Hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp R&D là gì?

Hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp R&D? Một số vấn đề liên quan về hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp?

Trong ngành sản xuất - dịch vụ hiện nay, thực tế hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp R&D được xem là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực cạnh tranh cũng như khả năng chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.

1. Hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp R&D:

Ta hiểu về hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp như sau:

Ta hiểu hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp R&D - Research and Development chính là hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp sản xuất - dịch vụ, có nhiệm vụ nghiên cứu - phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới… nhằm mục đích có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường và chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp R&D (Research & Development) là hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và thị trường.

Hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp R&D như vậy là để nhằm mục đích nghiên cứu và phát triển bao gồm việc đầu tư, tiến hành và/hoặc mua bán các nghiên cứu, công nghệ mới phục vụ cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Chức năng bộ phận R&D:

Chức năng chính của bộ phận R&D đó chính là nghiên cứu để nhằm mục đích có thể từ đó phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng được nhu cầu thị trường và thực hiện các chiến lược phát triển của công ty doanh nghiệp đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất. Cụ thể ta có thể kể ra một số chức năng sau:

- Chức năng chính của bộ phận R&D đó chính là nghiên cứu, định hướng và phát triển sản phẩm.

- Chức năng chính của bộ phận R&D đó chính là cải tiến nội địa hóa công nghệ sản xuất.

- Chức năng chính của bộ phận R&D đó chính là nghiên cứu và thay thế dần các vật liệu và công nghệ phù hợp nhằm mục đích để nâng cao hàm lượng công nghệ trên các sản phẩm.

- Chức năng chính của bộ phận R&D đó chính là nghiên cứu nội địa hóa một số nguyên liệu nhằm tăng giá trị gia tăng và chủ động trong sản xuất với chi phí hợp lý hơn.

Các loại hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp R&D tiêu biểu:

- Nghiên cứu cơ bản:

Mục đích của nghiên cứu này đó chính là nhằm để hiểu vấn đề một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Ghi chép và xây dựng các kiến thức đầy đủ về vấn đề đã nghiên cứu. Nghiên cứu này thực chất thông thường không có nhiều ứng dụng thực tế hoặc thương mại. Nhưng những phát hiện của nghiên cứu như vậy sẽ có ích và là mối quan tâm tiềm năng đối với một số công ty khác.

- Nghiên cứu ứng dụng:

Nghiên cứu ứng dụng sẽ là hoạt động có mục tiêu cụ thể cần phải đạt được. Loại nghiên cứu này nhằm mục đích chính đó chính là xác định các phương pháp để giải quyết một nhu cầu hoặc yêu cầu cụ thể của khách hàng / ngành. Các hoạt động nghiên cứu này đều tập trung vào các mục tiêu thương mại cụ thể liên quan đến sản phẩm hoặc quy trình.

- Phát triển:

Phát triển được hiểu chính là khi các kết quả của quá trình nghiên cứu được áp dụng vào sản xuất ra các sản phẩm cụ thể như vật liệu, hệ thống. Thiết kế và phát triển các nguyên mẫu và quy trình cũng là một phần của lĩnh vực này. Phát triển là nghiên cứu tạo ra kiến thức và thiết kế cần thiết cho sản xuất và áp dụng chúng để tạo ra các sản phẩm cụ thể.

2. Một số vấn đề liên quan về hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp:

Những ngành hàng cần triển khai hoạt động R&D cụ thể bao gồm:

- Sản xuất hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, điện máy, điện tử, nội thất…

- Sản xuất hàng hóa công nghiệp (máy móc, dây chuyền, vật tư, linh phụ kiện…)

- Sản xuất - chế biến thực phẩm, nông sản (hoa quả sấy, nước ép hoa quả, đồ uống, thực phẩm đông lạnh…)

- Sản xuất sản phẩm ngành dược, trang thiết bị y tế

- Doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật (thiết kế, tư vấn kỹ thuật, in 3D…)

- Doanh nghiệp công nghệ cao (phần mềm, App game, vật liệu mới…)

- Doanh nghiệp dịch vụ - thương mại (khách sạn, nhà hàng, quán cafe, siêu thị, rạp chiếu phim…)

- Doanh nghiệp xây dựng…

- Một số các ngành cụ thể khác.

Một số các ưu điểm của hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp R&D:

Việc triển khai có hiệu quả hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp R&D mang lại nhiều lợi thế to lớn cho doanh nghiệp:

- Thông qua hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp R&D, doanh nghiệp được sở hữu bằng sáng chế cho các sản phẩm mới và cũng từ đó có được lợi thế cạnh tranh bền vững.

- Việc triển khai có hiệu quả hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp R&D cung cấp quy trình ít tốn kém chi phí sản xuất, giúp điều chỉnh mức giá cạnh tranh hơn hoặc tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Nếu muốn thu hút đầu tư, hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp R&D sẽ chứng minh năng lực cũng như tầm nhìn của doanh nghiệp.

- Những doanh nghiệp tổ chức bộ phận hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp R&D với chế độ đãi ngộ xứng đáng thường thu hút đội ngũ nhân tài vào làm việc và cống hiến...

Một số các hạn chế của hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp R&D:

- Cần đầu tư nguồn kinh phí lớn để xây dựng và vận hành bộ phận R&D, từ đội ngũ nhân sự cho đến máy móc, trang thiết bị... là một hạn chế cơ bản của hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp R&D.

- Không phải nghiên cứu nào được đưa vào ứng dụng cũng mang lại kết quả tốt vì còn phụ thuộc vào điều kiện thị trường là một hạn chế cơ bản của hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp R&D.

- Với những sản phẩm tốn nhiều thời gian nghiên cứu, khi đưa ra thị trường tiêu thụ lại bị lỗi thời nên doanh nghiệp rơi vào thế bất lợi so với các đối thủ cạnh tranh là một hạn chế cơ bản của hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp R&D.

Quy trình triển khai hoạt động R&D trong doanh nghiệp:

- Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu R&D.

- Bước 2: Nghiên cứu - phân tích.

- Bước 3: Sản xuất thử nghiệm - đánh giá hiệu quả.

- Bước 4: Sản xuất đại trà.

Khoảng 10 năm trở lại đây, hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp R&D dần được nhiều doanh chú trọng hơn nhằm mục đích để có thể phục vụ cho chiến lược phát triển dài hạn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, bộ phận R&D cần phối hợp làm việc hiệu quả cùng nhiều phòng ban khác cụ thể như: Marketing, sản xuất, tài chính, kiểm soát chất lượng QA & AC…

Tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp R&D:

Nghiên cứu và Phát triển luôn được đánh giá là một phần quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Nghiên cứu và Phát triển là một quá trình cải tiến liên tục có thể được áp dụng cho các sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình hiện tại. Nghiên cứu và Phát triển cũng có thể được tập trung vào phát triển những cái mới. Đối với nhiều công ty, nghiên cứu và phát triển cũng được là điều giúp doanh nghiệp luôn cập nhật và bước trước các đối thủ cạnh tranh.

Trong các ngành công nghiệp mà chúng ta có thể kể đến cụ thể như dược phẩm, hóa học, quân sự và công nghệ, R&D được xem là một bộ phận cực kỳ quan trọng. Nếu các công ty trong các ngành này không phát triển, nghiên cứu ra những sản phẩm mới liên tục, các doanh nghiệp đó cúng sẽ chính bởi vì nguyên nhân đó mà bị tụt hậu so với đối thủ. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và có thể phát triển một cách mạnh mẽ thì sẽ cần phải liên tục tìm cách tăng hiệu quả cho sản phẩm của chính mình và đưa ra những ý tưởng mới sẽ định hình thị trường.

Ở những công ty lớn, các công ty này thông thường sẽ thành lập bộ phận R&D riêng biệt chuyên nghiên cứu và cải tiến sản phẩm mới. Đối với các công ty nhỏ hơn thì các công ty này luôn quan triệt đến tất cả các thành viên trong tổ chức về tin thần luôn học hỏi, nghiên cứu những kiến thức mới để có thể từ đó giúp các chủ thể áp dụng vào quá trình làm việc để phát triển kỹ năng của bản thân cũng như hiệu quả trong công việc.

R&D như nhưnag phân tích được nêu cụ thể bên trên thì ta nhận thấy đây thực chất chính là hoạt động quan trọng nhằm mục đích chính đó là để giúp các doanh nghiệp có thể đạt được sự tăng trưởng trong tương lai và giúp các doanh nghiệp đó sẽ có thể duy trì một sản phẩm được các chủ thể là những người tiêu dùng tín nhiệm trên thị trường.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )