Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Luật Hình sự

Học sinh ngộ độc dẫn đến tử vong, ai phải chịu trách nhiệm?

  • 13/12/2022
  • bởi Nguyễn Ngọc Ánh
  • Nguyễn Ngọc Ánh
    13/12/2022
    Luật Hình sự
    0

    Thực trạng việc học sinh bị ngộ độc hiện nay. Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Học sinh ngộ độc dẫn đến tử vong, ai phải chịu trách nhiệm?

      Hiện nay, rất nhiều vụ thương tâm xảy ra khi hàng loạt thông tin mạng xã hội thông báo việc học sinh tại các trường bị ngộ độc thực phẩm. Vậy nếu trường hợp học sinh bị ngộ độc dẫn đến tử vong thì trách nhiệm thuộc về ai?

      Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Thực trạng việc học sinh bị ngộ độc hiện nay:
      • 2 2. Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm:
      • 3 3. Học sinh ngộ độc dẫn đến tử vong, ai phải chịu trách nhiệm?

      1. Thực trạng việc học sinh bị ngộ độc hiện nay:

      Việc ngộ độc thực phẩm hay ngộ độc thức ăn xảy ra nếu gặp phải trường hợp ăn phải các thức ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn, virus gây bệnh hay có độc tố mạnh hoặc do ăn phải thức ăn ôi thiu, có chứa nấm mốc.

      Biểu hiện nếu như bị trúng thực nhẹ, người bệnh thường cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu gặp phải trường hợp bị trúng độc nặng, người bị trúng độc phải nhập viện tiến hành điều trị và biểu hiện thường rất dữ dội, bao gồm các biểu hiện như: Ói mửa, buồn nôn; đau bụng; đi tiểu phân lỏng hoặc có lẫn máu; sốt; chán ăn; đau cơ; ớn lạnh; mệt mỏi và thiếu năng lượng;…

      Thời gian để xuất hiện các triệu chứng cũng như các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm thường sẽ là trong vài giờ sau khi ăn những thực phẩm bị ô nhiễm. Bệnh do ngộ độc thực phẩm thường kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.

      Trên thực tế hiện nay, việc học sinh trong các trường hợp khi học bán trú ăn trưa tại nhà trường xảy ra bị ngộ độc thực phẩm ngày càng phổ biến.

      Vụ việc học sinh ngộ độc tại trường iSchool Nha Trang khiến gần 700 học sinh nhập viện, trong đó có 1 học sinh tử vong vừa rồi được dư luận quan tâm rất nhiều. Theo kết quả Viện Pasteur Nha Trang công bố ngày 22-11, vi khuẩn Salmonella và vi khuẩn Bacillus cerus đã được phát hiện trong mẫu cánh gà chiên, trong mẫu nước mắm cũng có vi khuẩn Bacillus cerus. Chủng Bacillus cerus trong hai mẫu trên là chủng sinh độc tố ly giải hồng cầu và độc tố ruột không ly giải hồng cầu. Ngoài ra, vi khuẩn Escherichia coli cũng được phát hiện trong mẫu cánh gà chiên.

      Và theo Phòng Y tế Thành phố Nha Trang, người có trách nhiệm đảm nhận tổ chức bếp ăn bán trú cho 930 học sinh và giáo viên Trường iSchool Nha Trang là ông Bùi Phúc Lam. Quá trình chế biến được thực hiện tại bếp ở trường.

      Tiếp nối vụ việc tại Nha Trang thì cụ thể vào ngày 26.11, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh và Trung tâm Y tế TP.Tây Ninh đang tiếp nhận 11 học sinh nhập viện điều trị với dấu hiệu ngộ độc thực phẩm như nôn ói, sốt cao, đau bụng. Theo thông tin sơ bộ ban đầu, nguyên nhân ngộ độc nghi là do ăn sushi cơm cuộn trước cổng trường học.

      Các vụ việc trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo an toàn thực phẩm tại nhiều trường học đang còn bị buông lỏng.

      2. Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm:

      Theo căn cứ tại Điều 317 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm được xử lý như sau:

      – Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

      + Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 317 Bộ luật Hình sự hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

      + Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm; cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 317 Bộ luật Hình sự hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

      + Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

      Đối với trường hợp sản phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 317 hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

      + Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.

      Có thu lợi bất chính từ 5 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng. Hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 317 hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

      + Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng.

      Có thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng. Hoặc thực phẩm trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 137 hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

      + Thực hiện một trong các hành vi quy định nêu trên hoặc  chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 05 người đến 20 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

      – Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

      + Làm chết người.

      + Có tổ chức.

      + Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 21 người đến 100 người.

      + Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

      + Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

      + Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.

      + Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng.

      + Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam có giá trị từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng.

      + Tái phạm nguy hiểm.

      – Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

      + Làm chết 02 người.

      + Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 101 người đến 200 người.

      + Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.

      + Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng giá trị từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng.

      + Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

      + Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. Hoặc có thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

      – Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

      + Làm chết 03 người trở lên.

      + Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 201 người trở lên.

      + Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.

      + Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 300 triệu đồng trở lên.

      + Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá 500 triệu đồng trở lên.

      + Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên hoặc có thu lợi bất chính 500 triệu đồng.

      – Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

      3. Học sinh ngộ độc dẫn đến tử vong, ai phải chịu trách nhiệm?

      Muốn biết ai phải chịu trách nhiệm trong các sự việc học sinh ngộ độc dẫn đến tử vong thì cần phải xác định nguyên nhân dẫn đến từ đâu.

      – Đối với trường hợp ngộ độc do nguồn gốc thực phẩm: nếu xác minh độc tố gây nên việc học sinh bị ngộ độc là từ thực phẩm thì lỗi sẽ thuộc về đơn vị cung cấp thực phẩm. Theo đó, các cá nhân liên quan trong hoạt động nuôi trồng và kiểm định chất lượng thực phẩm sẽ phải chịu trách nhiệm về sai phạm của mình.

      – Đối với trường hợp ngộ độc nguyên nhân phát sinh trong quá trình chế biến thức ăn thì phải xác minh trách nhiệm của người đầu bếp để xem xét họ nấu ăn tự phát, theo thói quen hay có được đào tạo bài bản về việc nấu ăn hay không. Nhưng thực tế, dù biết hay không biết việc đầu bếp chế biến món ăn có độc tố cũng sẽ phải chịu trách nhiệm với hành vi của mình.

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        ngộ độc thực phẩm


        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ