Phân loại, cơ chế giao dịch và đặc điểm của hợp đồng tương lai

Phân loại các loại hợp đồng tương lai? Cơ chế giao dịch hợp đồng tương lai? Đặc điểm của hợp đồng tương lai?

Có những quy định liên quan đến tài sản hình thành trong tương lai, bên cạnh đó cũng có loại văn bản xác lập giao dịch giữa các bên là hợp đồng tương lai.

1. Các loại hợp đồng tương lai:

Hợp đồng tương lai chính là văn bản pháp lý ghi lại cuộc giao dịch giữa người bán và mua. Trong đó, xác nhận việc mua hay bán các tài sản với giá cả và thời hạn giao hàng trong tương lai. Các cá nhân căn cứ vào số lượng tài sản để làm nội dung chính cho hợp đồng. Những tài sản trong hợp đồng tương lai có thể là các loại hàng hóa, chỉ số cổ phiếu hay tiền tệ.

Các cá nhân căn cứ vào số lượng tài sản để làm nội dung chính cho hợp đồng. Những tài sản trong hợp đồng tương lai có thể là các loại hàng hóa, chỉ số cổ phiếu hay tiền tệ. Như vậy, khi tham gia vào hợp đồng tương lai, bên mua và bên bán đều được biết trước về:

- Loại hàng hóa (tài sản) sẽ mua – bán là gì

- Khối lượng hàng hóa (tài sản) sẽ mua – bán là bao nhiêu

- Thời điểm diễn ra giao dịch đó

- Giá giao dịch

Các hợp đồng tương lai dựa trên cơ sở một công cụ tài chính hay một chỉ số tài chính được gọi là hợp đồng tương lai tài chính, bao gồm:

- Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu

- Hợp đồng tương lai lãi suất

- Hợp đồng tương lai tiền tệ

Hợp đồng tương lai hàng hóa cơ bản

Hàng hóa cơ bản ở đây bao gồm các loại nông sản, kim loại và năng lượng. Hợp đồng tương lai nông sản có thể được lập cho các loại ngũ cốc, bột, dầu, gia súc, thịt gia súc, gỗ, bông, cà phê, ca cao…

Nhóm các sản phẩm kim loại gồm vàng, bạc, nhôm, platinum, palladium, chì, niken, thiếc, kẽm và đồng. Nhóm sản phẩm năng lượng chủ yếu gồm dầu nóng, dầu thô, khí thiên nhiên, xăng không chì, than, propane và điện.

Thông thường, các hợp đồng tương lai đối với hàng hóa cơ bản đều được áp dụng phương thức chuyển giao vật chất khi đáo hạn.

Hợp đồng tương lai tiền tệ

Hàng hóa cơ sở cho loại hợp đồng tương lai này rất đa dạng: đồng bảng Anh, đồng yên Nhật, đồng đôla Canada, đồng real Brazil, đồng đô la Úc, đồng franc Thụy Sỹ, đồng Euro…Hợp đồng tương lai tiền tệ có thể giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro hoặc tìm kiếm lợi nhuận từ những biến động của tỷ giá hối đoái.

Hợp đồng tương lai lãi suất và hợp đồng tương lai trái phiếu

Hợp đồng tương lai lãi suất là loại chứng khoán phái sinh có thể được sử dụng để đối phó với những biến động của lãi suất ngắn hạn (kỳ hạn dưới 1 năm) trong khi hợp đồng tương lai trái phiếu thường gắn liền với thị trường công cụ nợ kỳ hạn từ 1 năm trở lên. Theo đó, ở hợp đồng tương lai lãi suất, tài sản/ công cụ cơ sở thường thấy bao gồm tín phiếu kho bạc, các khoản tiền gửi (ví dụ: tiền gửi bằng đồng đôla Mỹ ở các thị trường ngoài nước Mỹ)….

Với hợp đồng tương lai trái phiếu, tài sản cơ sở của hợp đồng thường là trái phiếu chính phủ (có thể được lựa chọn với những thời hạn trái phiếu khác nhau).

Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu

Tài sản cơ sở của loại hợp đồng tương lai này là một chỉ số cổ phiếu nhất định. Các chỉ số cổ phiếu được chọn có thể là chỉ số chung toàn thị trường, chỉ số ngành hay chỉ số được tính từ một nhóm/rổ cổ phiếu nào đó.

Các hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu được thanh toán bằng tiền khi đáo hạn, tức là không diễn ra sự chuyển giao danh mục cổ phiếu cấu thành chỉ số cơ sở giữa các bên tham gia hợp đồng.

Hợp đồng tương lai cổ phiếu

Đây là nhóm hợp đồng tương lai xây dựng cho các cổ phiếu riêng lẻ. Cổ phiếu cơ sở của hợp đồng là những cổ phiếu được niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán và thường đòi hỏi phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định, đặc biệt là về tính thanh khoản trên thị trường.

Hợp đồng tương lai thường được phân loại căn cứ vào tài sản làm cơ sở (ví dụ: hàng hóa cơ bản, tiền tệ, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu…) cho hợp đồng. Hợp đồng tương lai có nguồn gốc từ việc trao đổi buôn bán giữa các thương nhân đối với những loại hàng hoá như dầu thô, gạo, hoa quả. Ý nghĩa của hợp đồng tương lai nhằm để giảm thiểu sự biến động giá của hàng hóa trong tương lai. Chẳng hạn, các hãng máy bay thường xuyên cần mua dầu nhiên liệu và giá dầu luôn biến động không ngừng tăng giảm bất cứ lúc nào. Nhằm giảm thiểu rủi ro tăng giá trong tương lai của giá dầu, các hãng máy bay thường hay ký hợp đồng tương lai với nhà cung cấp dầu nhiên liệu.

Như vậy, Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận để mua hoặc bán một tài sản vào thời điểm chắc chắn trong tương lai với một mức giá xác định. Chức năng kinh tế cơ bản của các thị trường hợp đồng tương lai là cung cấp một cơ hội cho những người tham gia thị trường để phòng ngừa rủi ro về những biến động giá bất lợi và là công cụ cho các nhà đầu cơ.

2. Cơ chế giao dịch của hợp đồng tương lai:

Cơ chế giao dịch của hợp đồng tương lai gần như tương tự chứng khoán thông thường. Sức hấp dẫn của sản phẩm hợp đồng tương lai được thể hiện ở việc nhà đầu tư có thể mua/bán mà không cần nắm giữ tài sản cơ sở tương ứng do bản chất hợp đồng tương lai là giao dịch dựa trên kỳ vọng giá của các nhà đầu tư. Chính vì vậy, khi tin rằng thị trường sẽ giảm, nhà đầu tư hoàn toàn có thể bán khống hợp đồng tương lai để bảo vệ danh mục trước sau đó mua lại để chốt lãi/lỗ. Khi thực hiện phòng ngừa rủi ro (hedge) bằng hợp đồng tương lai, sự giảm - tăng giá trị danh mục sẽ được bù đắp bởi việc tăng giảm của hợp đồng tương lai.

Điều này khác với có chế hoạt động của hợp đồng kỳ hạn.

Về cơ bản, hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai là những thỏa thuận cho phép thương nhân, nhà đầu tư và nhà sản xuất hàng hóa đầu cơ giá tương lai của một tài sản. Những hợp đồng này đóng vai trò như một cam kết giữa hai bên để cho phép họ giao dịch một công cụ nào đó tại một thời điểm trong tương lai (ngày hết hạn), với mức giá đã được thỏa thuận tại thời điểm hợp đồng được tạo ra.

Công cụ tài chính cơ bản của một hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng tương lai có thể là bất kỳ tài sản nào, chẳng hạn như cổ phần, hàng hóa, tiền tệ, khoản tiền lãi hoặc thậm chí là trái phiếu.

Tuy nhiên, khác với hợp đồng kỳ hạn, các hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa, nhìn từ góc độ hợp đồng (có tư cách như các thỏa thuận pháp lý) và được giao dịch tại các địa điểm cụ thể (sàn giao dịch hợp đồng tương lai). Do đó, các hợp đồng trong tương lai phải tuân theo một bộ quy tắc cụ thể, ví dụ có thể bao gồm các quy tắc về quy mô của hợp đồng và lãi suất theo ngày. Trong nhiều trường hợp, việc thực hiện các hợp đồng tương lai được đảm bảo bởi một cơ quan thanh toán bù trừ, điều đó giúp các bên có thể giao dịch với mức độ rủi ro đối tác giảm.

3. Đặc điểm và chức năng của hợp đồng tương lai:

Đặc điểm của hợp đồng tương lai

Tính chuẩn hóa

Hợp đồng tương lai là một công cụ được niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán phái sinh. Vì vậy, đặc điểm hợp đồng tương lai là các điều khoản của hợp đồng đều được chuẩn hóa.

Cụ thể, sở giao dịch nơi niêm yết hợp đồng tương lai sẽ quy định cụ thể các nội dung chi tiết của một hợp đồng, như: loại và chất lượng tài sản cơ sở, quy mô của hợp đồng (số lượng tài sản cơ sở giao dịch tương ứng với một hợp đồng), cách thức giao – nhận cũng như thanh toán giữa hai bên khi hợp đồng đáo hạn…

Được niêm yết

Được niêm yết và tiêu chuẩn trên Sở giao dịch chứng khoán phái sinh, vì vậy hợp đồng tương lai được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở,..

Bù trừ và ký quỹ

Trên thị trường hợp đồng tương lai, ký quỹ là biện pháp bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ mang tính bắt buộc theo hợp đồng đối với cả bên mua và bên bán khi hợp đồng được thanh toán. Nhà đầu tư tham gia thị trường này phải đáp ứng các yêu cầu về ký quỹ do sở giao dịch và trung tâm thanh toán bù trừ quy định cụ thể cho từng loại HĐTL.

Hợp đồng tương lai yêu cầu các bên tham gia thực hiện ký quỹ để:

  • Đảm bảo việc thanh toán mang tính bắt buộc.
  • Thanh toán và bù trừ theo giá thực tế hằng ngày và sẽ thông báo lỗ lãi vào tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư theo giá thực tế và gọi ký quỹ bổ sung khi cần. Do đó làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của các bên tham gia.

Dễ đóng vị thế

Nhà đầu tư tham gia HĐTL có thể thực hiện đóng vị thế bất cứ lúc nào bằng cách tham gia vị thế ngược đối với hợp đồng tương lai tương tự. Từ đó, giúp người sử dụng hợp đồng tương lai linh hoạt trong việc sử dụng vốn.

Đòn bẩy tài chính

Khi tham gia thị trường hợp đồng tương lai nhà đầu tư có khả năng thu được những khoản lợi nhuận hết sức ấn tượng chỉ với một số tiền đầu tư ban đầu rất nhỏ (so với việc đầu tư trên thị trường tài sản cơ sở).

Chức năng của hợp đồng tương lai

Trong bối cảnh ngành tài chính, hợp đồng tương lai thường có một số chức năng sau:

  • Bảo đảm và quản lý rủi ro: có thể sử dụng hợp đồng tương lai để giảm tối đa rủi ro. Ví dụ, người nông dân có thể bán hợp đồng tương lai cho các sản phẩm của mình để đảm bảo họ bán được các sản phẩm ở một mức giá nhất định trong tương lai, bất chấp các sự kiện bất lợi và biến động của thị trường. Hoặc một nhà đầu tư Nhật Bản sở hữu Kho bạc Hoa Kỳ có thể các hợp đồng tương lai JPYUSD với số tiền bằng với khoản thanh toán trái phiếu hàng quý (lãi suất) như một cách để cố định giá trị của trái phiếu bằng đồng JPY tại một tỉ giá được xác định trước. Bằng cách đó, nhà đầu tư có được sự bảo đảm trước các rủi ro thiệt hại do biến động của đồng USD.

  • Đòn bẩy: Đòn bẩy: hợp đồng tương lai cho phép các nhà đầu tư tạo ra các vị thế đòn bẩy. Do các hợp đồng được thanh toán vào ngày hết hạn, các nhà đầu tư có thể nâng cao vị thế của họ. Ví dụ, với tỷ lệ đòn bẩy 3:1, các nhà giao dịch ở tại một vị thế cao hơn gấp hơn ba lần so với số dư tài khoản giao dịch của họ.

  • Giảm thiểu rủi ro: hợp đồng tương lai cho phép các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro đối với tài sản. Khi một nhà đầu tư quyết định bán hợp đồng tương lai mà không sở hữu tài sản cơ bản, tình huống này thường được gọi là "vị thế trần".

  • Đa dạng tài sản: nhà đầu tư có thể giảm rủi ro với các tài sản khó giao dịch tại chỗ. Các hàng hóa như xăng dầu thường đòi hỏi chi phí vận chuyển và chi phí lưu trữ cao, tuy nhiên bằng cách sử dụng hợp đồng tương lai, các nhà đầu tư và nhà giao dịch có thể đầu cơ nhiều loại tài sản khác nhau mà không phải thực hiện trực tiếp các giao dịch.

  • Phát hiện giá: thị trường tương lai giống như cửa hàng một điểm đến, tại đó người bán và người mua có thể thực hiện các giao dịch đối với một số loại tài sản chẳng hạn như hàng hóa (tức là cung và cầu gặp nhau). Ví dụ, có thể xác định được giá dầu trong thị trường tương lai dựa trên các nhu cầu theo thời gian thực trên thị trường tương lai, thay vì thông qua các tương tác giữa người bán và người mua tại một trạm xăng. Trên hết, hợp đồng tương lai thường được giao dịch trong khung thời gian giao dịch dài hơn, cho phép minh bạch hơn về giá.

Là một loại hợp đồng kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa, hợp đồng tương lai là một trong những công cụ được sử dụng nhiều nhất trong ngành tài chính và chúng phù hợp với nhiều trường hợp sử dụng nhờ có nhiều chức năng đa dạng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần hiểu rõ về các cơ chế cơ bản của hợp đồng tương lai và thị trường cụ thể của chúng trước khi đầu tư.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )