Học cảm tình Đảng sau bao lâu được làm hồ sơ kết nạp Đảng? Có giấy chứng nhận lớp cảm tình Đảng có được kết nạp Đảng không? Sau bao nhiêu lâu kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đã học xong lớp cảm tình Đảng thì được làm hồ sơ xin được xét kết nạp vào Đảng?
Mục lục bài viết
1. Học cảm tình Đảng bao lâu thì được kết nạp Đảng?
Tóm tắt câu hỏi:
Em học xong lớp bồi dưỡng cảm tình đảng và được cấp giấy chứng nhận đã học lớp bồi dưỡng cảm tỉnh đảng. vậy sau bao nhiêu thời gian kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đã học xong lớp cảm tình đảng thì em được làm hồ sơ xin được xét kết nạp vào đảng?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam có quy định như sau:
“Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xem xét để kết nạp vào Đảng”
Căn cứ vào Quyết định số
1.1- Về tuổi đời
a) Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi trở lên (tính theo tháng).
b) Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
1.2- Về trình độ học vấn.
a) Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
b) Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Bí thư.
Căn cứ vào Điều 4 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định về thủ tục kết nạp đảng viên như sau:
1. Người vào Đảng phải làm đơn xin vào Đảng.
2. Người vào Đảng phải khai trung thực lý lịch của mình và lý lịch đó phải được đảng uỷ cơ sở thẩm tra kỹ.
3. Đảng viên chính thức giới thiệu người vào Đảng.
4. Nghị quyết của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở cơ sở giới thiệu đoàn viên thanh niên vào Đảng.
5. Ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể đối với người xin vào Đảng.
6. Nghị quyết của chi bộ xét, đề nghị kết nạp đảng viên của chi bộ.
7. Nghị quyết của cấp uỷ cơ sở đảng đề nghị kết nạp đảng viên.
8. Quyết định của cấp uỷ có thẩm quyền chuẩn y kết nạp đảng viên.
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn mới học xong lớp cảm tình Đảng và muốn làm hồ sơ xét kết nạp Đảng, bạn có thể làm hồ sơ ngay khi nhận được giấy chứng nhận lớp học bồi dưỡng nhận thức về Đảng. Tuy nhiên, hồ sơ của bạn cần đảm bảo những điều kiện cần thiết để có thể được xem xét kết nạp Đảng. Bạn có thể tham khảo thêm thủ tục kết nạp vào Đảng còn được quy định tại Điều 4
2. Có được kết nạp Đảng viên khi anh vợ bị phạt tù không?
Tóm tắt câu hỏi:
Anh trai của vợ tôi bị phạt tù 20 năm về tội buôn heroin; cho hỏi tôi có thể được kết nạp Đảng viên không? Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Tại điểm a khoản 3.4 mục 3 của Hướng dẫn 01-HD-TW về những người cần thẩm tra lý lịch:
“3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:
– Người vào Đảng.
– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).”
Khi bạn xét hồ sơ vào Đảng thì bạn, bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ, vợ và con đẻ của bạn sẽ cần thẩm tra lý lịch mà không xét đến lý lịch của anh trai vợ. Do đó, việc anh trai của vợ bạn bị phạt tù thì không ảnh hưởng gì đến việc xét lý lịch vào Đảng của bạn. Thân nhân của bạn thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại Quy định 57/QĐ-TW thì bạn sẽ không được kết nạp Đảng:
+ Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, cộng tác viên hoặc làm việc cho các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch.
+ Tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch có tội ác với cách mạng, với nhân dân, giữ chức vụ ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thư ký hoặc tương đương trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động, đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội do địch lập ra từ cấp xã và tương đương trở lên.
Trường hợp đặc biệt, người xin vào Đảng có quan hệ gia đình quy định nêu trên, nhưng từ khi tham gia công tác đến nay có thành tích xuất sắc, thật sự giác ngộ lý tưởng của Đảng, tỏ rõ thái độ kiên quyết phản đối sai phạm, tội ác của người thân, được cấp ủy có thẩm quyền thẩm tra, kết luận, nếu có đủ tiêu chuẩn đảng viên thì vẫn kết nạp vào Đảng, nhưng phải được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý.
+ Đang làm tình báo, gián điệp hoặc làm việc cho các “trung tâm” phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch dưới mọi hình thức.
+ Có hành vi chống Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Đang bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia, đang bị phạt tù về tội hình sự đặc biệt nghiêm trọng.
+ Là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hành vi chống Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc không rõ lai lịch chính trị.
+ Đang làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hành vi chống Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Căn cứ theo
+ Tiêu chuẩn chung: Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
+ Tuổi đời: Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi trở lên (tính theo tháng). Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
+ Trình độ học vấn: Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp THCS hoặc tương đương trở lên. Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Bí thư.
+ Không thuộc một trong các trường hợp sau:
– Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, cộng tác viên hoặc làm việc cho các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch.
– Đã tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch, có tội ác với cách mạng, với nhân dân.
– Đã hoạt động trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động, giữ chức vụ ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thư ký hoặc tương đương trong các tổ chức chính trị – xã hội do địch lập ra từ cấp xã hoặc tương đương trở lên.
– Tham gia cách mạng nhưng đã đầu hàng, phản bội, bị địch bắt, đã khai báo, chỉ điểm gây thiệt hại cho cách mạng.
– Không báo cáo trung thực với tổ chức đảng lý lịch, đặc điểm chính trị của bản thân, vợ hoặc chồng, con.
– Đang có dấu hiệu làm tình báo, gián điệp cho nước ngoài, tham gia các đảng phát, tổ chức chính trị phản động, cung cấp, tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước cho nước ngoài, cá nhân và tổ chức chính trị phản động.
– Lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo hoạt động gây nguy hại đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
– Nhận tài trợ của cá nhân, tổ chức đang có hoạt động chống Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Quan hệ với tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hành vi chống Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phương hại đến lợi ích đất nước, an ninh quốc gia.
– Có tiền, kim loại quý, đá quý, các giấy tờ có giá trị như tiền đang gửi ngân hàng nước ngoài trái với quy định của Nhà nước.
– Có biểu hiện cơ hội chính trị, bè phái gây mất đoàn kết nghiêm trọng.
– Đồng tình, bao che, tiếp tay cho hoạt động của các phần tử chống Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Không tán thành quan điểm, đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng, tán thành đa nguyên, đa đảng, phủ định chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng.
– Nói, viết, lưu giữ trái phép hoặc tán phát các tài liệu có nội dung trái Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.
– Viết, tán phát hồi ký, tự thuật, trả lời phỏng vấn các cơ quan ngôn luận có nội dung thuộc bí mật nội bộ Đảng, bí mật Nhà nước, xuyên tạc, phủ định truyền thống của Đảng và dân tộc, lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống người khác làm ảnh hưởng xấu đến nội bộ Đảng.
– Tổ chức hoặc chủ động tham gia các cuộc họp, hội thảo, mít tinh, biểu tình trái phép hoặc có nội dung chống Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Có tiền án, tiền sự, bị xử lý về hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, phạm tội hình sự đặc biệt nghiêm trọng.
– Chuyên làm nghề mê tín, dị đoan.
3. Bố mẹ từng vượt biên con có được kết nạp Đảng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư! Nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi một số điều về công tác kết nạp Đảng như sau: Tôi đã được Chi bộ cử đi học lớp Bồi dưỡng đối tượng Đảng và tôi đang viết lý lịch xin vào Đảng. Gia đình tôi có ông Nội, bác và ba tôi đều có công với cách mạng, gia định nội ngoại đều không có người nào phục vụ chế độ cũ. ba tôi là thương binh, đến nay vẫn được hưởng chế độ thương binh. Tuy nhiên sau 1975, ba mẹ tôi bị xúi giục đi vượt biên và bị Nhà nước đưa đi cải tạo 1 năm. Luật sư cho tôi hỏi trường hợp này có ảnh hưởng gì đến việc kết nạp Đảng của tôi không và nếu được kết nạp thì có ảnh hưởng gì đến việc quy hoạch các chức danh lãnh đạo của tôi sau này không? Cảm ơn Luật sư. Trân trọng kính chào!
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về việc bố mẹ đã từng vượt biên có ảnh hưởng kết nạp Đảng của bạn hay không:
Trong nội dung thẩm tra lý lịch của người vào Đảng tại điểm 3.4, mục 3
Tại khoản 2 Điều 2 Quy định 57/QĐ-TW ngày 03/05/2007 của Bộ Chính trị người muốn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam nếu có một trong các vấn đề về lý lịch gia đình sau đây thì không được xem xét kết nạp:
Điều 2. Về quan hệ gia đình
…2. Có cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng, vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng:
– Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, cộng tác viên hoặc làm việc cho các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch.
– Tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch có tội ác với cách mạng, với nhân dân, giữ chức vụ ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thư ký hoặc tương đương trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động, đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội do địch lập ra từ cấp xã và tương đương trở lên.
Theo các thông tin bạn cung cấp thì cha, mẹ bạn không thuộc các trường hợp cấm kết nạp tại khoản 2 Điều 2 Quy định 57/QĐ-TW nên bạn có thể được xem xét kết nạp Đảng. Vào năm 1975, cha, mẹ bạn có vượt biên và bị Nhà nước đưa đi phạt cải tạo một năm có bị coi là lịch sử không chấp hành pháp luật của Nhà nước hay không? Theo quy định về xóa án tích trong Bộ luật Hình sự 2015, thì cha, mẹ bạn đã chấp hành hình phạt từ năm 1975 thì đã được xóa án tích. Người được xóa án tích thì sẽ được coi như chưa bị kết án. Vì vậy, lý lịch về người thân không phải là điều kiện ảnh hưởng đến việc xem xét kết nạp Đảng của bạn.
Thứ hai, Về việc quy hoạch các chức danh lãnh đạo của bạn trong tương lai
Theo quy định tại mục 3.1 chương I Hướng dẫn 15-HD/BTCTW ngày 05/11/2012 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) và kết luận số 24-KL/TW ngày 05/06/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) có quy định về nội dung đánh giá như sau:
I. NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ
…3. Phải đánh giá đúng cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch:
3.1. Nội dung đánh giá: Căn cứ để lựa chọn, giới thiệu cán bộ vào quy hoạch là tiêu chuẩn chức danh cán bộ, bao gồm tiêu chuẩn chung của cán bộ nêu trong Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ, theo các nội dung cơ bản sau:
– Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: nhận thức, tư tưởng chính trị; việc chấp hành chủ trương, đường lối, quy chế, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc giữ gìn đạo đức, lối sống, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác; tinh thần tự học tập nâng cao trình độ; tính trung thực, công bằng, khách quan, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác; việc chấp hành chính sách, pháp luật của vợ, chồng, con; mối quan hệ với nhân dân…
– Năng lực thực tiễn: thể hiện ở kết quả, hiệu quả công tác; tính chủ động, sáng tạo; mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; khả năng đoàn kết, tập hợp, quy tụ cán bộ; năng lực điều hành, tổ chức thực hiện; khả năng dự báo tình hình, xử lý những tình huống phức tạp phát sinh trong ngành, lĩnh vực, địa phương công tác.
– Uy tín: thể hiện thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm và kết quả đánh giá cán bộ.
– Sức khoẻ: bảo đảm sức khoẻ để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh quy hoạch.
– Chiều hướng, triển vọng phát triển, khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi được bố trí vào chức vụ cao hơn.
Theo đó việc cha, mẹ bạn vượt biên vào năm 1975 và bị phạt cả tạo một năm không thuộc nội dung đánh giá quy hoạch cán bộ lãnh đạo của bạn.
Vì vậy, dựa vào những thông tin bạn cung cấp thì lịch sử chính trị và việc bố mẹ bạn đã từng vượt biên không ảnh hưởng đến kết nạp Đảng và quy hoạch cán bộ lãnh đạo của bạn.
4. Có giấy chứng nhận lớp cảm tình đảng có được kết nạp Đảng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Trước hết xin cảm ơn Luật sư đã dành thời gian đọc câu hỏi và quan tâm đến vấn đề của tôi. Tôi đã học lớp Cảm tình Đảng vào năm 2010, cách đây 2 năm (2014) tôi được Bí thư Chi bộ yêu cầu tôi làm hồ sơ Kết nạp Đảng, và tôi đã nộp cho Bí thư Chi bộ. Nhưng không thấy đả động gì về việc triển khai công tác kết nạp Đảng. Đến năm nay, 2016 Chi bộ họp và xét kết nạp Đảng cho tôi thì tôi không được vì họ cho rằng Giấy chứng nhận Lớp Cảm tình Đảng của tôi đã quá hạn. Khi nào có lớp mở tôi mới đi học lại và khi đó mới xét kết nạp được. Như vậy, trường hợp của tôi có thể được giải quyết không? Vì tôi đã làm hồ sơ trước đó rồi (2014) và việc trì trệ kéo dài, không triển khai là do chi bộ và chi ủy, chứ không phải do cá nhân tôi. Tôi thấy bức xúc và không công bằng cho cá nhân tôi vì phải mất thời gian và công đi học nữa, thứ hai cơ hội của tôi tự nhiên vụt mất vì lý do không phải tại mình. Xin Luật sư tham mưu tư vấn cho tôi. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc!
Luật sư tư vấn:
Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng và có giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp. Theo quy định tại mục 5.4 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2016 quy định:
– Kể từ khi lập hồ sơ đề nghị xét kết nạp người vào Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp được trong thời hạn quá 12 tháng, bạn cần phải làm lại các tài liệu sau :
+ Văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ người vào Đảng;
+ Nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng của ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc của ban chấp hành công đoàn cơ sở;
+ Văn bản thẩm tra bổ sung lý lịch của người vào Đảng nếu có thay đổi so với thời điểm thẩm tra lần trước
+ Ý kiến nhận xét bổ sung của đoàn thể chính trị – xã hội nơi người vào đảng sinh hoạt và chi uỷ hoặc chi bộ nơi cư trú đối với người xin vào Đảng.
– Còn đối với Giấy chứng nhận đã học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng thì quá 60 tháng, kể từ ngày người xin vào Đảng được cấp Giấy chứng nhận mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp, thì chi bộ phải giới thiệu người vào Đảng học lại để được cấp giấy chứng nhận mới trước khi xem xét, kết nạp.
Như vậy, Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng có giá trị không quá 60 tháng. Và sau thời gian này mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp thì bạn phải học lại để được cấp giấy chứng nhận mới nếu muốn xem xét, kết nạp. Bạn học lớp bồi dưỡng kiến thức về Đảng từ năm 2010 đến năm 2016 giấy chứng nhận này đã hết giá trị và bạn sẽ phải học lại để được xem xét kết nạp khi đủ điều kiện.