Hội đồng trọng tài có được giải quyết trang chấp về quyền? Thẩm quyền giải quyết của hội đồng trọng tài theo quy định của "Bộ luật lao động 2019".
Hội đồng trọng tài có được giải quyết trang chấp về quyền? Thẩm quyền giải quyết của hội đồng trọng tài theo quy định của “Bộ luật lao động 2019”.
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ khoản 7 Điều 3 “Bộ luật lao động 2019” thì tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.
Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác.
Tranh chấp lao động cá nhân về quyền là tranh chấp giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác.
Căn cứ Điều 200 “Bộ luật lao động 2019” thì chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là:
Xem thêm: Phân biệt tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp về lợi ích
"- Hoà giải viên lao động.
– Toà án nhân dân."
Do vậy, Hội đồng trọng tài lao động không có quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
– Tranh chấp lao động tập thể:
Căn cứ khoản 2 Điều 199 “Bộ luật lao động 2019” thì:
Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hoà giải các tranh chấp lao động tập thể sau đây:
– Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích;
– Tranh chấp lao động tập thể xảy ra tại các đơn vị sử dụng lao động không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định.
Đối với tranh chấp lao động tập thể xảy ra tại đơn vị sử dụng lao động không được đình công được hướng dẫn bởi Nghị định 41/2013/NĐ-CP.
Xem thêm: Phân biệt giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa giải, tòa án, trọng tài
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo Nghị định 41/2013/NĐ-CP thì không có quy định nào quy định việc hội đồng trọng tài lao động có quyền giải quyết các tranh chấp lao động tập thể về quyền.
Vì thế, tranh chấp lao động tập thể hay cá nhân về quyền đều không thuộc thẩm quyền giải quyết của hội đồng trọng tài.
Xem thêm: Ưu điểm và nhược điểm khi áp dụng giải quyết trọng tài thương mại