Hoạch định chính sách kinh tế - xã hội là gì? Quá trình hoạch định

Hoạch định chính sách kinh tế - xã hội là một quá trình bao gồm việc xác định các mục tiêu, các giải pháp và công cụ để từ đó các chủ thể thực hiện mục tiêu, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật. Quy trình hoạch định chính sách công?

1. Hoạch định chính sách kinh tế - xã hội:

Khái niệm về hoạch định chính sách kinh tế - xã hội:

Hoạch định trong tiếng Anh là Planning. Hoạch định thực chất chính là quá trình xác định những mục tiêu và đề ra các chiến lược, kế hoạch, biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó.

Hoạch định ở đây là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ hoạch định chính thức, nó được xây dựng trên những kĩ thuật rõ ràng, thủ tục chính xác và hướng tới tương lai, nó vạch rõ con đường để đi đến mục tiêu đã định.

Hoạch định chính sách kinh tế - xã hội hay hoạch định chính sách công trong tiếng Anh được gọi là Public policy planning.

Hoạch định chính sách kinh tế - xã hội được hiểu cơ bản chính là một quá trình bao gồm việc xác định các mục tiêu, các giải pháp và công cụ để từ đó các chủ thể thực hiện mục tiêu, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua và ban hành dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật.

2. Nhiệm vụ, vị trí của hoạch định chính sách kinh tế - xã hội:

Nhiệm vụ chính của hoạch định chính sách kinh tế - xã hội:

Ta nhận thấy sản phẩm của quá trình hoạch định chính sách kinh tế - xã hội là một chính sách được thể chế hoá.

Để nhằm có thể tạo ra sản phẩm đó, quá trình hoạch định chính sách có hai nhiệm vụ chính:

- Phải xây dựng được chính sách tối ưu hoặc hợp lí.

- Phải thể chế hoá chính sách dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật.

Vị trí của hoạch định chính sách kinh tế - xã hội:

- Thứ nhất, nếu coi quá trình chính sách kinh tế - xã hội là một quá trình quản lí hà nước thì hoạch định chính sách là giai đoạn lập kế hoạch, mở đường và định hướng cho cả quá trình đó.

- Thứ hai, sản phẩm của giai đoạn hoạch định chính sách là căn cứ để đánh giá toàn bộ quá trình chính sách.

- Thứ ba, việc định ra một chính sách kinh tế - xã hội phù hợp, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sẽ quyết định phần lớn các kết quả tích cực trong thực tiễn hoạt động.

3. Quy trình hoạch định chính sách công:

Về cơ bản quy trình hoạch định chính sách công được thừa nhận phổ biến hiện nay gồm các bước cụ thể như sau: thiết lập nghị trình chính sách; xây dựng và đề xuất phương án chính sách; hợp pháp hóa chính sách hay ban hành chính sách. Cụ thể như sau:

3.1. Thiết lập nghị trình chính sách:

Một trong những nhiệm vụ và chức năng quan trọng của chính sách công đó chính là nhiệm vụ giải quyết các vấn đề xã hội. Vì thế, vấn đề xã hội là nguồn gốc để thiết lập nghị trình chính sách. Trong xã hội hiện đại, thường xuất hiện nhiều vấn đề xã hội cùng lúc, vấn đề xã hội này xuất hiện kế tiếp vấn đề xã hội khác. Tuy nhiên, trên thực tế, bởi vì nhiều nguyên nhân, không phải tất cả các vấn đề xã hội đều được giải quyết thông qua công cụ chính sách. Chỉ những vấn đề xã hội mà các chủ thể là những người làm chính sách nhận thấy cần thông qua công cụ chính sách để nhằm mục đích giải quyết thì mới được xem là vấn đề chính sách. Điểm cốt yếu ở bước này đó chính là làm thế nào để xác định đúng được vấn đề xã hội cần giải quyết thông qua chính sách.

Trên thực tế, việc vấn đề xã hội được đưa vào nghị trình chính sách cũng sẽ phụ thuộc vào vai trò của nhiều chủ thể khác nhau, như lãnh tụ chính trị, đảng cầm quyền, cơ quan dân cử, cơ quan hành chính, các đoàn thể chính trị - xã hội, các chuyên gia và nhà khoa học, công chúng, truyền thông đại chúng, sự xuất hiện của các sự kiện.

3.2. Xây dựng và đề xuất phương án chính sách:

Sau khi xác định được vấn đề xã hội nào đó, cần ban hành chính sách để giải quyết thì vấn đề xã hội trở thành vấn đề chính sách. Do đó, nhiệm vụ tiếp theo của bước này là, trên cơ sở phân tích vấn đề của chính sách để xây dựng và hình thành các phương án chính sách. Xây dựng và đề xuất phương án chính sách là quá trình trên cơ sở nghiên cứu, phân tích đối với vấn đề chính sách để nhằm mục đích có thể đề xuất biện pháp hoặc phương án chính sách tương ứng. Xây dựng và đề xuất phương án cũng chính sách gắn liền với nhiều nội dung, như phân tích vấn đề chính sách, xác định mục tiêu mà chính sách cần đạt được, thiết kế phương án, đánh giá đối với từng phương án và lựa chọn phương án phù hợp nhất.

Xây dựng và đề xuất phương án chính sách có ba đặc trưng cụ thể như sau:

+ Mục đích của việc xây dựng và đề xuất phương án chính sách là giải quyết vấn đề chính sách cụ thể. Sự tồn tại khách quan của vấn đề chính sách là tiền đề và cơ sở của việc xây dựng và đề xuất phương án chính sách. Tính chất, phạm vi và mức độ của vấn đề chính sách quyết định nội dung chủ yếu của phương án chính sách.

+ Nội dung cơ bản của xây dựng phương án chính sách là nhằm để thiết kế phương án và lựa chọn phương án. Việc thiết kế phương án chính sách chính là nhằm mục đích để có thể giải quyết vấn đề chính sách và đó là việc dựa trên các phương pháp định tính và định lượng để đề xuất ra các phương án chính sách khác nhau.

Trên cơ sở các phương án chính sách đó, chủ thể là người thiết kế chính sách thông qua việc phân tích, so sánh và luận chứng một cách đầy đủ để nhằm mục đích có thể lựa chọn một phương án chính sách có khả năng thực hiện được mục tiêu của chính sách một cách tốt nhất. Khi các chủ thể thực hiện thiết kế phương án chính sách, cần quan tâm đến mục tiêu chính sách. Mục tiêu chính sách rõ ràng hay không sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng phương án chính sách cũng như ảnh hưởng đến việc thực thi. Việc đánh giá và xác định phương án chính sách ưu tiên cần quan tâm phân tích và luận chứng tính khả thi của phương án chính sách và bên cạnh đó cúng rất cần đánh giá sự ảnh hưởng của nhân tố tương lai đối với chính sách.

+ Xây dựng và đề xuất phương án chính sách hiện nay vừa là một hoạt động nghiên cứu, vừa là một hành vi chính trị. Xây dựng và đề xuất phương án chính sách là một quá trình hoạt động rất phức tạp. Một mặt, cần phát huy vai trò và sự tham gia của các chủ thể là nhà khoa học, tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp khoa học để có thể thực hiện phân tích vấn đề chính sách, xác định mục tiêu chính sách, thiết kế phương án, đánh giá phương án và lựa chọn phương án phù hợp. Cùng với đó, do chính sách liên quan đến việc điều chỉnh và phân phối lợi ích của những đối tượng liên quan trong xã hội, chính vì thể mà cần coi trọng và đảm bảo sự tham gia của những đối tượng liên quan.

3.3. Hợp pháp hóa chính sách:

Hợp pháp hóa chính sách hay ban hành chính sách được hiểu là cá nhân và cơ quan có thẩm quyền trên cơ sở quy định của pháp luật tiến hành đánh giá, thẩm tra để thông qua hoặc phê chuẩn phương án chính sách. Cụ thể như trên cơ sở thẩm định, thẩm tra và thảo luận đối với dự án luật do cơ quan có liên quan đệ trình, Quốc hội biểu quyết thông qua dự án luật đó. Tất cả dự thảo chính sách đều phải thông qua bước hợp pháp hóa này mới có hiệu lực thi hành. Nhìn chung, ở mỗi nước, pháp luật quy định khác nhau về trình tự, thủ tục và thẩm quyền của cơ quan và cá nhân trong việc thông qua một dự thảo chính sách, pháp luật. Ở nước ta, quy trình lập pháp được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Hợp pháp hóa hay ban hành chính sách có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạch định chính sách công nói riêng và trong chu trình chính sách công nói chung, thể hiện ở chỗ:

+ Thứ nhất: hợp pháp hóa chính sách vừa là bước đặc biệt quan trọng trong hoạch định chính sách, vừa là tiền đề để có thể thực thi chính sách. Nói một cách khác, không có bước này thì không thể tiến hành thực hiện chính sách.

+ Thứ hai: hợp pháp hóa chính sách cũng là một yêu cầu, mắt khâu không thể thiếu để nhằm mục đích đảm bảo tính khoa học, tính dân chủ và tính hợp pháp của chính sách, là nguyên tắc không thể thiếu để thực hiện quản trị quốc gia theo pháp luật.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )