Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội là gì? Vị trí và vai trò

Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội là gì? Vị trí và vai trò của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội?

Nền kinh tế nước ta kể từ khi công cuộc đổi mới được tiến hành, kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ theo nhiều chiều hướng khác nhau. Điều đó đã đặt ra cho các cơ quan Nhà nước về quản lý kinh tế phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện các công cụ, chính sách quản lý và điều tiết nền kinh tế , từ đó tạo ra một mức độ can thiệp hợp lý của Nhà nước vào nền kinh tế. Đây là cơ sở đề tiến tới xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội dựa trên các nền tảng và mục tiêu nhất định.

1. Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội là gì?

Kế hoạch phát triển là một công cụ quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân, nó là sự cụ thể hoá các mục tiêu định hướng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo từng thời kỳ bằng hệ thống các mục tiêu chỉ tiêu và chỉ tiêu biện pháp định hướng và hệ thống các chính sách, cơ chế áp dụng trong thời kỳ kế hoạch.

Kế hoạch trung hạn là những kế hoạch có khoảng thời gian từ 3 đến 10 năm. ở một số ớc trên thế giới như nước Pháp, khi phân chia theo thời gian thì hình thức duy nhất của kế hoạch là kế hoạch 5 năm, nước Đức thường xây dựng kế hoạch trung hạn 5 năm, Malaysia có kế hoạch trung hạn 5 năm, kế hoạch trung hạn 3 năm, ở Việt Nam kế hoạch trung hạn thường là kế hoạch 5 năm.

Kế hoạch trung hạn (kế hoạch 5 năm) là sự cụ thể hoá các chiến lược phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển trong lộ trình phát triển dài hạn của đt nước. Kế hoạch trung hạn xác định các mục tiêu chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội trong thời kỳ kế hoạch và xác định các cân đối, các chính sách phân bổ nguồn lực, vốn cho các chương trình phát triển của khu vực kinh tế Nhà nước và khuyến khích sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Nội dung chủ yếu của việc lập kế hoạch 5 năm bao gồm:

- Xác định nhiệm vụ tổng quát và các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế hội của đất nước trong giai đoạn 5 năm như: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huy động tiết kiệm, các chỉ tiêu về phúc lợi xã hội ...

- Xác định các chương trình và lĩnh vực phát triển . Các vấn đđược đưa vào chương trình và lĩnh vực phát triển có sự lựa chọn, nó thực sự phải là các vấn đề nổi cộm, trọng yếu cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Các chương trình phát triển chính là cơ sở hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu phát triển của kỳ kế hoạch 5 năm.

- Phần xây dựng các giải pháp lớn của kế hoạch 5 năm sẽ bao gồm 2 nội dung cơ bản: Một là xác định các cân đối vĩ mô chủ yếu: Cân đối vốn đầu tư, cân đỗi xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán quốc tế, cân đối sức mua toàn xã hội; xác định các khả năng thu hút vốn cả trong và ngoài nước,đồng thời xác định những quan hệ lớn về phân bổ đầu tư giữa các vùng kinh tế, giữa công nghiệp, nông nghiệp và các lĩnh vực văn hoá, xã hội; xác định các quan hệ cung cầu một số hàng hoá vật tư chủ yếu. Hai là xây dựng, hoàn thiện những vấn đề cơ chế quản lý, các chính sách kinh tế, về hiệu lực bộ máy quản lý và các vấn đề tổ chức thực hiện.

2. Vị trí và vai trò của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội:

Trong hệ thống kế hoạch hoá kế hoạch 5 năm vừa là sự cụ thể hoá các chiến lược phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển vừa là công cụ định hướng cho các kế hoạch hàng năm. Dựa vào hệ thống chỉ tiêu mục tiêu và các cân đối lớn của kế hoạch 5 năm các kế hoạch hàng năm được xây dựng, từ đó đảm bảo sự thống nhất về mục tiêu của kế hoạch hàng năm với kế hoạch 5 năm và mục tiêu định hướng của quy hoạch phát triển và chiến ợc phát triển. Tđó ta có thể thấy được kế hoạch 5 năm là cầu nối giữa chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển với các kế hoạch hàng năm hay là cầu nối biến các mục tiêu mang tính định tính cao thành các công việc cụ thể bằng việc theo đuổi mục tiêu hàng năm mang tính định lượng nhiều hơn.
Trong hệ thống kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội ta thấy kế hoạch 5 năm (kế hoạch trung hạn) là loại hình kế hoạch có khoảng thời gian nằm giữa kế hoạch dài hạn (chiến ợc phát triển, quy hoạch phát triển ) và kế hoạch ngắn hạn(kế hoạch hàng năm). Do vậy khi xét về mặt thời gian thì điều đâu tiên ta thấy kế hoạch 5 năm đã đảm bảo mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Do khoảng thời gian 5 năm vừa đúng bằng một nhiệm kỳ làm việc của cơ quan chính phủ, là thời hạn mà theo đó lợi tức đầu tư bắt đầu có sau 1 năm hoặc một vài năm, do vậy tạo thuận lợi cho việc tập trung quan điểm lãnh đạo, thuận lợi cho việc đổi mới và hoàn thiện việc thực hiện các kế hoạch phát triển mới. Khi một nhiệm kỳ làm việc của chính phủ kết thúc cũng là lúc một kế hoạch 5 năm kết thúc, do vậy trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển nếu còn tồn tại những hạn chế hay không đạt được những mục tiêu đã đề ra, việc quy kết trách nhiệm sẽ dễ dàng hơn. Tđó buộc mỗi cá nhân có trách nhiệm thực hiện mục tiêu chung một cách tốt nhất, không để xảy ra tình trạng thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao rồi bắt người đi sau (nhiệm kỳ sau) phải giải quyết hậu quả do chính mình gây ra.

Kế hoạch 5 năm là khoảng thời gian đngắn đđảm bảo tính chính xác của các mục tiêu đề ra. Do sự biến động không ngừng của nền kinh tế, sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của nền sản xuất xã hội cũng như việc hiện đại hoá các công cụ dự báo...dẫn đển rủi ro cao đối với các chỉ tiêu của các kế hoạch dài hạn.

Khi nghiên cứu vai trò của kế hoạch 5 năm dưới góc độ nội dung ta thấy: Trước hết nội dung của kế hoạch 5 năm là sự cụ thể hoá các mục tiêu định hướng, các “ tầm nhìn” của các chiến lược phát triển kinh tế xã hội nội dung được đề cập trong kế hoạch 5 năm là các vấn đđược lựa chọn, nó thực sự là các vấn đề nổi cộm, trọng yếu cho sự phát triển bền vững cho sự phát triển của nền kinh tế.

Trong hệ thống chỉ tiêu của mình kế hoạch 5 năm xác định rõ các cân đối vĩ mô chủ yếu: Cân đối vốn đầu tư, cân đỗi xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán quốc tế, cân đối sức mua toàn xã hội; xác định các khả năng thu hút vốn cả trong và ngoài nước, đồng thời xác định những quan hệ lớn về phân bổ đầu tư giữa các vùng kinh tế, giữa công nghiệp, nông nghiệp và các lĩnh vực văn hoá, xã hội; xác định các quan hệ cung cầu một số hàng hoá vật tư chủ yếu. Ngoài ra kế hoạch 5 năm còn xây dựng, hoàn thiện những vấn đề cơ chế quản lý, các chính sách kinh tế, về hiệu lực bộ máy quản lý và các vấn đề tổ chức thực hiện.

Do vậy khi hệ thống chỉ tiêu và các giải pháp của kế hoạch 5 năm được đảm bảo thì việc xây dựng các kế hoạch hàng năm trở lên dễ dàng hơn và mục tiêu của các cấp kế hoạch sẽ luôn được thống nhất.

Tóm lại vai trò của kế hoạch 5 năm là rất quan trọng và việc đưa kế hoạch 5 năm trở thành trọng tâm chủ yếu trong hệ thống kế hoạch hoá phát triển là hoàn toàn đúng đúng đắn.
    5 / 5 ( 1 bình chọn )