Học trung cấp nghề được học những nghề gì? Đặc điểm?

Học trung cấp nghề được học những nghề gì? Đặc điểm của việc học trung cấp nghề? Những lợi ích khi học trung cấp nghề?

Đại học là một trong số những con đường đi đến thành công. Nhưng, thực trạng hiện nay cũng có rất nhiều cử nhân Đại học tốt nghiệp ra trường và thất nghiệp bởi vì các đối tượng này vẫn chưa định hướng được ngành học phù hợp hoặc con đường đại học là quá sức đối với chính mình. Bên cạnh đó thì cũng có nhiều bạn học sinh cũng như phụ huynh đã định hướng cho bản thân và con em mình sớm hơn về việc chọn ngành nghề và đưa ra một hướng đi phù hợp với bản thân. Trung cấp nghề là một phương án được khá nhiều người lựa chọn. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu học trung cấp nghề được học những nghề gì và những đặc điểm cụ thể?

Bạn Cần Biết

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Học trung cấp nghề được học những nghề gì?

Trung cấp nghề trong giai đoạn hiện nay cũng đã đào tạo rất nhiều ngành nghề khác nhau và các ngàng nghề này cũng đã được phân chia thành nhiều nhóm ngành lớn như sau:

– Ngành nghề thẩm mỹ:

Ngành nghề thẩm mỹ bao gồm những ngành chăm sóc sắc đẹp cụ thể như: spa, trang điểm, làm nail, massage, điêu khắc và phun thêu, xăm hình nghệ thuật, làm tóc…

Ngành nghề thẩm mỹ cũng được biết đến là một trong những ngành nghề rất được yêu thích và có tiềm năng trong tương lai. Không những vậy, ngành thẩm mỹ là ngành mà sẽ không có thất nghiệp. Bởi vì, trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực ở ngành này cực kỳ cao và định hướng trong tương lai sẽ còn cao hơn khi ngành thẩm mỹ rất khó có thể bị thay thế bởi máy móc thông minh.

– Ngành nghề công nghệ, kỹ thuật cơ khí:

Công nghệ, kỹ thuật cơ khí bao gồm sửa chữa máy công cụ, lắp ráp – chế tạo – lắp đặt và cả sửa chữa thiết bị cơ khí, tàu thủy, toa xe lửa, đầu máy, ô tô, xe máy và các loại máy móc khác.

Khi học nhóm ngành nghề công nghệ, cơ khí các chủ thể sẽ thông thường được làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp hoặc các chủ thể cũng có thể mở tiệm cơ khí, sửa chữa riêng.

– Ngành xây dựng:

Một lựa chón hiện cũng khá phổ biến và được nhiều người lựa chọn đó là ngành xây dựng. Ngành xây dựng bao gồm kỹ thuật xây dựng, hệ thống cấp – thoát nước, xây dựng – bảo dưỡng cầu đường bộ, công trình giao thông đường sắt, công trình thủy lợi…

Nghề xây dựng thì sẽ chỉ phù hợp với nam giới. Nghề xây dựng cũng chính là ngành thường ra ngoài nhiều, tiếp xúc với các công việc nặng và môi trường làm việc khá khắc nghiệt. Tuy nhiên, mức lương nhận được ở ngành nghề này cũng rất xứng đáng.

– Ngành điện, điện tử – viễn thông:

Ngành điện, điện tử – viễn thông bao gồm hoạt động lắp đặt, sửa chữa, bảo trì điện dân dụng, điện công nghiệp, hệ thống điện của máy móc, công trình, cơ điện tử. Lắp đặt đài trạm viễn thông, truyền hình cáp, truyền dẫn quang và vô tuyến. Các chủ thể sẽ học về kỹ thuật dẫn đường hàng không, mạng ngoại vi và thiết bị đầu cuối và các thiết bị y tế và nhiều kỹ thuật khác.

Ngành nghề trong lĩnh vực điện, điện tử – viễn thông này giai đoạn hiện nay cũng khá phong phú khi nơi làm việc cũng như tính chất công việc hoàn toàn khác nhau.

– Ngành hóa học – luyện kim – môi trường:

Ngành hóa học – luyện kim – môi trường thì các chủ thể sẽ học về luyện gang, luyện thép, công nghệ nhiệt luyện, hóa nhuộm, cán – kéo kim loại, mạ, chống ăn mòn…

Ngành hóa học – luyện kim – môi trường không quá phát triển ở nước ta. Tuy nhiên nó lại cực kỳ phát triển và có cơ hội việc làm tốt ở nước ngoài.

– Công nghệ sản xuất:

Công nghệ sản xuất sẽ sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, chất vô cơ, phân bón, xi măng, gốm, sứ xây dựng và nhiều vật liệy khác.

Môi trường làm việc của ngành công nghệ sản xuất này là trong nhà máy.

– Dịch vụ y tế – dịch vụ xã hội:

Hiện nay, ngành nghề về y tế và xã hội cũng được rất nhiều người lựa chọn. Nhóm ngành dịch vụ y tế – dịch vụ xã hội này ở hệ trung cấp sẽ được đào tạo kỹ thuật dược, điều dưỡng, công tác xã hội, dịch vụ chăm sóc gia đình…

Ở nước ta, đa số những bạn học trung cấp nghề dịch vụ y tế, dịch vụ xã hội thường sẽ làm việc trong các trung tâm y tế, phòng dược, y tá, điều dưỡng hay làm việc trong các khu dưỡng lão và cũng có nhiều các môi trường khác để làm việc.

– Ngành quản lý công nghiệp:

Ngành quản lý công nghiệp các chủ thể sẽ học về kiểm nghiệm chất lượng lương thực, thực phẩm, đường mía.

– Ngành quản trị kinh doanh – kế toán – tài chính:

Ngành quản trị kinh doanh – kế toán – tài chính bao gồm những ngành về quản trị, quản lý trong các ngành nghề khác nhau. Bên cạnh đó thì ngành quản trị kinh doanh – kế toán – tài chính còn gồm dịch vụ thương mại hàng không, quản trị – marketing du lịch, thương mại và nhiều các ngành nghề khác.

Nhóm quản trị kinh doanh – kế toán – tài chính cũng yêu cầu lượng kiến thức rất lớn.

– Ngành thống kế – máy tính – công nghệ thông tin:

Ngành thống kế – máy tính – công nghệ thông tin bao gồm thống kê doanh nghiệp, thương mại điện tử.

Mảng máy tính sẽ học về kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp, thiết kế mạch điện tử trên máy tính. Công nghệ thông tin hiện nay cũng có những nghề tin học văn phòng, viễn thông ứng dụng, quản lý an ninh mạng.

– Ngành dầu khí – địa chất – mỏ:

Ngành dầu khí – địa chất – mỏ này phát triển và sẽ đào tạo công nhân ở các khu khai thác. Ngành dầu khí – địa chất – mỏ s ẽ bao gồm những kiến thức vận hành – chế biến – sửa chữa thiết bị hóa dầu.

– Ngành khai thác vận tải:

Ngành khai thác vận tải bao gồm nghề khai thác – điều khiển – điều hành phương tiện thủy nội địa, tàu biển, đường sắt, đảm bảo an toàn hàng hải.

– Ngành du lịch – khách sạn – nhà hàng:

Nhóm ngành du lịch – khách sạn – nhà hàng này sẽ bao gồm những nghề như hướng dẫn du lịch, quản trị lữ hành, … Các chủ thể cũng có thể quản trị các dịch vụ giải trí, thể thao, quản lý khách sạn,… Đây cũng là một trong những loại ngành nghề có cơ hội việc làm rất cao.

– Ngành nông – lâm – ngư nghiệp:

Ngành nông – lâm – ngư nghiệp các chủ thể sẽ học về cách trồng cây lương thực, thực phẩm, rau củ, cây công nghiệp, cây ăn quả.

– Ngành chế biến lương thực, thực phẩm:

Ngành chế biến lương thực, thực phẩm bao gồm tất cả các ngành về chế biến – bảo quản lương thực cụ thể như dầu thực vật, thủy hải sản, rau củ quả. Sản xuất thực phẩm công nghiệp gồm bánh, kẹo, rượu bia, nước giải khát.

– Ngành sản xuất, chế biến mặt hàng khác:

Sản xuất giày, hàng da, sản phẩm từ cao su. Công nghệ dệt sợi, may và thiết kế thời trang. Chế biến chè, cà phê, ca cao. Sản xuất ván nhân tạo, đồ mộc xây dựng và trang trí nội thất.

– Mỹ thuật – mỹ thuật ứng dụng:

Nhóm ngành mỹ thuật và mỹ thuật ứng dụng sẽ gồm điêu khắc gỗ, đúc hay dát đồng mỹ nghệ, chạm khắc đá, sơn mài và khảm trai; làm đồ gốm mỹ thuật, gia công và thiết kế sản phẩm mộc và nhiều công việc khác.

– Ngành ngôn ngữ – văn thư – lưu trữ:

Ngành ngôn ngữ – văn thư – lưu trữ bao gồm những nghề biên dịch và phiên dịch tiếng nước ngoài và nhiều công việc khác.

– Một số các ngành dịch vụ khác:

Các nhóm ngành công nghệ và dịch vụ khác bao gồm kiểm lâm, kiểm ngư; Công nghệ sinh học, bảo vệ môi trường đô thị, môi trường công nghiệp, môi trường biển, xử lý rác thải; bảo hộ lao động và kiểm tra an ninh hàng không. Bên cạnh đó cũng còn một số các ngành nghề khác. Việc theo học các ngành nghề này sẽ giúp các chủ thể có những hiểu biết cơ bản về nghề nghiệp và có thể có được một công việc ổn định.

2. Đặc điểm của việc học trung cấp nghề:

Đặc điểm của việc học trung cấp nghề đó là:

– Trung cấp nghề như chúng ta đã biết thì đây chính là một trong những hình thức đào tạo chính quy với mục đích đào tạo nghề nghiệp cho những sinh viên muốn có kỹ năng nghề nghiệp trong tay và những người muốn được đi làm sớm và trong thời gian ngắn cũng có thể hành nghề.

– Các chủ thể khi học trung cấp nghề sẽ chỉ tập trung đào tạo chuyên môn nghề nghiệp chứ không học bổ túc văn hóa. Và sau khi tốt nghiệp các chủ thể này sẽ nhận bằng trung cấp chính quy.

– Hiện nay đa số các trường trung cấp nghề đều sẽ chỉ yêu cầu học viên có bằng Trung Học Cơ Sở là có thể xin học trung cấp nghề được. Nhưng đối với một số trường trung cấp nghề cũng có yêu cầu phải có bằng Trung Học Phổ Thông để nhận học viên.

– Học trung cấp nghề có thể đem đến cho học viên một công việc tốt với mức thu nhập cao.

3. Những lợi ích khi học trung cấp nghề:

Những lợi ích khi các chủ thể chọn học trung cấp nghề đó là:

– Thứ nhất: Có lợi ích về thời gian:

Thay bằng thời gian học dài để được nhận được bằng thì chỉ cần 2,5 năm đến 3 năm đối với trung cấp nghề để các chủ thể có thể hoàn tất chương trình đào tạo trung cấp nghề.

– Thứ hai: Các chủ thể sẽ được thụ hưởng chính sách học phí của chính phủ Việt Nam khi theo học:

Riêng về học phí các chủ thể sẽ được miễn phí 50% học phí theo quy định từng chuyên ngành và được vay vốn nhà nước với lãi suất thấp chỉ 0,5%/năm và số tiền được vay gần 20 triệu/khóa. Sau khi chủ thể đó tốt nghiệp 1 năm thì sẽ có 4 năm để có thể trả tiền vay ngân hàng.

– Thứ ba: Văn bằng học trung cấp nghề sẽ có giá trị hiện hành trong cả nước:

Đối với hệ trung cấp nghề nghiệp các chủ thể không những được rèn luyện và tích lũy kiến thức chuyên môn và bằng cấp đều là bằng chính quy có giá trị hiện hành trên phạm vi Việt Nam. Việc học trung cấp nghề cũng đã mang đến nhiều cơ hội việc làm sớm, tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo đã có nghề trong tay.

– Thứ tư: Giúp các chủ thể tích hợp thêm các kỹ năng mềm:

Khi các chủ thể học trung cấp nghề nghiệp không chỉ được đào tạo kiến thức chuyên môn mà còn được rèn luyện kỹ năng làm cứng và kỹ năng mềm. Các chủ thể cũng từ đó sẽ có thểạo dựng được nhiều mối quan hệ và khả năng giao tiếp và tiếp xúc xã hội và nghề nghiệp cũng vượt trội hơn. Thay vì việc là cần phải học quá nhiều lý thuyết và tốn thời gian thì trung cấp nghề rút ngắn thời gian và lý thuyết rèn luyện cho học viên thành thạo thực hành.

Các kỹ năng mềm cũng sẽ giúp ích cho học viên tự tin va vấp và tìm kiếm cơ hội tương lai sớm và dễ dàng thành công hơn và cũng sẽ không tốn nhiều thời gian đào tạo.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )