghiệp.

- Vai trò của lợi nhuận đối với người lao động:

Lợi nhuận cao không chỉ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà các chủ thể là những người lao động cũng được hưởng thêm nhiều ưu đãi. Những người lao động không chỉ có cơ hội nhận được mức lương cao hơn, tiền thưởng nhiều hơn mà cảm thấy vững tin với doanh nghiệp của mình và trở nên nỗ lực hơn, cố gắng hơn trong công việc.

- Vai trò của lợi nhuận đối với nền kinh tế chung:

+ Lợi nhuận còn có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế chung của một quốc gia. Khi các doanh nghiệp của một quốc gia đều làm ăn phát đạt, thu về lợi nhuận cao thì nghiễm nhiên nền kinh tế của đất nước ấy sẽ ngày càng lớn mạnh và phát triển một cách mạnh mẽ.

+ Không chỉ vậy, chỉ khi các doanh nghiệp thu được lợi nhuận thì Nhà nước mới có thể tiến hành thu thuế. Việc Nhà nước thu thuế và các doanh nghiệp thực hiện đóng thuế là sự đóng góp cần thiết để nhằm tạo nên ngân sách quốc gia.

2. Khoản chắc chắn tương đương:

Khái niệm khoản chắc chắn tương đương:

Khoản chắc chắn tương đương được hiểu là khoản lợi nhuận bảo đảm mà một người có thể nhận ngay bây giờ thay cho cơ hội có được khoản lợi nhuận cao hơn trong tương lai, nhưng không chắc chắn.

Nói cách khác, khoản chắc chắn tương đương được hiểu là lượng tiền mặt bảo đảm mà một người cảm thấy là có cùng mức độ thèm muốn như một tài sản rủi ro.

Khoản chắc chắn tương đương trong tiếng Anh gọi là gì?

Khoản chắc chắn tương đương trong tiếng Anh gọi là certainty equivalent.

Tìm hiểu rõ hơn về khoản chắc chắn tương đương và những đặc điểm cần lưu ý:

Những khoản đầu tư phải đưa ra được một phần bù rủi ro để nhằm mục đích bù đắp cho khả năng mà các chủ thể là những nhà đầu tư có thể không nhận lại được tiền của họ. Phần bù rủi ro chính là phần chênh lệch giữa tỉ lệ lợi tức yêu cầu của một khoản đầu tư thông thường với tỉ lệ lợi tức phi rủi ro danh nghĩa. Trên thực tế khi rủi ro càng cao thì phần bù rủi ro so với lợi nhuận trung bình mà nhà đầu tư mong muốn càng cao.

Nếu một chủ thể là nhà đầu tư có hai sự lựa chọn là trái phiếu chính phủ lãi suất 3%. Trái phiếu chính phủ là trái phiếu do chính phủ phát hành. Trái phiếu chính phủ là những trái phiếu do Chính phủ phát hành nhằm mục đích để bù đắp các thâm hụt của ngân sách nhà nước, tài trợ cho các công trình phúc lợi công cộng trung ương và địa phương hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ. Hay trái phiếu doanh nghiệp lãi suất 8%. Trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu do doanh nghiệp phát hành, dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi nợ. Doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán cả lãi lẫn gốc cho chủ sở hữu trái phiếu khi đến kỳ hạn. Và, các chủ thể là nhà đầu tư đã lựa chọn trái phiếu chính phủ, thì phần chênh lệch chi trả này chính là khoản chắc chắn tương đương. Doanh nghiệp trên sẽ cần phải đưa cho nhà đầu tư này một khoản lợi nhuận kì vọng cao hơn 8% trên trái phiếu của họ để thuyết phục được nhà đầu tư mua.

Một công ty đang tìm nhà đầu tư có thể sử dụng khoản chắc chắn tương đương làm cơ sở để xác định xem họ cần trả thêm bao nhiêu để thuyết phục các nhà đầu tư cân nhắc đến sự lựa chọn có rủi ro cao hơn này. Khoản chắc chắn tương đương không cố định đối với mỗi chủ thể bởi vì trên thực tế thì mỗi nhà đầu tư đều có mức độ chịu rủi ro riêng. Ta hiểu về mức độ chịu rủi ro là thước đo được sử dụng nhằm mục đích để đánh giá khả năng sẵn sàng chấp nhận rủi ro của các chủ thể là những nhà đầu tư. Nói cách khác, cùng một mức rủi ro như nhau, các chủ thể là những nhà đầu tư cũng có thể quyết định lựa chọn hay không lựa chọn danh mục đầu tư. Hiện nay thì việc xác định mức chịu rủi ro của từng chủ thể là các nhà đầu tư sẽ có ý nghĩa quan trọng nhằm mục đích để giúp cho bản thân các nhà đầu tư có thể lượng hóa được các quyết định đầu tư của chính bản thân mình, thay vì những quyết định mang tính cảm tính.

Khái niệm này cũng được sử dụng trong cờ bạc, đại diện cho phần tiền mà một người mong muốn được dùng để cân nhắc giữa nó với một canh bạc nhất định. Điều này được gọi là khoản chắc chắn tương đương của canh bạc.

Ví dụ cụ thể về khoản chắc chắn tương đương:

Khái niệm khoản chắc chắn tương đương có thể áp dụng trên dòng tiền của một khoản đầu tư. Dòng tiền chắc chắn tương đương được hiểu là dòng tiền phi rủi ro mà các chủ thể là những nhà đầu tư cảm thấy tương đồng với một dòng tiền kì vọng khác, tuy nhiều hơn nhưng nó cũng rủi ro hơn.

Công thức tính dòng tiền chắc chắn tương đương là: Dòng tiền chắc chắn tương đương = Dòng tiền kì vọng/(1 + Phần bù rủi ro).

Phần bù rủi ro sẽ được tính bằng cách trừ tỉ lệ hoàn vốn điều chỉnh rủi ro cho lãi suất phi rủi ro. Dòng tiền kì vọng được tính bằng cách lấy giá trị của mỗi dòng tiền kì vọng theo tỉ trọng xác suất và cộng chúng lại.

Ví dụ cụ thể như: giả sử một chủ thể là nhà đầu tư đang đứng giữa hai sự lựa chọn, một là chấp nhận một dòng tiền đảm bảo 10 triệu đô hoặc chấp nhận một dòng tiền có kì vọng như sau:

- 30% nhận được 7,5 triệu đô.

- 50% nhận được 15,5 triệu đô.

- 20% nhận được 4 triệu đô.

Dựa trên xác suất được nêu cụ thể bên trên, dòng tiền kì vọng trong bối cảnh này cụ thể được xác định là:

Dòng tiền kì vọng = 0,3 x 7,5 triệu đô + 0,5 x 15,5 triệu đô + 0,2 x 4 triệu đô = 10,8 triệu đô

Giả sử tỉ lệ hoàn vốn điều chỉnh rủi ro được dùng để chiết khấu sự lựa chọn này là 12% và lãi suất phi rủi ro là 3%. Vậy thì phần bù rủi ro sẽ là (12% - 3%) hay 9%. Sử dụng công thức ở trên, dòng tiền chắc chắn tương đương là:

Dòng tiền chắc chắn tương đương = 10,8 triệu đô/(1 + 0,09) = 9,908 triệu đô.

Dựa trên kết quả cụ thể này, nếu các chủ thể là nhà đầu tư muốn tránh rủi ro, thì chủ thể đó sẽ mên chấp nhận bất kì sự lựa chọn đảm bảo nào có giá trị cao hơn 9,908 triệu đô trong thực tiễn.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )