Quy định về hoạt động công chứng của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ở nước ngoài.
Quy định về hoạt động công chứng của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ở nước ngoài.
Về hoạt động công chứng của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được quy định tại Điều 78 Luật công chứng 2014 như sau:
"1. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền và các hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của Luật này và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao, trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam.
2. Viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện công chứng phải có bằng cử nhân luật hoặc được bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng.
3. Viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao thực hiện công chứng theo thủ tục quy định tại Chương V của Luật này, có quyền quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 Điều 17 của Luật này."
Thứ nhất, về phạm vi công chứng thì cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền và các hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của Luật công chứng 2014 và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao. Tuy nhiên có trường hợp cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự không được công chứng đó là: hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam.
Thứ hai, về người có thẩm quyền công chứng: đó là viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao thực hiện công chứng phải có bằng cử nhân luật hoặc được bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng.
Thứ ba, về thủ tục thực hiện việc công chứng theo quy định của chương V của Luật công chứng 2014.
Thứ tư, các quyền và nghĩa vụ của công chứng viên được quy định như sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật công chứng qua tổng đài: 1900.6568
Quyền:
– Được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật công chứng 2014;
Xem thêm: Quy định thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
– Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện việc công chứng;
– Được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội
Nghĩa vụ:
– Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng;
– Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;
– Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng;
– Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác
Xem thêm: Thủ tục đăng kí lại tập sự hành nghề công chứng khi tạm ngừng quá 3 tháng