Khai thác trong công nghệ chuỗi khối là gì? Đặc điểm và nội dung về khai thác

Công nghệ chuỗi khối là một công nghệ chìa khóa cho chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin tương lai. Khai thác trong công nghệ chuỗi khối?

Trong những năm gần đây, công nghệ chuỗi khối đang trở thành một xu hướng được quan râm trên toàn cầu và ở ngay tại Việt Nam. Công nghệ chuỗi khối có tiềm năng ứng dụng to lớn trong các ngành từ dịch vụ tài chính, sản xuất và khu vực công cho đến chuỗi cung ứng, giáo dục và năng lượng. Có nhiều thuật ngữ được sử dụng xoay quanh vấn đề này. Một trong số đó chúng ta sẽ cần phải kể đến khai thác trong công nghệ chuỗi khối. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa biết đến thuật ngữ này.

1. Tìm hiểu về công nghệ chuỗi khối:

Trong làn sóng cách mạng công nghiệp như hiện nay, công nghệ chuỗi khối hiện nay được xem là một công nghệ chìa khóa cho chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin tương lai.

Với khả năng chia sẻ thông tin dữ liệu minh bạch theo thời gian thực, tiết kiệm không gian lưu trữ và bảo mật cao, công nghệ chuỗi khối được hiểu là một trong những xu hướng công nghệ đột phá, có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực.

Như vậy, công nghệ chuỗi khối được hiểu là công nghệ mới được nhắc nhiều trong thời gian gần đây. Nếu được bình chọn cho công nghệ mới nổi bật nhất trong năm 2017, thì chắc chắn công nghệ chuỗi khối và ứng dụng vào tiền ảo, tiêu biểu cụ thể như Bitcoin sẽ được xướng tên.

Theo các chuyên gia, công nghệ chuỗi khối được hiểu cơ bản là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối chứa đựng các thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó.

Công nghệ chuỗi khối được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu. Thông tin trong công nghệ chuỗi khối không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống chuỗi khối đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin.

Đặc biệt công nghệ chuỗi khối có khả năng truyền tải dữ liệu mà không đòi hỏi trung gian để xác nhận thông tin. Hệ thống chuỗi khối bao gồm nhiều nút độc lập có khả năng xác thực thông tin.

Với những đặc thù này, các chủ thể là những chuyên gia cho rằng, công nghệ chuỗi khối đã mở ra một xu hướng ứng dụng tiềm năng cho nhiều lĩnh vực cụ thể như tài chính ngân hàng, bán lẻ, vận chuyển hàng hóa, sản xuất, viễn thông. Tuy nhiên, xu hướng áp dụng lớn nhất hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam sẽ là mảng tài chính, ngân hàng, kiểm toán nội bộ.

Trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, với công nghệ này, một người nhập có thể chia sẻ thông tin cho nhiều đơn vị trong cùng một mạng lưới được xây dựng. Ví dụ khi hàng hóa được chuyển từ hải quan Mỹ đến hải quan Việt Nam, khi hàng hóa chuyển đến đâu thì tất cả những thành viên tham gia mạng công nghệ chuỗi khối đều có thể theo dõi tình trạng hàng hóa và biết cụ thể thời gian đến.

Trong lĩnh vực bán lẻ hay nông nghiệp, công nghệ chuỗi khối cũng xuất hiện cũng sẽ phục vụ hiệu quả cho việc truy xuất nguồn gốc để biết rõ các sản phẩm, hàng hóa được nhập khẩu, sản xuất từ đâu.

Ví dụ cụ thể như một chiếc xe ôtô từ nhà máy tới hệ thống đại lý khi bán tới tay khách hàng có thể sẽ phát sinh thêm nhiều giao dịch, trao đổi mua bán tiếp sau đó. Nếu ứng dụng công nghệ chuỗi khối hoàn toàn có thể truy xuất được nguồn gốc xe, lịch sử các giao dịch mua bán cụ thể, cũng như thông tin bảo hành, sửa chữa...

Hiện nay, các doanh nghiệp lớn trên thế giới như Microsoft và sắp tới Oracle sẽ giới thiệu, tham gia chạy đua đưa các công nghệ chuỗi khối này. Giải pháp công nghệ đột phá này có thể áp dụng tối ưu cho các ngành nghề như tài chính, giao thông và nhiều lĩnh vực khác.

Trong lĩnh vực tài chính, với công nghệ chuỗi khối thì sẽ giúp các bên tham gia chỉ cần xây dựng một mạng sổ cái chia sẻ tất cả thông tin giao dịch, khi một thành viên cập nhật thông tin thì tất cả các thành viên còn lại được phép xem, đọc...

Công nghệ chuỗi khối thực chất được áp dụng từ năm 2015. Các chủ thể là những nhà công nghệ dự đoán trong những năm tới, công nghệ chuỗi khối sẽ được áp dụng nhiều hơn nữa.

2. Khai thác trong công nghệ chuỗi khối:

Khái niệm khai thác trong công nghệ chuỗi khối:

Như đã phân tích bên trên ta hiểu công nghệ chuỗi khối chính là công nghệ mã hóa tất cả dữ liệu thành các khối và kết nối chúng với nhau để tạo thành một chuỗi dài. Mỗi khi một thông tin hoặc giao dịch mới xảy ra, thông tin cũ sẽ không bị mất đi mà thay vào đó, thông tin mới sẽ được lưu vào một khối mới và lần lượt được nối vào khối cũ để tạo thành một chuỗi mới.

Ta nhận thấy, công nghệ chuỗi khối chính là xu hướng công nghệ của thời đại hiện nay và được ứng dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Một số quốc gia hoặc các doanh nghiệp lớn dành nhiều tiền và thời gian cho việc điều tra và nghiên cứu công nghệ chuỗi khối vì tính thực tiễn cao và tính bảo mật tốt.

Tìm hiểu về khai thác trong công nghệ chuỗi khối:

Khai thác được hiểu là một phần không thể thiếu của mạng tiền mã hóa thực hiện hai chức năng quan trọng, cụ thể đó chính là:

- Thứ nhất: Khai thác được sử dụng nhằm mục đích chính đó là để tạo lập và cho ra đời các token tiền mã hóa mới để lưu hành thông qua mạng tiền mã hóa.

- Thứ hai: Khai thác được sử dụng để nhằm mục đích có thể xác minh, xác thực và sau đó thêm các giao dịch mạng đang diễn ra vào sổ cái công khai.

Khai thác trong tiếng Anh là  gì?

Khai thác trong tiếng Anh là Mining.

Nội dung về khai thác trong công nghệ chuỗi khối:

Thực chất, hiện nay cũng có nhiều kiểu khai thác khác nhau, tùy thuộc vào cấu hình mạng và loại phần cứng cần thiết cho việc khai thác.

Bởi vì các hệ sinh thái dựa trên tiền mã hóa hoạt động theo cách phân quyền và tự trị, nên vì thế rất cần có một cơ chế để nhằm mục đích có rgeer đảm bảo rằng các giao dịch diễn ra giữa những người tham gia mạng là có tính xác thực. Thứ hai, tiền mã hoá mới xuất hiện từ đâu và bằng cách nào để đảm bảo rằng các đồng tiền mới được tìm thấy là chính thống thì việc khai thác đảm nhận cả hai yêu cầu cụ thể này.

Mỗi lần giao dịch xảy ra trên mạng tiền điện tử, giả sử A trả tiền mã hoá X cho B, các chi tiết giao dịch được phát lên mạng. Tuy nhiên, chỉ đơn thuần là phát các chi tiết không đảm bảo rằng giao dịch là chính thống. Vì vậy mà ta nhận thấy rằng nó cần phải xác minh.

Một chủ thể là thợ đào khai thác tiền mã hoá thực hiện các hành động xác minh cần thiết bằng cách sử dụng các thiết bị khai thác để đảm bảo rằng các chi tiết giao dịch là xác thực. Chỉ khi xác minh phù hợp thì giao dịch mới được ghi lại trên chuỗi khối. Giống như việc khai thác các kim loại như vàng và bạc, việc khai thác tiền mã hoá cũng tìm thấy tại các loại tiền mã hoá mới được thêm vào lưu thông của mạng sau khi xác minh.

Quá trình khai thác cũng có liên quan đến việc giải quyết các vấn đề toán học phức tạp bằng cách sử dụng các hàm băm nội tại được liên kết với khối chứa dữ liệu giao dịch.

Cũng tùy thuộc vào mức độ phổ biến của mạng tiền mã hoá, các chủ thể là những thợ đào sẽ quyết liệt cạnh tranh với nhau để có thể giải quyết các câu đố toán học cần thiết. Vì nó bao gồm rất nhiều phép tính phức tạp được thực hiện trong thời gian ngắn nhất để giành phần thưởng khai thác, phần cứng khai thác chuyên dụng như máy tính và chip điện tử được các thợ đào sử dụng để tăng tốc quá trình và giành chiến thắng trong cuộc đua.

Thợ đào đầu tiên tìm ra giải pháp cần thiết cho câu đố toán học có thể ủy quyền giao dịch. Về các dịch vụ của họ, những người thợ đào được thưởng một khoản phí giao dịch nhỏ. Trong trường hợp một khối mới được tìm thấy bởi thợ đào trên chuỗi khối, họ sẽ nhận được phần thưởng bằng cách thêm khối vào chuỗi khối và nhận phần thưởng.

Tùy thuộc vào cấu hình mạng, phần cứng được sử dụng để nhằm mục đích thực hiện việc khai thác có thể bao gồm CPU, thiết bị xử lí đồ họa (GPU), FPGA và các thiết bị Mạch tích hợp chuyên dụng cho ứng dụng (ASIC). Chúng được quản lí bởi phần mềm chuyên dụng hoạt động như một cầu nối giữa thiết bị khai thác và mạng chuỗi khối. Các loại tiền mã hoá phổ biến hiện nay cần khai thác cụ thể như Bitcoin và Ethereum sử dụng các loại thiết bị khác nhau. Chúng sử dụng cơ chế proof of work để nhằm mục đích có thể thống nhất về xác nhận giao dịch.

Cũng có một số loại tiền mã hoá mà việc khai thác không bắt buộc hoặc không cần bất kì thiết bị khai thác nào.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )