Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Kinh tế tài chính » Kho bạc Nhà nước là gì? Nhiệm vụ, chức năng và cơ cấu tổ chức

Kinh tế tài chính

Kho bạc Nhà nước là gì? Nhiệm vụ, chức năng và cơ cấu tổ chức

  • 29/11/2021
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    29/11/2021
    Kinh tế tài chính
    0

    Vị trí và chức năng của Kho bạc Nhà nước? Nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước? Cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước?

    Mỗi chúng ta chắc hẳn không còn xa lạ đối với cụm từ Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính vfa có những chức năng, vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong thực tiễn. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về tổ chức này. Chính vì vậy, bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu Kho bạc Nhà nước là gì cũng như những nhiệm vụ, chức năng và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước?

    Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Vị trí và chức năng của Kho bạc Nhà nước:
    • 2 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước:
    • 3 3. Cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước:

    1. Vị trí và chức năng của Kho bạc Nhà nước:

    Kho bạc Nhà nước chính là một trong số những cơ quan quan trọng trực thuộc Bộ Tài chính. Kho bạc Nhà nước thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

    Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo đúng như quy định của pháp luật. Kho bạc Nhà nước có trụ sở tại thành phố Hà Nội.

    2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước:

    Kho bạc Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

    – Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để:

    + Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các nghị quyết, dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

    + Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị, chiến lược, quy hoạch, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng thuộc lĩnh vực quản lý của Kho bạc Nhà nước.

    – Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:

    Xem thêm: Mẫu bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành tại Kho bạc

    + Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định dự thảo thông tư và các văn bản khác về lĩnh vực quản lý của Kho bạc Nhà nước;

    + Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định kế hoạch hoạt động hàng năm của Kho bạc Nhà nước.

    – Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước.

    – Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

    – Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực quản lý của Kho bạc Nhà nước.

    – Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ tài chính nhà nước được giao theo quy định của pháp luật:

    + Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại hệ thống Kho bạc Nhà nước; thực hiện hạch toán số thu ngân sách nhà nước cho các cấp ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    + Kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác được giao theo quy định của pháp luật.

    Xem thêm: Kinh phí tổ chức giải phóng mặt bằng có được thu bằng tiền mặt không?

    + Quản lý quỹ ngoại tệ tập trung của ngân sách nhà nước, định kỳ công bố tỷ giá hạch toán phục vụ cho việc hạch toán các khoản thu chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ.

    + Quản lý, kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các quỹ tài chính nhà nước do Kho bạc Nhà nước quản lý; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    + Quản lý tài sản quốc gia quý hiếm được giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước.

    – Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn được trích tài khoản của tổ chức, cá nhân mở tại Kho bạc Nhà nước để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

    – Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thực hiện kế toán ngân sách nhà nước:

    + Tổ chức hạch toán kế toán ngân sách nhà nước, các quỹ và tài sản của Nhà nước được giao quản lý, các khoản viện trợ, vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật.

    + Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.

    + Tổng hợp, lập quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm trình Bộ Tài chính để trình Chính phủ theo quy định của pháp luật.

    Xem thêm: Thủ tục kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

    – Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thực hiện tổng kế toán nhà nước:

    + Tiếp nhận thông tin báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán thuộc khu vực nhà nước theo quy định của pháp luật;

    + Tổng hợp thông tin tài chính nhà nước về tình hình tài sản nhà nước; nguồn vốn và nợ phải trả của Nhà nước; tình hình hoạt động, kết quả thu, chi ngân sách nhà nước; vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và các tài sản, nguồn lực, nghĩa vụ khác của Nhà nước;

    + Lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

    – Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thực hiện công tác thống kê kho bạc nhà nước và chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật.

    – Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức quản lý, điều hành ngân quỹ nhà nước tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống:

    + Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước.

    + Mở tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

    Xem thêm: Kho bạc nhà nước là gì? Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước?

    + Được sử dụng ngân quỹ nhà nước để tạm ứng cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

    + Xây dựng và phát triển hệ thống các công cụ, nghiệp vụ quản lý hiện đại theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và hiệu quả ngân quỹ nhà nước.

    – Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ.

    – Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức quản trị và vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc.

    – Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước của Kho bạc Nhà nước; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.

    – Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn hiện đại hóa hoạt động Kho bạc Nhà nước:

    + Xây dựng cơ chế, chính sách và quy trình nghiệp vụ phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam.

    + Tổ chức quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại hóa cơ sở vật chất của hệ thống Kho bạc Nhà nước.

    Xem thêm: Các đối tượng được mở tài khoản, trả lãi và thu phí tại Kho bạc Nhà nước

    – Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực kho bạc nhà nước theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

    – Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện công tác tổ chức và cán bộ:

    + Xây dựng tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực bảo đảm yêu cầu cải cách về cơ chế, chính sách và hiện đại hóa công nghệ quản lý.

    + Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

    – Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn quản lý kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và tài sản được giao theo quy định của pháp luật; được sử dụng các khoản thu phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.

    – Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.

    – Kho bạc Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.

    3. Cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước:

    Kho bạc Nhà nước được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất.

    Xem thêm: Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập

    – Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở Trung ương:

    + Vụ Tổng hợp – Pháp chế.

    + Vụ Kiểm soát chi;

    + Vụ Kho quỹ.

    + Vụ Hợp tác quốc tế.

    + Vụ Thanh tra – Kiểm tra.

    + Vụ Tổ chức cán bộ.

    + Vụ Tài vụ – Quản trị.

    Xem thêm: Hiệu trưởng tạm ứng tiền học phí trước khi nộp vào kho bạc nhà nước

    + Văn phòng.

    + Cục Kế toán nhà nước.

    + Cục Quản lý ngân quỹ.

    + Cục Công nghệ thông tin.

    + Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước.

    + Trường Nghiệp vụ Kho bạc.

    + Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia.

    Trường Nghiệp vụ Kho bạc và Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia là tổ chức sự nghiệp. Còn các tổ chức còn lại là tổ chức hành chính giúp Tổng Giám đốc thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

    Xem thêm: Tín phiếu kho bạc là gì? Tìm hiểu kiến thức về Treasury bill?

    – Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở địa phương có cơ cấu như sau:

    + Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh) thì sẽ trực thuộc Kho bạc Nhà nước.

    + Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp huyện) thì sẽ trực thuộc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

    Kho bạc Nhà nước sẽ được tổ chức điểm giao dịch tại các địa bàn có khối lượng giao dịch lớn theo đúng các quy định của pháp luật.

    Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, Kho bạc Nhà nước cấp huyện đều sẽ có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.

    + Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Kho bạc Nhà nước.

    Xem thêm: Chuyển nhượng trái phiếu ghi danh tại Kho bạc Nhà nước cấp Tỉnh

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Kinh tế tài chính
    Bài viết được thực hiện bởi: Thạc sỹ Đinh Thùy Dung

    Chức vụ: Trưởng phòng Pháp lý

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Đất đai, Hôn nhân

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật kinh tế

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 07 năm

    Tổng số bài viết: 13.717 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Kho bạc

    Kho bạc nhà nước


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Các cách nộp phạt vi phạm giao thông mà không cần phải đến Kho bạc

    Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt? Nộp phạt vi phạm giao thông qua đường bưu điện? Nộp phạt bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào Kho bạc Nhà nước? Nộp phạt giao thông trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia? Nộp phạt tại ngân hàng thương mại?

    Chênh lệch lợi suất danh nghĩa là gì? Ví dụ của chênh lệch lợi suất danh nghĩa?

    Chênh lệch lợi suất danh nghĩa là gì? Ví dụ của chênh lệch lợi suất danh nghĩa?

    Chứng khoán được Bảo vệ Lạm phát Kho bạc (TIPS) là gì? Ưu điểm và nhược điểm

    Chứng khoán được Bảo vệ Lạm phát Kho bạc (TIPS) là gì? Ưu điểm và nhược điểm?

    Tín phiếu kho bạc là gì? Tìm hiểu kiến thức về Treasury bill?

    Tín phiếu kho bạc là gì? Tìm hiểu kiến thức về Treasury bill? Phân loại tín phiếu như sau?

    Công văn số 2915/TCT-KK về việc hướng dẫn vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thí điểm quy trình thu Ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước tại Hải Phòng do Tổng cục Thuế ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 2915/TCT-KK về việc hướng dẫn vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thí điểm quy trình thu Ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước tại Hải Phòng do Tổng cục Thuế ban hành

    Công văn số 893/STC-KBTPHCM về việc hướng dẫn công tác khóa sổ quyết toán ngân sách năm 2008 và một số quy định thực hiện từ 01/01/2009 do Sở Tài chính – Kho bạc Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 893/STC-KBTPHCM về việc hướng dẫn công tác khóa sổ quyết toán ngân sách năm 2008 và một số quy định thực hiện từ 01/01/2009 do Sở Tài chính - Kho bạc Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh ban hành

    Công văn 319/KBNN-KHTH về việc hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn Chương trình 135 do Kho bạc Nhà nước ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 319/KBNN-KHTH về việc hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn Chương trình 135 do Kho bạc Nhà nước ban hành

    Công văn 1846/KBNN-KQ năm 2011 đối chiếu số liệu giữa kế toán và kho quỹ khi kiểm quỹ tiền mặt cuối ngày do Kho bạc Nhà nước ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 1846/KBNN-KQ năm 2011 đối chiếu số liệu giữa kế toán và kho quỹ khi kiểm quỹ tiền mặt cuối ngày do Kho bạc Nhà nước ban hành

    Công văn 507/KBNN-THPC năm 2013 hướng dẫn thực hiện Thông tư 113/2008/TT-BTC về quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 507/KBNN-THPC năm 2013 hướng dẫn thực hiện Thông tư 113/2008/TT-BTC về quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

    Công văn 13487/BTC-QLCS năm 2014 thay đổi số hiệu tài khoản tạm giữ của Bộ Tài chính tại Sở Giao dịch Kho bạc nhà nước

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 13487/BTC-QLCS năm 2014 thay đổi số hiệu tài khoản tạm giữ của Bộ Tài chính tại Sở Giao dịch Kho bạc nhà nước

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai (09/ĐK) mới nhất năm 2022

    Đơn đăng ký biến động đất đai là gì? Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai, sửa đổi thay thế dữ liệu trong sổ đỏ? Hướng dẫn viết đơn đăng ký biến động đất đai? Thủ tục đăng ký biến động đất đai?

    Mẫu biên bản nghiệm thu hàng hóa và hướng dẫn soạn thảo

    Mẫu biên bản nghiệm thu hàng hóa là gì? Mẫu biên bản nghiệm thu hàng hóa mới nhất? Những lưu ý khi lập biên bản nghiệm thu hàng hóa, dịch vụ? Quy định của pháp luật liên quan đến chất lượng sản phẩm?

    Quyền là gì? Quy định về quyền công dân và quyền con người?

    Quyền là gì? Quy định của pháp luật về quyền? Các quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp? Quy định của pháp luật quyền con người? Nguyên tắc chung về quyền con người, quyền công dân?

    Mẫu cam kết bảo mật thông tin, thỏa thuận không tiết lộ thông tin

    Mẫu cam kết bảo mật thông tin, mẫu thoả thuận không tiết lộ thông tin mới nhất. Tư vấn phương thức bảo mật thông tin đối với bên thứ ba.

    Mục đích và điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

    Giao dịch dân sự là gì? Mục đích và điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? Phân loại giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự 2015?

    Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo Bộ luật dân sự 2015

    Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo Bộ luật dân sự 2015. Những thay đổi của Bộ luật dân sự 2015 về điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự?

    Bắn tốc độ là gì? Cách hoạt động của các loại máy bắn tốc độ?

    Bắn tốc độ là gì? Các loại máy bắn tốc độ? Cách hoạt động của các loại máy bắn tốc độ? Khi bị cảnh sát giao thông bắn tốc độ cần phải làm gì? Mức xử phạt khi vượt quá tốc độ quy định?

    Nghị luận tại sao phải bảo vệ môi trường sống của chúng ta?

    Nghị luận là gì? Nghị luận tại sao phải bảo vệ môi trường sống của chúng ta? Mẫu bài văn nghị luận về lý do tại sao phải bảo vệ môi trường sống hay nhất?

    Giao dịch dân sự vô hiệu là gì? Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu?

    Giao dịch dân sự vô hiệu là gì? Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu? Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu? Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu?

    So sánh giữa kiểu nhà nước tư sản và nhà nước phong kiến

    Kiểu nhà nước tư sản và kiểu nhà nước phong kiến. Bản chất giai cấp của nhà nước tư sản. Hình thức nhà nước tư sản và nhà nước phong kiến.

    Mẫu văn bản công văn đề nghị thực hiện dự án đầu tư mới nhất

    Mẫu văn bản công văn đề nghị thực hiện dự án đầu tư là gì? Mẫu văn bản công văn đề nghị thực hiện dự án đầu tư để làm gì? Mẫu văn bản công văn đề nghị thực hiện dự án đầu tư? Hướng dẫn soạn thảo mẫu văn bản công văn đề nghị thực hiện dự án đầu tư?

    Hệ thống là gì? Ý nghĩa, cách phân loại và cho ví dụ minh họa?

    Hệ thống là gì? Hệ thống trong tiếng Anh là gì? Các loại hệ thống? Ví dụ về hệ thống?

    Tội phạm rất nghiêm trọng là gì? Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là gì?

    Tìm hiểu về tội phạm? Tội phạm rất nghiêm trọng là gì? Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là gì?

    Mẫu giấy cầm đồ, phiếu cầm đồ và hợp đồng cầm cố tài sản

    Mẫu giấy cầm đồ, phiếu cầm đồ và hợp đồng cầm cố tài sản là gì? Mẫu giấy cầm đồ, phiếu cầm đồ và hợp đồng cầm cố tài sản để làm gì? Mẫu giấy cầm đồ, phiếu cầm đồ và hợp đồng cầm cố tài sản? Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy cầm đồ, phiếu cầm đồ và hợp đồng cầm cố tài sản?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tuyên Quang

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tuyên Quang ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Tuyên Quang? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Tuyên Quang ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Tuyên Quang?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Trà Vinh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Trà Vinh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Trà Vinh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Trà Vinh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Trà Vinh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm TP Hồ Chí Minh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm TP Hồ Chí Minh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm TP Hồ Chí Minh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại TP Hồ Chí Minh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại TP Hồ Chí Minh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tiền Giang

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tiền Giang ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Tiền Giang? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Tiền Giang ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Tiền Giang?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Thừa Thiên Huế? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Thừa Thiên Huế ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Thừa Thiên Huế?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Vĩnh Long

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Vĩnh Long ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Vĩnh Long? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Vĩnh Long ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Vĩnh Long?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá