Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Hợp đồng nguyên tắc là gì? So sánh hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế?

Tư vấn pháp luật

Hợp đồng nguyên tắc là gì? So sánh hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế?

  • 21/03/202221/03/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    21/03/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Hợp đồng nguyên tắc là gì? Hợp đồng nguyên tắc trong tiếng Anh là gì? So sánh hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế? Những nội dung cơ bản của hợp đồng nguyên tắc? Giá trị của hợp đồng nguyên tắc?

    Trong quá trình giao dịch bất kể ở hạng mục nào, mọi thay đổi đều có thể triển khai dựa vào hợp đồng nguyên tắc để đi đến thỏa thuận chính thức. Vậy, hợp đồng nguyên tắc là gì? Hợp đồng nguyên tắc được xây dựng như thế nào và có tác dụng gì?

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Hợp đồng nguyên tắc là gì?
    • 2 2. Hợp đồng nguyên tắc trong tiếng Anh là gì?
    • 3 3. So sánh hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế:
    • 4 4. Những nội dung cơ bản của hợp đồng nguyên tắc:
    • 5 5. Giá trị của hợp đồng nguyên tắc:

    1. Hợp đồng nguyên tắc là gì?

    Hợp đồng nguyên tắc là một loại hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên về mua bán hàng hóa hay cung ứng bất kỳ dịch vụ nào đó, tuy nhiên việc ký kết hợp đồng nguyên tắc chỉ mang tính chất định hướng.

    Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

    Hợp đồng nguyên tắc thường được sử dụng trong các giao dịch thương mại hoặc được áp dụng trong hợp đồng đại lý phân phối… Nó thực chất là một cách gọi cụ thể tương tự như “hợp đồng kinh tế”. Về bản chất, đây là một loại hợp đồng, là sự thỏa thuận của các bên, là cơ sở để chuyển nhượng và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên, theo Bộ luật dân sự năm 2015.

    Ngày nay hợp đồng nguyên tắc thường được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực, nhưng không cố định trong bất kỳ lĩnh vực nào. Như tên của nó, hợp đồng này chính là một quy tắc thực nghiệm chi phối các mối quan hệ giữa các bên. Đây thường chỉ là những thỏa thuận dành cho hành vi của các bên. Sau khi kết thúc việc ký kết hợp đồng nguyên tắc các bên sẽ ký kết một số hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng lao động trong đó nội dung, có thể là những vấn đề như: giá cả, danh sách hàng hóa/ dịch vụ, khối lượng, số lượng … mà không thể hiện các quyền và nghĩa vụ các bên, hoặc theo các điều khoản giải quyết tranh chấp ….

    2. Hợp đồng nguyên tắc trong tiếng Anh là gì?

    Hợp đồng nguyên tắc tiếng Anh là Contract principles.

    Hợp đồng nguyên tắc trong tiếng Anh được dịch nghĩa như sau:

    Contract principlesis a document that represents an agreement between the parties on how and basic rules are made, requiring the parties to comply with those directions throughout the process.

    Contract principlesis often used in the contract of sale of goods and services, which is formed because the two parties have not yet decided exactly the job in the contract, signed before the two parties have officially signed it. types of official contracts with each other such as sales contracts, shipping contracts, service supply contracts …

    Contract principlesare currently mainly made by entities when performing transactions with each other, established by the parties, but there are no specific provisions on this type of legal documents.

    However, the contract principles must be made in accordance with the general provisions of law in terms of form and content in order for the contract to be legally effective.

    The contract principles mainly stipulates in general terms about the subjects in the contract, duration, method of implementation, rights and obligations of the parties … so when there is a dispute between the parties, this contract is difficult. can be used as a basis for dispute resolution.

    Một số từ liên quan đến hợp đồng nguyên tắc tiếng Anh

    Hợp đồng mua bán hàng hóa tiếng Anh là Commodity trading contracts

    Hợp đồng kinh tế tiếng Anh là Economic contracts.

    Hợp đồng thương mại tiếng Anh làCommercial contract.

    Hợp đồng khung tiếng Anh làContract template.

    Hợp đồng lao động tiếng Anh là Labor contract.

    Hợp đồng nguyên tắc dịch vụ tư vấn tiếng Anh là Contract consulting service principles.

    Hợp đồng nguyên tắc song ngữ tiếng Anh là Bilingual principle contract.

    3. So sánh hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế:

    Sự giống nhau giữa hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế

    – Giá trị pháp lý: Cả hai hợp đồng đều có giá trị pháp lý trong các giao dịch thương mại, doanh nghiệp, dân sự. . .

    – Về nội dung: Cùng là sự thỏa thuận của các bên về quyền và nghĩa vụ, nội dung công việc,… dựa trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, cùng yêu cầu tuân theo quy định của pháp luật.

    – Về hình thức: Hai dang hợp đồng chủ yếu lập bằng văn bản, có chữ ký, đóng dấu và xác nhận của các bên tham gia hợp đồng.

    Những điểm khác nhau của hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế

    Khác nhau Mục đích Hợp đồng nguyên tắc chỉ quy định về những vấn đề chung nên sẽ được xem như là một hợp đồng khung hay  một biên bản ghi nhớ giữa các bên kí kết Hợp đồng kinh tế thì quy định được các vấn đề cụ thể, chi tiết hơn,
    Tên gọi Hợp đồng nguyên tắc sẽ dựa trên thoả thuận về nguyên tắc; như Hợp đồng nguyên tắc bán hàng; hay Hợp đồng nguyên tắc đại lý …. Thường sẽ là Hợp đồng mua bán nhà, Hợp đồng vay vốn, Hợp đồng mua bán hàng hóa, Hợp đồng uỷ quyền,  …
    Thoả thuận trong hợp đồng Việc ký kết các hợp đồng nguyên tắc sẽ có tính chất là định hướng, do đó các vấn đề chi tiết khác sẽ được các bên thỏa thuận sau.

    Vì vậy, dựa trên cơ sở hợp đồng nguyên tắc này, các bên có thể tiến tới được việc  ký kết HĐ kinh tế chính thức, hoặc có thể chỉ cần bổ sung thêm các phụ lục hợp đồng của hợp đồng nguyên tắc.

    Ký kết Hợp đồng kinh tế sẽ có tính chất bắt buộc thực hiện, hợp đồng kinh tế có tính ràng buộc và quyền lợi, nghĩa vụ của các bên cũng rõ ràng hơn sơ với hợp đồng nguyên tắc
    Khả năng về giải quyết tranh chấp Hợp đồng nguyên tắc về cơ bản chỉ quy định các vấn đề chung nên do đó khi có xảy ra về tranh chấp sẽ rất khó để có hướng giải quyết, nhất là khi các bên vi phạm không thực hiện đúng đối với các quyền và nghĩa vụ của mình. Như vậy có thể thấy đối với Hợp đồng kinh tế thì có sự quy định rõ ràng hơn nên dẫn đến khi xảy ra tranh chấp sẽ dễ giải quyết hơn so với hợp đồng nguyên tắc.
    Thời gian ký kết hợp đồng  Thường cố định sẽ là đầu mỗi năm sẽ ký kết nếu qua các năm có sự thay đổi thì các bên của hợp đồng chỉ cần ký thêm phụ lục.

    Hợp đồng nguyên tắc có giá trị theo thời gian nên sẽ không phụ thuộc vào số lượng các thương vụ hay đơn hàng phát sinh trong thời gian hợp đồng có hiệu lực.

    Khi phát sinh về các nhu cầu mua bán giữa các bên; thì đồng thời thời gian hợp đồng kinh tế theo đó cũng sẽ ngắn hơn;

    Sau khi các bên hoàn thành trách nhiệm và/hoặc ký biên bản thanh lý hợp đồng thì Hợp đồng kinh tế sẽ chấm dứt theo từng thương vụ hay đơn hàng

    Đối tượng áp dụng Đối tượng áp dụng của hợp đồng nguyên tắc sẽ là các công ty có vị trí địa lý xa nhau trong cùng 1 vùng miền, tổ quốc; và các công ty có quan hệ giao dịch về mua bán hàng hóa thường xuyên liên tục Đối tượng áp dụng của hợp đồng kinh tế thường là các công ty ít giao dịch với nhau; hay các giao dịch giữa các bên có giá trị lớn; Các giao dịch đặc thù cần yêu cầu chi tiết về trách nhiệm của các bên.

    4. Những nội dung cơ bản của hợp đồng nguyên tắc:

    Hợp đồng nguyên tắc phải đảm bảo đầy đủ những yếu tố về hình thức và nội dung, theo quy định của pháp luật, không vi phạm các quy tắc cấm, không bị vô hiệu, chúng ràng buộc với các bên đã ký kết.

    Nội dung cần phải có bao gồm như sau:

    – Điều khoản định nghĩa;

    – Chủ thể của hợp đồng;

    – Đối tượng chính trong hợp đồng;

    – Số lượng và chất lượng;

    – Giá cả, phương thức thanh toán;

    – Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

    – Quyền và nghĩa vụ của các bên;

    – Trách nhiệm của các bên nếu như vi phạm hợp đồng;

    – Phương pháp giải quyết tranh chấp;

    – Cam kết chung.

    Các đối tượng thường sử dụng hợp đồng nguyên tắc khi thỏa thuận chung đã được tìm thấy, nhưng hàng hóa/ dịch vụ chưa được xác định, hàng hóa/ dịch vụ không muốn cụ thẻ hoa hoặc các bên xác định ý định ký kết các thỏa thuận đó trong một thời gian nhất định mà không muốn ký nhiều hợp đồng nhỏ.

    Mặc dù chỉ bao gồm các nguyên tắc cơ bản, nhưng hợp đồng nguyên tắc cũng là hợp đồng, cần phải tôn trọng các điều kiện của hợp đồng dân sự nói riêng và giao dịch dân sự nói chung, bên cạnh vấn đề này hợp đồng nguyên tắc cũng được điều chỉnh bởi các quy tắc pháp lý chuyên ngành tùy thuộc vào lĩnh vực tiến hành ký kết hợp đồng.

    Sử dụng tên “hợp đồng nguyên tắc”, “hợp đồng kinh tế” hoặc “hợp đồng thương mại” chỉ đơn giản là một tên và tên gọi cần phải được hướng tới nội dung của thỏa thuận. Hiện nay, trong nhiều lĩnh vực, pháp luật chuyên ngành yêu cầu tên của hợp đồng. Các công ty/ doanh nghiệp hiện nay cần phải hết sức lưu ý và áp dụng những thay đổi này để tránh sai sót trong việc viết tài liệu, ảnh hưởng đến quá trình quản lý cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

    5. Giá trị của hợp đồng nguyên tắc:

    Trong giai đoạn tiến hành đàm phán hợp đồng chính chữ ký của các hợp đồng nguyên tắc luôn được định hướng một cách rõ ràng, các chi tiết khác sẽ được các bên thỏa thuận sau. Do đó, thông qua hợp đồng nguyên tắc các bên có thể dựa vào đó để tiến hành ký kết các hợp đồng kinh tế chính thức hay cũng có thể thêm phần phụ lục vào hợp đồng nguyên tắc một cách dễ dàng.

    Khi ký kết hợp đồng nguyên tắc sẽ có tác dụng thay thế chức năng của bản hợp đồng chính nếu như hai bên không chỉ định một khối lượng hàng hóa/ dịch vụ trao đổi một cách cụ thể, rõ ràng hoặc giúp các bên có thể ký kết hợp đồng trong một khoảng thời gian cố định mà không cần phải ký kết quá nhiều hợp đồng khác.

    Do đó, trong thời gian đàm phán hợp đồng chính, trong trường hợp có tranh chấp, có thể dựa trên các thỏa thuận đã nêu trong hợp đồng nguyên tắc ban đầu để giải quyết các vấn đề không được thảo thuận trong hợp đồng chính.

    Hợp đồng về nguyên tắc chỉ giải quyết các vấn đề chung, do đó, trong trường hợp tranh chấp, rất khó để giải quyết chúng, đặc biệt là khi các bên không tôn trọng quyền và nghĩa vụ của họ.

    Việc ký kết hợp đồng nguyên tắc sẽ có tính chất định hướng cho hợp đồng chính thức, các vấn đề cụ thể chi tiết khác sẽ được các bên tiến hành thỏa thuận sau. Như vậy, trên cơ sở hợp đồng nguyên tắc này, các bên dựa vào nó để có thể tiến tới việc ký kết hợp đồng kinh tế chính thức hay các bên chỉ cần bổ sung thêm vào các phụ lục hợp đồng của hợp đồng nguyên tắc.

    Việc ký kết hợp đồng nguyên tắc sẽ nhằm thay thế cho hợp đồng chính thức khi mà các bên của hợp đồng chưa muốn hoặc chưa thể xác định cụ thể về khối lượng đối với hàng hoá hay dịch vụ giao dịch giữa đôi bên; hoặc trong trường hợp các bên muốn hợp tác với nhau nhưng trong một khoản thời gian nhất định mà khi có giao dịch phát sinh lại không bắt buộc phải ký kết mỗi hợp đồng

    Như vậy, có thể hiểu trong giai đoạn đàm phán hợp đồng chính thức nếu có xảy ra tranh chấp thì , có thể dựa trên những thỏa thuận đã thống nhất trước đó trong hợp đồng nguyên tắc nhằm giải quyết các vấn đề mà chưa  thống nhất được trong hợp đồng chính thức.

    Khi các bên trong hợp đồng vi phạm không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình thì khi xảy ra tranh chấp, rất khó để giải quyết nhất vì Hợp đồng nguyên tắc chỉ quy định các vấn đề chung.

    Kết luận: Hợp đồng nguyên tắc là loại hợp đồng quen thuộc đối với những người thực hiện hoạt động thương mại, tuy nhiên với các chủ thể nước ngoài loại hợp đồng này còn khá lạ lẫm. Trong kinh doanh, sản xuất, thương mại, hợp đồng nguyên tắc là một trong số dạng hợp đồng được sử dụng rất nhiều. Nội dung của hợp đồng này nhằm thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên về mua bán hàng hóa hoặc cung ứng bất cứ dịch vụ nào đó. Tuy nhiên, thường thì việc kí hợp đồng nguyên tắc chỉ mang tính chất định hướng. Xét tổng thể, nó sẽ có một số điểm tương đồng với hợp đồng kinh tế về nội dung, hình thức, và giá trị pháp lý… sau khi được xác lập.

    Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc điều hành

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 09 năm

    Tổng số bài viết: 9.535 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Hợp đồng kinh tế

    Hợp đồng nguyên tắc mới nhất

    Mẫu hợp đồng nguyên tắc

    Nguyên tắc

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết cùng chủ đề

    Cơ sở lý luận, nội dung nguyên tắc khách quan trong Triết học

    Cơ sở lý luận của nguyên tắc khách quan trong triết học? Nội dung nguyên tắc khách quan trong triết học? Vận dụng nguyên tắc khách quan trong hoạt động thực tiễn?

    Mẫu công văn chấm dứt hợp đồng kinh tế trước thời hạn

    Mẫu công văn chấm dứt hợp đồng kinh tế trước thời hạn là gì? Mẫu công văn chấm dứt hợp đồng kinh tế trước thời hạn để làm gì? Mẫu công văn chấm dứt hợp đồng kinh tế trước thời hạn mới nhất? Hướng dân soạn thảo mẫu công văn chấm dứt hợp đồng kinh tế trước thời hạn?

    Ăn dặm tự chỉ huy là gì? Lợi ích và nguyên tắc thực hiện?

    Ăn dặm tự chỉ huy là gì? Ăn dặm tự chỉ huy trong tiếng Anh là gì? Lợi ích của ăn dặm tự chỉ huy? Những nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy? Một số vấn đề khi cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy?

    Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong triết học

    Lý luận là gì? Thực tiễn là gì? Lý luận và thực tiễn được dịch sang tiếng Anh là gì? Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong triết học?

    Chủ thể, nguyên tắc, phạm vi thực hiện hòa giải gắn với Tòa án

    Chủ thể thực hiện hòa giải gắn với Tòa án? Nguyên tắc hòa giải gắn với Tòa án? Phạm vi hòa giải gắn với Tòa án?

    Nguyên tắc, thời hiệu và thủ tục xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực hải quan

    Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan? Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan?

    Các nguyên tắc quốc tế về quyền được sống trong môi trường trong lành

    Luật môi trường quốc tế có một hệ các nguyên tắc pháp lý đa dạng. Các nguyên tắc của luật môi trường quốc tế về quyền được sống trong môi trường trong lành?

    Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

    Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm: Nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; Nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; Nguyên tắc tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

    Vị trí, vai trò của nguyên tắc đồng thuận trong giải quyết xung đột xã hội

    Vị trí, vai trò của nguyên tắc đồng thuận trong giải quyết xung đột xã hội? Yêu cầu của nguyên tắc đồng thuận trong giải quyết xung đột xã hội?

    Các giải pháp giải quyết xung đột đáp ứng nguyên tắc đồng thuận

    Các giải pháp giải quyết xung đột đáp ứng nguyên tắc đồng thuận: Đối với những lĩnh vực chính - lĩnh vực chính trị - tư tưởng; Đối với tất cả các lĩnh vực nói chung.

    Xem thêm

    Bài viết mới nhất

    Bài dự thi những kỉ niệm về Thầy cô và mái trường mến yêu

    Nội dung cần triển khai trong bài dự thi? Kỉ niệm về Thầy cô và mái trường tiếng Anh là gì? Bài dự thi viết mẫu?

    Tư vấn là gì? Làm thế nào để trở thành nhân viên tư vấn giỏi?

    Tư vấn là gì? Tư vấn tiếng Anh là gì? Các kỹ năng cần có của người tư vấn? Làm thế nào để trở thành nhân viên tư vấn giỏi?

    Danh mục các bệnh được nghỉ ốm đau dài ngày BHXH mới nhất

    Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau? Các bệnh được nghỉ ốm đau dài ngày tiếng Anh là gì? Danh mục các bệnh được nghỉ ốm đau dài ngày BHXH mới nhất?

    Sản xuất vật chất là gì? Vai trò của sản xuất vật chất, ví dụ?

    Sản xuất vật chất là gì? Sản xuất vật chất tiếng Anh là gì? Vai trò của sản xuất vật chất? Ví dụ về vai trò của sản xuất vật chất?

    Xử phạt hành chính đối với cá nhân có nhiều hành vi vi phạm

    Tìm hiểu về vi phạm hành chính? Đặc điểm của vi phạm hành chính? Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính? Xử phạt hành chính đối với cá nhân có nhiều hành vi vi phạm?

    Hồ sơ mời thầu gồm những gì? Hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu?

    Hồ sơ mời thầu là gì? Hồ sơ mời thầu gồm những gì? Hồ sơ mời thầu tiếng Anh là gì? Hồ sơ mời thầu gồm những gì? Hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu?

    Quy định về việc khai trừ thành viên trong công ty hợp danh

    Quy định về việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh? Các trường hợp khai trừ thành viên hợp danh của công ty hợp danh? Xử lý phần vốn góp của thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty?

    Lệ phí đo đạc và cắm mốc khi đề nghị địa chính thực hiện lại

    Quy định về ranh giới thửa đất? Lý do cần phải đo đạc xác định ranh giới đất? Lệ phí đo đạc và cắm mốc khi đề nghị địa chính thực hiện lại? Hướng dẫn thủ tục đo đạc, xác định lại ranh giới đất?

    Đối tượng được miễn, tạm hoãn học giáo dục quốc phòng mới nhất

    Tìm hiểu về môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh? Đối tượng được miễn, tạm hoãn học giáo dục quốc phòng? Vai trò, tầm quan trọng của giáo dục quốc phòng và an ninh?

    Vai trò của khoản thu về thuế trong hệ thống các khoản thu của ngân sách Nhà nước

    Tìm hiểu về thuế? Đặc điểm của thuế? Vai trò của khoản thu về thuế trong hệ thống các khoản thu của ngân sách Nhà nước?

    Quy định nghỉ bù khi ngày nghỉ lễ trùng với ngày nghỉ hằng tuần

    Nghỉ bù là gì? Quy định nghỉ bù khi ngày nghỉ lễ trùng với ngày nghỉ hằng tuần? Người lao động có bắt buộc đi làm ngày lễ, tết? Mức xử phạt khi doanh nghiệp ép người lao động đi làm ngày lễ, tết?

    Lãn công là gì? Phân biệt giữa đình công với lãn công?

    Lãn công là gì? Các trách nhiệm mà người lao động lãn công phải chịu? Tìm hiểu về đình công? Phân biệt đình công với lãn công?

    Có được ủy quyền một việc cho nhiều người cùng thực hiện không?

    Tìm hiểu về ủy quyền? Tìm hiểu về đại diện theo uỷ quyền? Một số quy định về đại diện theo ủy quyền? Có được ủy quyền một việc cho nhiều người cùng thực hiện không?

    Mẫu đơn xin xuất, nhập khẩu giống cây lâm nghiệp mới nhất 2022

    Mẫu đơn xin xuất, nhập khẩu giống cây lâm nghiệp là gì? Phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp về xuất, nhập khẩu giống cây lâm nghiệp? Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây lâm nghiệp? Mẫu đơn xin xuất, nhập khẩu giống cây lâm nghiệp?

    Mẫu văn bản giải trình về việc xả thải ra môi trường mới nhất

    Mẫu giải trình xả thải ra môi trường là gì? Mẫu giải trình xả thải ra môi trường và hướng dẫn soạn thảo? Những hành vi nghiêm cấm về việc xả thải ra môi trường? Xác định hành vi vi phạm và xử phạt đối với các hành vi xả thải gây ô nhiễm?

    Mẫu đơn kiến nghị chung cư và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất

    Mẫu đơn kiến nghị chung cư là gì? Mẫu đơn kiến nghị chung cư để làm gì? Mẫu đơn kiến nghị chung cư? Hướng dẫn viết đơn kiến nghị chung cư?

    Vật tư nông nghiệp là gì? Mở cửa hàng vật tư nông nghiệp?

    Vật tư nông nghiệp là gì? Mở cửa hàng vật tư nông nghiệp như thế nào? Quy định về kinh doanh vật tư nông nghiệp?

    Mẫu biên bản cấn trừ công nợ, bù trừ công nợ mới nhất 2022

    Mẫu biên bản bù trừ công nợ là gì? Biên bản bù trừ công nợ 2022? Hướng dẫn viết biên bản trừ công nợ? Cách hạch toán bù trừ công nợ? Một số chính sách, quy định liên quan đến khi thanh toán bù trừ công nợ?

    Mẫu đơn xin xác lập thành tích và hướng dẫn mới nhất năm 2022

    Mẫu đơn xin xác lập thành tích là gì, mục đích của mẫu đơn? Nội dung cơ bản của mẫu đơn xin xác lập thành tích? Mẫu đơn xin xác lập thành tích 2022? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn?

    Mẫu đơn xin xác nhận quê quán, quê quán mới nhất năm 2022

    Đơn xin xác nhận quê quán là gì và để làm gì? Mẫu đơn xin xác nhận quê quán 2022 và hướng dẫn soạn thảo? Xác nhận quê quán của cá nhân thông qua phương thức nào? Đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    tu-van-phap-luat-truc-tuyen-mien-phi-qua-tong-dai-dien-thoai Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín
    Tư vấn soạn thảo hợp đồng, giải quyết các tranh chấp hợp đồng

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá