Khả năng thanh toán theo thời gian của doanh nghiệp là gì? Đặc điểm và ý nghĩa.

Khả năng thanh toán theo thời gian của doanh nghiệp là việc xác định giá trị hệ số khả năng, từ đó đưa ra nhận định về khả năng tài chính của doanh nghiệp cho mục đích trả nợ. Đặc điểm? Ý nghĩa?

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp xác định năng lực tài chính của doanh nghiệp. Trong việc xác định các khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hoặc nợ dài hạn tùy vào mục đích xác định. Khả năng thanh toán theo thời gian được áp dụng khi doanh nghiệp muốn xác định các mốc thời gian để xác định các chỉ tiêu đặt ra. Khả năng này được xác định như thế nào, có đặc điểm gì, và mang đến ý nghĩa đối với doanh nghiệp ra sao.

Căn cứ pháp lý: Luật Doanh nghiệp năm 2020.

1. Khả năng thanh toán theo thời gian của doanh nghiệp là gì?

Khái niệm

Khả năng thanh toán theo thời gian của Doanh nghiệp là việc xác định giá trị hệ số khả năng, từ đó đưa ra nhận định về khả năng tài chính của doanh nghiệp cho mục đích trả nợ. Khả năng này được bảo đảm thực hiện khi năng lực tài chính của Doanh nghiệp đủ để đáp ứng các khoản nợ phải trả tương ứng trong khoảng thời gian đó.

Như vậy, yếu tố được xem xét để đánh giá khả năng ở đây là thời gian. Trong một khoản thời gian nhất định, giá trị tài sản của doanh nghiệp sở hữu sẽ đảm bảo được cho tất cả các khoản nợ không.

Giá trị tài sản doanh nghiệp sở hữu trong thời gian đó không nhất thiết phải là các giá trị thực có ở đầu khoảng thời gian. Đó còn là giá trị doanh nghiệp có căn cứ thực tế sẽ tạo ra ở cuối khoảng thời gian đang xem xét. Do đối tượng xem xét là một khoảng thời gian mà không phải là tại một thời điểm nhất định. Do đó, việc tạo ra các giá tri mới hay thay đổi về lượng tài sản thực tế của doanh nghiệp là yếu tố vận động đương nhiên.

Mục đích xác định khả năng thanh toán theo thời gian.

Phân tích khả năng này nhằm mục đích cung cấp cho người sử dụng thông tin nắm được năng lực thanh toán trước mắt và năng lực thanh toán lâu dài của Doanh nghiệp. Mục đích này được nhắc đến xác định các hệ số liên quan đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp với các khoản nợ trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó giúp doanh nghiệp và các bên liên quan thực hiện các hoạt động điều chỉnh phù hợp cho hoạt động kinh doanh thực tế.

Khi xác định các chỉ tiêu này cần chú ý:

Có thể cộng dồn phần năng lực tài chính thừa của gian đoạn trước sang giai đoạn sau để tính “Hệ số khả năng thanh toán theo thời gian” (tuần chuyển qua tháng, tháng chuyển qua quý,..). Tuy nhiên, phần năng lực tài chính thừa của giai đoạn sau không được chuyển qua giai đoạn trước (tháng không được chuyển qua tuần, quý không được chuyển qua tháng,…). Điều này là phù hợp khi xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp với một khoản thời gian nhất định.

Đối với nhu cầu thanh toán, các chỉ tiêu được sắp xếp theo mức độ khẩn trương của việc thanh toán như: các khoản thanh toán ngay, các khoản phải thanh toán trong thời gian tới. Đối với năng lực tài chính, các chỉ tiêu lại được xếp theo khả năng huy động như: các khoản có thể huy động ngay để thanh toán, các khoản có thể huy động để thanh toán trong thời gian tới,..

2. Đặc điểm:

Hoạt động được thực hiện thực tế:

Hoạt động xác định khả năng này được thực hiện bằng cách xem xét, đối chiếu giữa một bên là các khoản có thể sử dụng để thanh toán với một bên là các khoản phải thanh toán. Và yếu tố được quan tâm là trong một khoảng thời gian nhất định, sẽ xác định các khoản có thể sử dụng để thanh toán. Trong đó, năng lực tài chính sử dụng để thanh toán sẽ được xác định rộng hơn về căn cứ tạo ra tài sản.

Các bộ phận tài sản này đều được xem xét theo khả năng chuyển đổi thành tiền. Tức là xét tới khả năng đáp ứng thực sự đối với các khoản nợ phải trả.

Tài sản dùng trong thanh toán với yếu tố thời gian sẽ bao gồm:

- Bộ phận giá trị tài sản hiện có tại thời điểm xem xét. Đây là tổng giá trị quy đổi về tài sản doanh nghiệp đang sở hữu. Nó bao gồm cả tài sản là vật hữu hình, tiền, tương đương tiền, và hàng tồn kho,... Taid sản này chỉ cần doanh nghiệp đang sở hữu và có thể định giá bằng các đơn vị tiền tệ.

- Bộ phận tài sản doanh nghiệp sẽ thu được trong tương lai, kể cả bộ phận tài sản hình thành thông qua quá trình thanh toán. Cách xác định tài sản này phải dựa trên căn cứ từ thực tế hoạt động đang được doanh nghiệp tiến hành để tạo ra tài sản.

Việc xem xét, đối chiếu này được tiến hành cho cả khoảng thời gian nghiên cứu cũng như từng giai đoạn. Tuỳ thuộc vào nhu cầu thông tin của quản lý và lĩnh vực kinh doanh. Khả năng này cũng được biểu hiện thông qua chỉ tiêu về hệ số khả năng thanh toán. Đó là “Hệ số khả năng thanh toán theo thời gian”. Việc xác định khoảng thời gian không cố định, nó phụ thuộc vào nhu cầu nắm bắt thông tin với từng thời kỳ cụ thể.

Hệ số khả năng thanh toán theo thời gian được tính cho:

- Có thể là dùng tính khả năng thanh toán cho cả một thời kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có những dữ liệu cơ bản về các nội dung của một kỳ kế toán. Có thể trùng với các kỳ kế toán của doanh nghiệp, hay lộ trình mà doanh nghiệp đặt ra trong mục tiêu kinh doanh.

- Thời gian trước mắt (thanh toán ngay, thanh toán trong tháng tới, quý tới,…). Hệ số này giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng tài chính ngắn hạn. Đồng thời cho biết tài chính của doanh nghiệp đang "khỏe" hay "yếu".

- Thời gian lâu dài (thanh toán trong năm tới, 2 năm tới,…). Đây là các dự định dài hơn cho tương lai. Có thể dùng với những dự liệu khi doanh nghiệp tham gia vào những dự án dài hạn. Năng lực thu hồi vốn hay thanh toán khoản vay được xác định cuối kỳ hoạt động.

Cách xác định khả năng thanh toán theo thời gian của doanh nghiệp cũng giống với các khả năng thanh toán khác.

Ta có thể đưa ra công thức cho các tính khả năng như sau:

Hệ số khả năng thanh toán theo thời gian = Tài sản doanh nghiệp có trong một khoản thời gian/Nợ đến hạn tại thời điểm xác định

Với chú ý là Tài sản này là tài sản có căn cứ xác đinh về khả năng chuyển đổi thành tiền ở hiện tại và tương lai. Với cùng một đơn vị tiền tệ, hệ số này cho biết một đồng tài sản của doanh nghiệp sẽ được bảo đảm cho bao nhiêu đồng nợ trong khoảng thời gian đó.

Do năng lực tài chính phản ánh các tài khoản có thể sử dụng để thanh toán được xác định theo khả năng chuyển đổi thành tiền hiện tại và tương lai nên:

- “Hệ số khả năng thanh toán theo thời gian” lớn  hơn hoặc bằng một.

Cho thấy doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán trong khoảng thời gian đó và ngược lại. Trị số này càng lớn càng cho thấy tiềm lực lớn mạnh về tài chính của doanh nghiệp trong khoản thời gian nhất định. Ý nghĩa này giúp cho doanh nghiệp có cơ sở trong tự tin làm ăn và kinh doanh. Cần tạo ra nhiều tài sản hơn nữa để củng cố tiềm lực tài chính của mình. Đúc rút kinh nghiệm và đưa ra phương hướng hoạt động tạo nguồn lợi nhuận lớn hơn nữa trong tương lai.

- Khi trị số của chỉ tiêu này nhỏ hơn 1.

Doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán.

Giá trị tài sản bảo đảm cho các khoản nợ trong khoảng thời gian xác định không được đảm bảo. Doanh nghiệp cần đưa ra chiến lược sản xuất, thúc đẩy nhanh tìm kiếm lợi nhuận, tăng thêm tiềm lực trong kinh doanh.

- Khi “Hệ số khả năng thanh toán theo thời gian” bằng không.

Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hoàn toàn. Điều này khẳng định trong khoảng thời gian đó, doanh nghiệp không sở hữu bất kỳ tài sản nào. Và nguy cơ phá sản là chắc chắn nếu như doanh nghiệp không sớm tìm các giải pháp tài chính thích hợp để đảm bảo thanh toán các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn thanh toán trong thời gian 3 tháng tính từ ngày đáo hạn.

3. Ý nghĩa:

Đối với doanh nghiệp

Trường hợp các chỉ số thể hiện cho thấy Doanh nghiệp không bảo đảm khả năng thanh toán. Nhà quản lý phải tìm kế sách để huy động nguồn tài chính kịp thời bảo đảm cho việc thanh toán. Thanh toán đúng hạn các khoản nợ tạo uy tín rất lớn cho doanh nghiệp khi tham gia, hợp tác làm ăn.

Ngoài ra, nó cũng giúp doanh nghiệp trụ vững về tài chính và đưa hoạt động kinh doanh phát triển. Khả năng thanh toán theo thời gian không được đáp ứng trong một khoảng thời gian dài có thể khiến doanh nghiệp đi đến phá sản.

Đối với các bên có liên quan đến doanh nghiệp

Các nội dung thể hiện khả năng này không chỉ mang đến ý nghĩa cho doanh nghiệp. Nó còn là căn cứ giúp các bên liên quan trong đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp.

- Có thể kể đến như là căn cứ cho các đối tác làm ăn của doanh nghiệp xác định khả năng doanh nghiệp thanh toán nợ cho mình vào thời gian nào.

- Hay các doanh nghiệp khác xem xét, đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp để có quyết định trong lựa chọn hợp tác hay đầu tư.

- Đây cũng là căn cứ giúp ngân hàng xem xét tiềm lực tài chính của một doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định cho vạy vốn hay không.

- Ngoài ra đây còn là căn cứ cho các cá nhân, tổ chức khác liên quan đến doanh nghiệp nắm bắt tình hình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân tích khả năng thanh toán theo thời gian giúp người sử dụng thông tin biết được năng lực tài chính của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài các mục đích xa hơn trong đánh giá doanh nghiệp thì ý nghĩa lớn nhất đưa đến các đối tác của doanh nghiệp. Liệu doanh nghiệp có bảo đảm được khả năng thanh toán trong từng giai đoạn hay không. Từ đó để đề ra các giải pháp phù hợp.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )