Huyết tương là gì? Thành phần và chức năng của huyết tương?

Trong máu gồm có bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Huyết tương có vai trò quan trọng trong việc cung cấp và nuôi dưỡng cơ thể. Thành phần của huyết tương không nhiều, chủ yếu là nước, vì thế nó có thể được khuếch tán qua thành của mạch máu nhỏ như mao mạch.

1. Huyết tương là gì?

Huyết tương là một thành phần chất lỏng màu vàng của máu chứa các tế bào máu của máu toàn phần ở trạng thái huyền phù. Nó là phần chất lỏng của máu mang các tế bào và protein đi khắp cơ thể và chiếm khoảng 55% tổng lượng máu của cơ thể. Huyết tương là phần chất lỏng nội mạch của chất lỏng ngoại bào (tất cả chất lỏng bên ngoài tế bào của cơ thể). Nó chủ yếu là nước (lên đến 92% thể tích), và chứa các protein hòa tan quan trọng (6–8%) (ví dụ: albumin huyết thanh, globulin và fibrinogen),Glucose, các yếu tố đông máu, chất điện giải (Na+, Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-, v.v.), hormone, carbon dioxide (huyết tương là môi trường chính để vận chuyển sản phẩm bài tiết) và oxy. Nó đóng một vai trò quan trọng trong hiệu ứng thẩm thấu nội mạch giúp giữ cân bằng nồng độ điện giải và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và các rối loạn máu khác

Huyết tương được tách ra khỏi máu bằng cách quay một ống máu tươi có chứa chất chống đông máu trong máy ly tâm cho đến khi các tế bào máu rơi xuống đáy ống. Huyết tương sau đó được đổ hoặc rút ra.Đối với các ứng dụng xét nghiệm tại điểm chăm sóc, huyết tương có thể được chiết xuất từ máu toàn phần thông qua lọc hoặc qua ngưng kết để cho phép kiểm tra nhanh các dấu ấn sinh học cụ thể. Huyết tương có mật độ khoảng 1025 kg/m3 hoặc 1,025 g/ml.

Huyết tương là một chất dịch trong, có màu vàng nhạt đồng thời huyết tương cũng là một trong những thành phần quan trọng nhất của máu. Huyết tương chiếm tới 55 - 65% tổng lượng máu trong cơ thể.

Sinh lý huyết tương thay đổi thường xuyên theo tình trạng sinh lý của cơ thể. Sau bữa ăn huyết tương có màu đục và sau khi ăn vài giờ thì sẽ trong hơn và có màu vàng chanh. Nếu đơn vị máu có huyết tương màu đục sẽ không được sử dụng vì có thể gây sốc, gây dị ứng cho người bệnh.

Trong y học hiện đại, huyết tương có trong máu người thường được tách riêng các ra để truyền cho những người cần. Điều này được ứng dụng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý liên quan đến việc thiếu máu. Tuy nhiên chỉ huyết tương giàu tiểu cầu và được đông lạnh mới được ưu tiên sử dụng.

2. Truyền huyết tương cho đối tượng nào?

Huyết tương thường được chỉ định truyền cho những đối tượng sau:

+ Người bệnh bị giảm một yếu tố đông máu bẩm sinh nhưng lại không có chế phẩm chuyên biệt để có thể truyền.

+ Bệnh nhân bị viêm mao mạch dị ứng do giảm tiểu cầu trong trường hợp phải thay huyết tương.

+ Người bắt buộc phải truyền máu nhiều do bị mất máu và có triệu chứng rối loạn.

+ Đối tượng bị thiếu antithrombine III nhưng lại không có antithrombine III đậm đặc để truyền thay thế.

+ Người bệnh bị chảy máu cấp đồng thời các yếu tố đông máu bị giảm toàn bộ.

+ Người hội chứng tiêu sợi huyết kèm giảm mạnh các yếu tố giúp đông máu.

Huyết tương Tiếng Anh là " Plasma".

3. Thành phần và chức năng của huyết tương với cơ thể:

3.1. Thành phần của Huyết tương:

Huyết tương chứa 90% nước về thể tích, 10% còn lại là các chất tan như protein huyết tương, các thành phần hữu cơ và muối vô cơ,...

 + Protein huyết tương: Huyết tương có chứa rất nhiều protein hòa tan và chiếm 7% về thể tích, trong đó các protein quan trọng nhất là:

+ Albumin: Là loại protein huyết tương phổ biến nhất (3,5-5g/dL máu) và là yếu tố chính gây ra áp suất thẩm thấu (osmotic pressure) của máu. Các chất chỉ hòa tan một phần hoặc sẽ không hòa tan trong nước được vận chuyển trong huyết tương bằng cách liên kết với albumin.

+ Globulin: Alpha, beta, gamma là những protein hình cầu hòa tan trong huyết tương. Gamma protein có các kháng thể hay immunoglobulin được tổng hợp bởi tương bào.

+ Fibrinogen: Được biến đổi thành fibrin bởi các enzyme liên kết với máu trong quá trình cầm máu. Fibrinogen được tổng hợp, chế tiết ở gan.

Các hợp chất hữu cơ khác:

Các hợp chất hữu cơ khác trong huyết tương gồm: amino acid, vitamin, glucose và một số loại peptide điều hòa lipide và steroid hormone. Ngoài ra còn có các muối khoáng: muối khoáng chiếm 0.9 g/o về thể tích bao gồm các muối điện li như Na, Ca, K,....

3.2. Chức năng của Huyết tương:

Huyết tương có vai trò vận chuyển các nguyên liệu quan trọng của cơ thể, như glucose, sắt, ô xy, hormon, protein.... Mỗi lít huyết tương chứa khoảng 75g protein.

Hợp chất này được chia thành hai loại chính gồm albumin và globulin:

+ Albumin: Cung cấp áp suất thẩm thấu giữa cho phần chất lỏng của máu bên trong các mạch máu, ngăn máu tràn vào các mô và sau đó vào các tế bào. Albumin có thể được xem như một loại xốp hút nước lưu thông, giữ lượng nước cần thiết trong dòng máu.

+ Globulin: Có nhiệm vụ như những kháng thể chống nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, huyết tương còn được tiến hành tách các thành phần của máu ra để truyền cho bệnh nhân theo nguyên tắc “thiếu gì truyền nấy”. Và với sự phát triển của khoa học công nghệ trong y học hiện đại ngày nay, thay vì việc truyền máu toàn phần thì nguyên tắc cơ bản của truyền máu hiện đại chính là chỉ sử dụng loại chế phẩm máu mà người bệnh cần nhằm phát huy tối đa hiệu quả và hạn chế tối thiểu những tai biến truyền máu.

Trong các chế phẩm máu được dùng trong truyền máu, các chế phẩm chứa huyết tương được sử dụng khá phổ biến, chủ yếu là huyết tương giàu tiểu cầu và huyết tương tươi đông lạnh.

Cung cấp dinh dưỡng 

Các acid béo trong huyết tương cũng là nguồn tạo nên các lipid. Nhờ đó mà huyết tương hoạt động như nguồn cung cấp dinh dưỡng cho các mô tế bào bất cứ khi nào cần thiết. Ngoài ra, Cholesterol có trong hợp chất không chứa Nitơ của huyết tương góp phần tổng hợp nên hormon của các tuyến sinh dục và thượng thận và cũng góp phần tạo nên túi mật.

Tạo áp suất thẩm thấu và cân bằng nước

Như đã biết thành phần của huyết tương là Albumin - tạo áp suất thẩm thấu khoảng 25 mm Hg. Do đó, nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng lượng nước thích hợp giữa các mô và máu. Albumin chịu trách nhiệm chính cho chức năng này vì trọng lượng phân tử của loại protein này thấp và có số lượng chiếm ưu thế hơn so với các loại protein khác.

Đây cũng là câu trả lời cho nguyên nhân vì sao cơ thể của người có vấn đề về thận thường có biểu hiện phù nề bởi bệnh về thận khiến họ mất đi protein albumin, lượng nước vượt quá mức cho phép sẽ di chuyển đến các mô làm các mô trương phình.

Chức năng vận chuyển

Một trong những chức năng quan trọng nhất của protein huyết tương là vận chuyển lipid và các chất hòa tan trong lipid trong cơ thể.

Magie, Canxi, một số loại thuốc, vitamin, cùng một số cation và anion được vận chuyển bằng albumin huyết tương.

Đông máu

Albumin và fibrinogen là protein quan trọng có trong thành phần của huyết tương. Trong đó albumin đóng vai trò chủ chốt trong việc duy trì sự cân bằng của chất lỏng hay còn được gọi là là áp suất oncotic, trong máu. Đây là yếu tố giữ cho chất lỏng phân định khu vực rõ ràng và không chảy vào các vùng khác trên cơ thể.

Fibrinogen - thành phần không thể thiếu trong quá trình đông máu. Nếu con người bị mất máu do bị thương, lượng fibrinogen và huyết tương của họ cũng mất đi. Máu khó đông và chảy liên tục dẫn đến mất máu. Nếu không có fibrinogen, chúng ta có thể bị cạn kiệt máu đến mức nguy hiểm tính mạng chỉ với một vết đứt nhỏ trên cơ thể.

Cung cấp chất điện giải

Natri, kali, clo, magie và canxi là các chất điện giải cần thiết và giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể. Cơ thể chúng ta có thể gặp rắc rối lớn như nhịp tim không ổn định, cơ yếu, thường xuyên co giật nếu thiếu các chất điện giải này.

Chức năng miễn dịch

Gamma globulin có trong huyết tương có chức năng miễn dịch, giúp chống lại các vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng cơ thể.

Việc mất nhiều máu do tai nạn hay rủi ro trong cuộc sống khiến con người mất máu, huyết tương theo đó cũng mất đi. Vì vậy, việc hiến tặng huyết tương là thật sự cần thiết và được xem như một nghĩa cử cao đẹp. Quá trình hiến tặng không ảnh hưởng đến sức khỏe chủ thể, và chỉ sau 28 ngày, cơ thể người hiến có thể phục hồi như bình thường. Mỗi cơ sở y tế, bệnh viện sẽ có cách tiếp nhận huyết tương khác nhau nhưng vấn đề an toàn cho người bệnh và người hiến tặng luôn được đặt lên hàng đầu.

Cơ thể của chúng ta luôn ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu, mỗi cơ quan hay thành phần nhỏ trong cơ thể đều mang một chức năng quan trọng riêng mà nếu thiếu đi sẽ có những ảnh hưởng đáng kể đến cơ thể con người. Với những kiến thức chúng tôi mang lại từ bài viết, hy vọng bạn đọc đã có được những kiến thức bổ ích, hiểu hơn về thành phần và những chức năng quan trọng đối với cơ thể của huyết tương.

Ngoài các thông tin được chia sẻ, bạn đọc có thể tìm đọc các bài viết khác trên website medlatec.vn để tiếp tục bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm hữu ích khác trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )